Việc ứng dụng tế bào gốc điều trị bệnh mãn tính và bệnh hiểm nghèo tại nước ta đang mang lại những hiệu quả tích cực, tuy nhiên theo đánh giá của một số chuyên gia trong lĩnh vực này, việc ứng dụng tế bào gốc vào việc điều trị còn thấp, vẫn còn khá tản mác và chưa có tính liên thông cao.
Cùng với một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, năm 1995, các nhà khoa học của nước ta bắt tay vào nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc để điều trị bệnh mãn tính và bệnh hiểm nghèo. Kết quả nghiên cứu cũng như ứng dụng thử nghiệm có kết quả tốt đã mở ra cơ hội được chữa trị cho bệnh nhân, nhất là bệnh ung thư.
Hiện nghiên cứu của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang đi theo nhiều hướng khác nhau, chẳng hạn dùng tế bào gốc mang chất tiêu diệt mầm bệnh, biệt hóa thành tế bào tua có tính năng thực bào hay phẫu thuật và dùng tế bào gốc để tái tạo lại bộ phận đã mất.
Nhiều năm sống và làm việc ở nước ngoài nhưng Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Duy Tâm, Chủ tịch Quỹ Quốc tế Gan Mật cho Việt Nam rất phấn khởi với những nghiên cứu của nước ta trong lĩnh vực này. Ông cho biết:
Giáo sư Ken Ichi Arai – Chủ tịch Hiệp hội Sinh học Phân tử Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, các nước ở khu vực Châu Á đang tiến rất nhanh trong việc nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc điều trị các bệnh hiểm nghèo:
Dù đã hẹn trước nhưng phải chờ gần 1 giờ đồng hồ, Tiến sĩ Phạm Văn Phúc – Phó Phòng Nghiên cứu Ứng dụng Tế bào gốc thuộc ĐH Khoa học Tự nhiên mới có thời gian tiếp chúng tôi. Trước đây, luận án tiến sĩ của anh nghiên cứu điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch và liệu pháp gen, liệu pháp miễn dịch là sử dụng những công cụ về miễn dịch đặc biệt là tế bào tua đi tìm và tiêu diệt tế bào ung thư, còn liệu pháp gen là sử dụng gen để ức chế sự phát triển của tế bào bị bệnh. Kết quả trên động vật thí nghiệm rất tốt và tiến sĩ Phúc đang phối hợp với Bệnh viện Ung Bướu TPHCM để tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người, bước đầu tiên sẽ là bệnh ung thư vú. Theo tiến sĩ Phạm Văn Phúc, nguồn tế bào gốc chủ yếu được tách từ mô mỡ và tủy xương của người bệnh, sắp tới sẽ từ máu ngoại vi và cuống rốn.
Cô Nguyễn Thị Dung đang sinh sống ở Hải Phòng, cách đây vài tháng có dịp vào TPHCM thăm con gái và cháu ngoại, chẳng may căn bệnh thoái hóa khớp gối hoành hành trở lại khiến cô đau nhức vô cùng. Khi vào khám tại bệnh viện Vạn Hạnh, được bác sĩ Trần Đặng Xuân Tùng – Phó chủ nhiệm đơn vị nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc điều trị các bệnh mãn tính giới thiệu về chương trình nghiên cứu mà bệnh viện đang thực hiện. Tìm hiểu kỹ các thông tin xung quanh phương pháp này, cô Dung quyết định tham gia thử nghiệm. Hiện tại, cô Dung vẫn đến bệnh viện để tập vật lý trị liệu và được bác sĩ theo dõi kỹ càng nhưng cô tỏ ra rất hài lòng với kết quả của mình:
Bác sĩ Xuân Tùng cho biết, với những căn bệnh như loét da ở các bệnh nhân bị tiểu đường trước đây phải đoạn chi thì khi điều trị bằng tế bào gốc vẫn giữ được chi và vết loét thì khô miệng. Ngoài ra còn là bệnh loét dạ dày, mạch lươn, phức tạp hơn là thoái hóa khớp gối được điều trị bằng tế bào gốc cho kết quả rất tốt, đến nay chưa có phản ứng phụ nào xảy ra.
Hiệu quả cao nhưng tại sao hiệu quả ứng dụng còn thấp? Lý do là cho đến nay vẫn còn thiếu văn bản hướng dẫn các thủ tục về ứng dụng tế bào gốc trong điều trị. Do các nghiên cứu khoa học này còn mới phải đảm bảo tính an toàn cũng như vấn đề đạo đức khi nuôi cấy tăng sinh và ghép tế bào tương thích từ người khác nên phải qua rất nhiều khâu đánh giá từ các hội đồng khoa học và đạo đức. Bên cạnh đó, chi chí cho điều trị cho một số loại bệnh tương đối cao so với phương pháp th
ông thường. Nhưng không vì thế mà nó trở thành rào cản, Tiến sĩ Phạm Văn Phúc phân tích:
Thống kê của Sở Khoa học và Công nghệ, hiện TPHCM có 13 nhóm nghiên cứu nhưng theo kiểu mạnh ai nấy làm nên chưa phát huy được sức mạnh. Năm nay, Sở sẽ triển khai chương trình nghiên cứu về tế bào gốc để các nhà khoa học khai thác tiềm năng. Hy vọng đây sẽ là cú hích để ngành này ngày càng phát triển.
Leave a Reply