Tiêm tế bào gốc vào não giúp bệnh nhân đi lại sau đột quỵ – Kỳ 1

Kỳ 1: Niềm hy vọng cho tất cả bệnh nhân

Gần đây, những bệnh nhân phải phụ thuộc xe lăn do đột quỵ đã có thể đi lại sau khi được tiêm tế bào gốc vào não. Một số bệnh nhân đột quỵ khác cũng cho thấy sự cải thiện trong việc nói và cử động tay của họ.

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, tăng xông, là một loại bệnh gây ra do tắc nghẽn mạch máu não hoặc xuất huyết não, làm cho một vùng não bị chết. Nguyên nhân bệnh thường diễn tiến âm thầm nhưng lại đột ngột gây ra bệnh, dẫn đến khó cứu chữa và để lại hậu quả nặng nề.

tin Kh 12

Có 2 nguyên nhân gây ra đột quỵ, dẫn đến chết 1 vùng não

“Một người phụ nữ 71 tuổi chỉ có thể di chuyển ngón tay cái bên trái của mình vào lúc bắt đầu cuộc thử nghiệm”, ông Gary Steinberg, nhà giải phẫu thần kinh tại Đại học Stanford, người thực hiện quy trình thử nhiệm cho một số trong 18 bệnh nhân, nói. “Bây giờ bà ấy đã có thể đi lại và nâng cánh tay qua khỏi đầu.”

Được thực hiện bởi công ty SanBio ở Mountain View, California, đây là lần thử nghiệm thứ hai để xác nhận việc tiêm tế bào gốc vào não của bệnh nhân có thể giúp xoá bỏ các hậu quả của đột quỵ. Trong lần thử nghiệm đầu tiên được thực hiện bởi công ty ReNeuron, Anh, bệnh nhân cũng cho thấy có sự giảm rõ rệt các hậu quả của bệnh đột quỵ sau một năm được tiêm tế bào gốc.

Tất cả bệnh nhân trong đợt thử nghiệm mới nhất đều cho thấy sự cải thiện. Sử dụng thang điểm 100 để đánh giá độ di động với 100 điểm là hoàn toàn di động, liệu pháp mới giúp bệnh nhân tăng điểm rõ rệt, trung bình tăng 11,4 điểm, một con số được coi là có ý nghĩa lâm sàng cho bệnh nhân. “Những cải thiện đáng kể nhất nằm ở sức mạnh, sự phối hợp, khả năng đi lại, khả năng sử dụng bàn tay và khả năng giao tiếp, đặc biệt là ở những người không thể nói lưu loát do đột quỵ”, Steinberg nói.

Trong cả hai đợt thử nghiệm, kết quả cải thiện khả năng di động của bệnh nhân đều không có sự khác biệt mặc dù bệnh nhân đã bị đột quỵ từ sáu tháng hoặc ba năm trước.

Hiệp hội Đột quỵ Anh rất hoan nghênh kết quả này nhưng cũng khuyến cáo rằng các thử nghiệm khác vẫn rất cần thiết để cung cấp thêm bằng chứng về khả năng điều trị của liệu pháp này.

Tham khảo chi tiết tại:

Clinical Outcomes of Transplanted Modified Bone Marrow–Derived Mesenchymal Stem Cells in Stroke: A Phase 1/2a Study. Stroke.

http://stroke.ahajournals.org/content/early/2016/06/02/STROKEAHA.116.012995.abstract

Đặng Thanh Long

Theo New Scientist


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *