Category: PTN Bệnh lí gan

  • THÊM THÀNH VIÊN CỦA PTN HOÀN THÀNH LUẬN ÁN

    THÊM THÀNH VIÊN CỦA PTN HOÀN THÀNH LUẬN ÁN

    Thạc sĩ Lê Văn Trình, nghiên cứu viên của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc vừa hoàn tất chương trình đạo tạo bậc Tiến sĩ khi bảo vệ thành công LATS cấp cơ sở đào tạo vào sáng ngày 11/8/2023.

    Trong buổi bảo vệ có mặt đầy đủ của các Thầy Cô hội đồng chấm luận án, Thầy Phan Kim Ngọc – người sáng lập PTN, các Thầy Cô, Anh Chị, đồng nghiệp và người thân đã tới lắng nghe và chúc mừng cho nghiên cứu sinh.
    Trong 4 năm theo học chuyên ngành Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HCM. NCS đã trình bày đầy đủ, chi tiết các kết quả học tập và nghiên cứu của mình. Đồng thời, ghi nhận các ý kiến nhận xét, đóng góp của quý Thầy Cô tham dự.
    Sau cùng, NCS gởi lời cảm ơn tới các cơ quan tổ chức đã cấp kinh phí để NCS có thể thực hiện đề tài nghiên cứu. Cảm ơn tới cơ sở đào tạo, các thế hệ Thầy Cô và lãnh đạo của PTN, thành viên của nhóm Khoa học tái tạo gan và tiêu hóa, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
    Một lần nữa, PTN vui mừng và tự hào khi là môi trường gắn bó cho NCS học tập, rèn luyện, và nghiên cứu trong suốt thời gian vừa qua. Chắc chắn rằng, PTN đã và luôn là “mảnh đất lành” cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực trên hành trình trưởng thành và phát triển trên con đường học thuật.
  • BUỔI BẢO VỆ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN

    Chiều nay, 14 giờ ngày 22 tháng năm năm 2023, tại Trường ĐH KHTN, ĐHQG HCM đã diễn ra buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp đơn vị chuyên môn của Nghiên cứu sinh (NCS) Lê Văn Trình, nghiên cứu viên tại PTN Tế bào gốc.

    Tham dự buổi bảo vệ có mặt đầy đủ thành viên hội đồng đánh giá luận án là các thầy cô chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, chuyên ngành mà nghiên cứu sinh theo học. Đồng thời, buổi bảo vệ có sự hiện diện của PGS TS Trương Hải Nhung, cán bộ hướng dẫn của NCS và tập thể nhóm nghiên cứu Y học tái tạo gan. Ngoài ra, các thầy cô đồng nghiệp của NCS từ PTN và Viện Tế bào gốc, cũng như bạn bè và các nhà nghiên cứu có quan tâm tới lĩnh vực đã tới tham dự.

    Sau 35 phút trình bày nội dung chính của luận án, NCS đã lắng nghe những ý kiến đánh giá, nhận xét và góp ý của hội đồng để NCS hoàn thiện luận án hơn. NCS cũng đã giải trình những vấn đề và các câu hỏi của tất cả thành viên hội đồng đã nêu ra. Phần nhận xét, thảo luận này đã kéo dài 3 giờ đồng hồ với tinh thần nghiêm túc, xây dựng, lắng nghe, khách quan của hội đồng và NCS. Cuối cùng, hội đồng đã trải qua phiên họp kín để thông qua kết quả đánh giá luận án của NCS.

    Được biết, luận án của NCS đã công bố thành công 5 bài báo ISI (3 bài Q1, 1 bài Q2 và 1 bài Q4) với tổng chỉ số ảnh hưởng >21. Ngoài ra, NCS và nhóm nghiên cứu đã nộp 1 đơn đăng ký sáng chế là kết quả thuộc nội dung của luận án. Hội đồng đánh giá cao những nỗ lực, kết quả đạt được của NCS và nhóm nghiên cứu, đã thống nhất thông qua và miễn vòng phản biện độc lập cho NCS Lê Văn Trình.

    Sau cùng, NCS gởi lời cảm ơn tới hội đồng, giáo viên hướng dẫn, các thế hệ lãnh đạo PTN và Viện tế bào gốc, tập thể nhóm nghiên cứu, các thầy cô và đồng nghiệp, cũng như các thầy cô anh chị đã quan tâm tới dự buổi bảo vệ. Đồng thời, NCS cũng nghiêm túc lắng nghe các góp ý và chỉnh sửa luận án để hoàn thiện nhất có thể. Buổi bảo vệ kết thúc lúc 17h30 cùng ngày.

    PTN vui mừng vì đã có thêm một NCS, cũng là thành viên của PTN đã hoàn thành cột mốc mới trong chặng đường học tập, làm việc và nghiên cứu. Xin cảm ơn!

  • Giới thiệu công bố khoa học

    Giới thiệu công bố khoa học

    Tiêu đề bài báo: Granulocyte colony-stimulating factor reduces biliary fibrosis and ductular reaction in a mouse model of chronic cholestasis

    Tạp chí: Liver Research, số tháng 3 năm 2023

    Toàn văn: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2542568423000053

    Nhân tố kích thích bạch cầu hạt (GCSF) là protein của cơ thể tác động lên tế bào gốc tủy xương tăng sinh, phân chia và di cư. Đây là thuốc được chỉ định điều trị thường quy cho các bệnh nhân bị suy bạch cầu ở người. Đồng thời, GCSF củng được ứng dụng trong việc tăng cường huy động tế bào gốc ra ngoài máu ngoại vi để thu nhận và cấy ghép cho bệnh nhân ở nhiều nghiên cứu khác nhau. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng GCSF để ứng dụng điều trị mô hình chuột bị bệnh lý gan do tắc nghẽ đường mật, mô hình mô phỏng bệnh lý hẹp đường mật ở người.

    Hiện nay, hẹp đường mật là một bệnh lý có tình trạng diễn tiến nhanh với tỷ lệ tử vong và tái phát cao sau điều trị đặt ra yêu cầu về việc phát triển liệu pháp mới giúp hỗ trợ điều trị, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân là rất cần thiết. GCSF đã được chứng minh có nhiều vai trò giúp hỗ trợ điều trị trên các bệnh lý gan giai đoạn cuối như tăng cường sự di cư của tế bào gốc về mô tổn thương, kích thích sự tăng sinh tế bào gan và điều hòa đáp ứng miễn dịch. Do đó, nhóm nghiên cứu tái tạo gan (Hepatoregeneration) tiến hành nghiên cứu về hiệu quả và vai trò của GCSF trên mô hình bệnh lý gan mạn tính do ứ mật.

    Kết quả của công bố cho thấy, hiệu quả điều trị bệnh gan mạn tính do ứ mật của GCSF phụ thuộc vào liều lượng thuốc sử dụng. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các cơ chế tiềm năng của GCSF trong điều trị bệnh gan trên mô hình tắc nghẽn đường mật này gồm (i) tăng cường huy động tế bào gốc di cư về gan; (ii) kích thích sự tăng sinh tế bào gan; (iii) ức chế tế bào gây xơ là nguyên bào sợi cửa; and (iv) ức chế phản ứng ống mật. Các kết quả này là cơ sở cho việc ứng dụng GCSF trên lâm sàng trong điều trị bệnh lý hẹp đường mật.

    Hepatoregeneration, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

    Sơ đồ mô tả nghiên cứu
  • Thông báo Tuyển chọn SV/HVCH/NCS/tình nguyện viên năm học 2022-2023

    Thông báo Tuyển chọn SV/HVCH/NCS/tình nguyện viên năm học 2022-2023

    Tuyển chọn SV/HVCH/NCS/tình nguyện viên năm học 2022-2023 (đợt 1)

    Hướng nghiên cứu về Gan mật ở PTN đang có nhu cầu tuyển 2 sinh viên năm 2 hoặc 3 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

    Chi tiết thông báo xin vui lòng xem trong văn bản đính kèm

    Một số thông tin quan trọng cần lưu ý

    Hồ sơ ứng tuyển

    Các hồ sơ ứng tuyển gửi trực tiếp về hộp thư: lmthuan@hcmus.edu.vn

    Hồ sơ ứng tuyển gồm có:

    – Đơn xin tham gia học tập và nghiên cứu tại PTN. Yêu cầu nêu rõ đề tài nghiên cứu muốn theo học. (tối thiểu 300 từ, tối đa 1000 từ).

    – Bảng điểm (tính đến hết học kì hiện tại đối với sinh viên), bản sao Bằng tốt nghiệp cử nhân và bảng điểm (đối với HVCH), bản sao Bằng tốt nghiệp Thạc sĩ (đối với NCS).

    – Hình thẻ nhìn rõ mặt (kích thước 3×4, định dạng .jpg).

    Thời gian xét tuyển

    – Nộp hồ sơ xét tuyển đến hết ngày: 03/03/2023

    – Phỏng vấn trực tiếp (dự kiến): 07/03/2023

    – Thông báo kết quả (dự kiến): 15/03/2023

    – Thời gian vào phòng thí nghiệm (dự kiến): 30/03/2023

    Trân trọng

  • Thông báo trúng tuyển sinh viên đợt 1 năm 2020-2021

    Phòng thí nghiệm NC&UD Tế Bào Gốc trân trọng thông báo danh sách sinh viên/học viên trúng tuyển đợt 1, năm học 2020-2021.

    Danh sách trong tệp đính kèm

    PTN sẽ thông báo chi tiết cho các bạn trúng tuyển qua email.
    Xin chúc mừng!