TẾ BÀO GAN BIỆT HOÁ TỪ TẾ BÀO GỐC VẠN NĂNG: MÔ HÌNH MỚI CHO NGHIÊN CỨU BỆNH NAFLD

Những nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Stem Cell Research and Regenerative Medicine, trường đại học Clinic of Düsseldorf đã thiết lập hệ thống mô hình trong phòng thí nghiệm cho nghiên cứu bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Nghiên cứu phụ trách bởi giáo sư James Adjaye được công bố trên tạp chí Stem Cells and Development.

NAFLD hay còn gọi là chứng nhiễm mỡ, là một bệnh lý về gan khá nghiêm trọng, với số ca bệnh ngày càng tăng trên toàn thế giới. Bệnh còn liên quan đến béo phì và đái tháo đường loại 2. Khoảng 1/3 dân sô ở các nước phương Tây bị mắc phải căn bệnh này mà thường không có bất cứ dấu hiệu nào. Nó như là kết quả của một chế độ ăn giàu năng lượng nhưng thiếu vận động, dẫn tới gan bắt đầu tích tụ chất béo thành những giọt lipid. Từ đó, sẽ phát triển thành bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH hay viêm gan nhiễm mỡ), một loại bệnh viêm gan. Người bệnh có thể dẫn tới xơ hóa gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân tử vong do suy tim trước khi bệnh có thể phát triển gây tổn thương gan nặng.

Cho đến hiện nay, rào cản chủ yếu trong nghiên cứu NAFLD ở bệnh nhân và người khỏe mạnh là cần phải lấy mẫu mô thông qua sinh thiết. Để giải quyết vấn đề trên, các nhà nghiên cứu của Dusseldorf đã tái thiết lập chương trình tế bào da thành tế bào gốc vạn năng cảm ứng, để biệt hóa thành tế bào giống tế bào gan. Tiến sĩ Nina Graffmann, tác giả đầu tiên của nghiên cứu đã giải thích: “Mặc dù tế bào giống tế bào gan của chúng tôi chưa hoàn toàn trưởng thành, nhưng chúng là một mô hình phù hợp cho phân tích căn bệnh phức tạp như trên.” Nhà nghiên cứu đã mô phỏng lại các giai đoạn quan trọng của bệnh trong phòng thí nghiệm. Ví dụ: họ làm tăng biểu hiện PLIN2, một protein bao quanh các giọt mỡ. Chuột không có hiện diện của protein này, thậm chí được cho ăn với chế độ giàu chất béo, nhưng vẫn không bị béo phì. Tương tự, với vai trò thiết yếu của PPARa, một yếu tố phiên mã liên quan đến kiểm soát biến dưỡng đường và lipid, cũng được mô phỏng trong hệ thống này. Tiến sĩ Graffmann nói: “Trong hệ thống này, chúng tôi có thể cảm ứng việc dự trữ lipid trong tế bào giống tế bào gan hiệu quả, và thao tác các protein hoặc microRNA có liên quan bằng bổ sung các yếu tố khác nhau trong quá trình nuôi cấy. Do đó, mô hình này sẽ tạo cơ hội nhằm phân tích các thuốc có tác dụng giảm lượng mỡ tích trữ trong tế bào gan.”

Nhóm nghiên cứu hiện đang mở rộng mô hình trên với việc sử dụng các tế bào gốc vạn năng cảm ứng từ các bệnh nhân NAFLD, với hy vọng xác định được sự khác biệt với mô hình từ tế bào của người bình thường sẽ giúp giải thích các giai đoạn của bệnh. Giáo sư James Adjaye, người dẫn đầu trong nghiên cứu nói: “Tham khảo các số liệu cũng như các dấu chẩn sinh học từ những phân tích ban đầu trên kết quả sinh thiết gan của người bệnh và đối chiếu với mẫu huyết thanh, chúng tôi hy vọng sẽ hiểu rõ bệnh nguyên của NAFLD và diễn tiến của NASH ở mức độ cá thể, với mục đích là phát triển những lựa chọn cho liệu pháp nhắm trúng đích”.

lvtrinh 25 2016

Hình mình họa: Hình thái mô học mẫu gan sinh thiết của người khỏe mạnh (hình trên bên trái) và người bệnh NAFLD (hình trên bên phải). Giọt lipid giống những không bào. Tế bào gốc vạn năng cảm ứng biểu hiện OCT4 (hình ở giữa bên trái, màu xanh lá) được biệt hóa thành tế bào giống tế bào gan, xác định bởi sự biểu hiện ALBUMIN (ALB, ở giữa bên phải, màu đỏ) và alpha-fetoprotein (AFP, ở giữa bên phải, màu xanh lá). Tế bào giống tế bào gan không được kích thích thì không chứa các giọt lipid (dưới, bên trái), trong khi chúng tích trữ giọt lipid có khối lượng lớn sau khi kích thích bằng acid oleic (dưới bên phải, màu xanh lá).

 

LÊ VĂN TRÌNH – VÕ HỒNG NGỌC dịch

Theo: sciencedaily.com


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *