Sự kiểm soát con đường truyền tín hiệu của nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi trong quá trình điều khiển sự biệt hóa của tế bào gốc phôi của Retinoic acid

Tế bào gốc phôi (ES) luôn tồn tại ở giữa hai trạng thái là tự làm mới và trạng thái ngưỡng của quá trình trình biệt hóa. Con đường truyền tín hiệu thông qua nhân tố tăng trưởng nguyên bào sợi (Fgf)/Erk cần cho quá trình thúc đẩy sự biệt hóa của tế bào ES. Retionic acid còn cảm ứng sự biệt hóa thông qua nhiều thành phần khác của tế bào, nhưng cơ chế hoạt động của con đường truyền tín hiệu Fgf/Erk trong tế bào ES vẫn chưa được hiểu rõ. Ở đây, các nhà nghiên cứu đã mô tả con đường truyền tín hiệu nội sinh cần cho sự biểu hiện trạng thái của ES chuột. Điều đó cho thấy retionic acid tăng cường sự biệt hóa thông qua một cơ chế kép: sự gia tăng con đường truyền tín hiệu Fgf, nhưng không phải là quá trình gia tăng dài hạn. Sự cảm ứng nhanh retinoid của Fgf8 và sự giảm hoạt động của Erk trong ngày thứ nhất trong điều kiện biệt hóa có thể đáp ứng sự mất khả năng tự làm mới. Tuy nhiên, Sự biểu hiện nhiều hơn của Fgf4 bằng retinoic acid diễn ra song song với sự giảm hoạt động của Erk ở ngày thứ 2. Sự hình thành các tế bào có đặc tính giống tế bào thần kinh sẽ diễn ra khi ức chế con đường truyền tín hiệu Fgf. Con đường tín hiệu Fgf/Erk bị khóa sẽ thúc đẩy sự tự làm mới của tế bào ES. Hơn nữa, ở tế bào gốc phôi, việc ức chế con đường truyền tín hiệu Fgf sẽ thúc đẩy sự biệt hóa thần kinh và hình thành và do đó việc giới hạn con đường truyền tín hiệu Fgf bởi retinoic acid là một  cơ chế đảo ngược chức năng trong quá trình điều khiển sự biệt hóa thành các tế bào soma.

(Theo Stavridis MP, Collins BJ, Storey KG. Development. 2010 Mar;137(6):881-90)

LTL

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *