Khi còn là sinh viên tham dự các buổi hội thảo, Tôi tiếp thu được rằng để thành công trong con khoa học, bạn cần thực hiện những dự án có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Cho đến khi Tôi trở thành một Phó giáo sư và bắt đầu xây dựng phòng thí nghiệm của mình, Tôi cũng hướng tới mục tiêu như vậy.
Tôi bắt đầu tìm kiếm những đồng nghiệp tiềm năng để xây dựng đội ngũ thực hiện những dự án lớn, họ ủng hộ ý tưởng và đề xuất của Tôi. Tuy nhiên, họ lại tỏ vẻ nghi ngờ khi thấy Tôi chưa có các công trình lớn và họ đã từ chối hợp tác. Cũng vậy, khi Tôi đi xin tài trợ cho các dự án lớn của mình, với một lý lịch khoa học hạn chế, Tôi cũng thường xuyên bị từ chối. Tôi bắt đầu thừa nhận rằng, thực hiện một dự án lớn là một viễn cảnh khó khăn với điều kiện phòng lab thiếu thốn và các học viên vẫn còn trẻ của mình.
Các học trò đã nói với Tôi rằng, Thầy đã phải đầu tư bao nhiêu tiền, trí óc và thời gian chỉ để thực hiện các dự án lớn này? Quá nhiều áp lực, bọn Em không biết rằng mình có hoàn thành được những mục tiêu ấy không? Hơn 2 năm với tư duy ấy, nhiều nỗ lực nhưng không gặt hái được kết quả như mong đợi. Tôi vỡ ra rằng, có lẽ những dự án lớn không phải là con đường duy nhất, những dự án nhỏ không phải là thứ vất đi.
Tôi bắt đầu tiến hành nhiều nghiên cứu chỉ mang tính thăm dò, cho dù các nghiên cứu này không quá lớn về mặt khoa học, nhưng Tôi cảm thấy hài lòng với những ý tưởng của mình.
Dần dần, óc sáng tạo của Tôi được giải phóng. Tôi ghép nối những dự án này với nhau thay vì lặp lại cách tiếp cận của các công trình lớn. Không còn nhất thiết phải công bố trên các tạp chí hàng đầu, Tôi đã đủ dũng cảm để thay đổi hướng nghiên cứu không phải là chuyên môn chính của mình. Tìm đọc công trình ở các lĩnh vực mới, Tôi tìm ra mối liên kết liên ngành. Tôi thảo luận với các đồng nghiệp và học trò về những dự án có chi phí thấp (cả thời gian và trí óc), đã thu hút được sự cộng tác của rất nhiều nhà nghiên cứu trẻ. Chúng Tôi cùng xin tài trợ và bắt đầu công bố các kết quả, mặc dù không phải là các công trình lên trang nhất, nhưng chúng tôi cảm thấy hài lòng về điều ấy.
Tôi vẫn nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều về việc chỉ thực hiện những dự án nhỏ như vậy. Những “đàn anh” cho rằng Tôi đã thực hiện quá nhiều dự án khác nhau và mất đi sự tập trung. Điều này là không cần thiết và lãng phí thời gian. Tuy nhiên, Tôi vẫn bảo lưu cách tiếp cận của mình vì Tôi đã có những cái nhìn về những dự án lớn ấp ủ từ những ý tưởng nhỏ như vậy. Chỉ là hiện tại, phòng lab và nhân sự, tài chính của Tôi chưa đủ để hiện thực những điều ấy. Tôi vẫn theo đuổi các ý tưởng nghiên cứu nhỏ của mình, Tôi hiểu rằng những nghiên cứu này chưa phải là mục tiêu cuối cùng của khoa học, nó giúp Tôi nuôi dưỡng ý tưởng, sự tự do và tính sáng tạo trong khoa học.
Điều quan trọng là chúng ta vẫn được học từ những điều nhỏ nhặt.
Tác giả: Zheng Li
Lược dịch: Lê Văn Trình
Link bài gốc: https://www.science.org/content/article/how-i-learned-high-impact-projects-aren-t-only-route-academic-success
Leave a Reply