Category: Thông báo

  • CHÚC MỪNG SINH NHẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

    CHÚC MỪNG SINH NHẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

    LẦN THỨ 17 24/12/2007 – 24/12/2023

    Nhân dịp sinh nhật lần thứ 17 Phòng thí nghiệm năm 2023, Lãnh đạo và tập thể Thầy Cô PTN đã cùng nhau tổ chức một buổi tiệc nhỏ để chúc mừng cho sự kiện ý nghĩa này. Nhân đây, tập thể PTN cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành tới Quí Thầy Cô, đồng nghiệp, các bạn NCS/HVCH/SV, và đối tác thời gian qua đã cùng hợp tác, đồng hành, ủng hộ vào sự phát triển chung của PTN. Xin chúc tất cả quí vị một mùa giáng sinh 2023 và năm mới 2024 nhiều thành công, tốt đẹp.

    Đây cũng là thời điểm cuối năm 2023 và bắt đầu chào đón năm mới 2024. PTN xin tổng kết một số kết quả hoạt động điển hình trong năm 2023 như sau.
    Về nhân sự: PTN có 11 cán bộ nghiên cứu, 01 cán bộ cố vấn khoa học trong đó có 02 Tiến sĩ (01 PGS), 07 Thạc sĩ, 03 Cử nhân.
    Về công tác chính trị – tư tưởng: PTN đã tham gia và hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, tư tưởng do Trường đề ra; nắm bắt kịp thời mọi diễn biến tình hình an ninh, chính trị; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động để xây dựng nhà trường lớn mạnh, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
    Về đào tạo: Các Thầy Cô PTN tham gia giảng dạy một số môn SĐH và ĐH cùng với Khoa Sinh học và CNSH, PTN có 1 NCS, 6 HVCH, và 14 SV bảo vệ thành công đề tài tốt nghiệp năm 2023.
    Về công tác sinh viên: PTN tham gia tổ chức tập huấn về an toàn sinh học và sở hữu trí tuệ cho SV/HV/NCS làm việc tại PTN, PTN phối hợp với Viện tổ chức thành công chương trình Stem cell summer cho sinh viên và học sinh trong cả nước tham quan thực tế và đồng tổ chức cuộc thi Stem cell innovation 2023 thu hút 365 đội thi.
    Về đề tài KHCN: PTN Tế bào gốc đã và đang thực hiện 23 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, cụ thể: Đang thực hiện 17 đề tài, trong đó: 3 đề tài loại C cấp ĐHQG, 1 đề tài cấp Sở KHCN Tp.HCM, 1 đề tài hợp tác với Đại học Illinois (Hoa Kỳ), 1 đề tài Nghị định thư, 5 đề tài cấp Trường và 6 đề tài thuộc Viện Tế bào gốc. Nghiệm thu thành công 6 đề tài, bao gồm 2 đề tài cấp Sở KHCN Tp.HCM, 1 đề tài cấp ĐHQG loại B, 1 đề tài cấp ĐHQG loại C và 2 đề tài cấp Trường.
    Về công bố khoa học: PTN đã xuất bản 14 bài báo trên tạp chí quốc tế, 2 bài báo trên tạp chí trong nước, PTN đã tham gia 8 báo cáo tại Hội nghị Quốc tế CNSH Châu Á lần thứ 16 và 8 báo cáo tại các Hội nghị Khoa học trong nước.
    Về hợp tác: PTN triển khai nhiều hoạt động hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các đơn vị trong và ngoài nước, các cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, bệnh viện và các công ty thương mại trong lĩnh vực.
    Các công tác Đảng, đoàn thể và chi đoàn cán bộ trẻ: PTN luôn tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động đoàn thể cùng với Trường và các đơn vị thành viên khác như các hoạt động quyên góp, hoạt động tình nguyện, hoạt động đoàn kết nội bộ, journal club, clb thể thao, các cuộc thi, hội thi, và liên hoan văn nghệ.

    Với các kết quả đạt được trong năm, PTN vinh dự được nhận danh hiệu lao động tiên tiến, bằng khen của Bộ GĐ&ĐT.
    Thành tích của năm 2023 là động lực và bài học để PTN sẽ tiếp tục cố gắng, nỗ lực, đoàn kết hơn nữa cho năm 2024. Hy vọng, PTN sẽ có những sự phát triển tốt đẹp để đóng góp chung vào sự nghiệp khoa học và đào tạo của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HCM nói riêng và cho cả nước nói chung.
    PTN trân trọng kính chào.
  • KẾT QUẢ XÉT TUYỂN SVHV ĐỢT 1 NĂM 2023

    KẾT QUẢ XÉT TUYỂN SVHV ĐỢT 1 NĂM 2023

    Phòng thí nghiệm xin thông báo kết quả trúng tuyển sinh viên, học viên đợt 1 năm học 2023

    Danh sách trúng tuyển như trong file đính kèm

    Trân trọng!

  • THÔNG BÁO

    THÔNG BÁO

    V/v Tuyển chọn SV/HVCH/NCS/tình nguyện viên năm học 2023-2024 (đợt 1)

    Thực hiện kế hoạch nghiên cứu và đào tạo của PTN NC&UD Tế bào gốc năm 2023-2024, PTN NC&UD Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM tổ chức tuyển chọn SV/HVCH/NCS, tình nguyện viên tham gia vào các đề tài, dự án do PTN chủ trì theo kế hoạch như sau:

    • Đối tượng tuyển chọn

    Sinh viên, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh, tình nguyện viên thuộc tất cả các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước và ngoài nước thuộc các chuyên ngành:

    • Sinh học thực nghiệm – hướng sinh lý động vật
    • Sinh học- chuyên ngành sinh lý động vật
    • CNSH Y dược
    • Hoặc ngành Y, dược và các ngành liên quan khác

    Ưu tiên các thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi “Stem cell Innovation

    • Điều kiện tuyển chọn

    – Sinh viên tham gia tuyển chọn không được nợ quá 3 tín chỉ tính đến thời điểm tham gia tuyển chọn.

    – Sinh viên/Học viên/Nghiên cứu sinh tham gia tuyển dụng phải nộp Bộ hồ sơ xét tuyển và phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ hướng dẫn.

    – Riêng các nghiên cứu sinh cần trao đổi về đề cương nghiên cứu sinh trước khi phỏng vấn hay thi đầu vào nghiên cứu sinh.

    • Quyền lợi

    – Được tạo điều kiện học tập, tiến hành các nghiên cứu, thực hiện luận án Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.

    – Được PTN chi trả chi phí nghiên cứu bao gồm toàn bộ kinh phí hoá chất, vật tư, cơ sở vật chất thiết bị cho tiến hành nghiên cứu.

    • Hồ sơ ứng tuyển

    Các hồ sơ ứng tuyển gửi trực tiếp về đường link sau:

    https://forms.gle/XLJMwnNgkPDvLh1i9

    Hồ sơ ứng tuyển gồm có:

    – Đơn xin tham gia học tập và nghiên cứu tại PTN. Yêu cầu nêu rõ đề tài nghiên cứu muốn theo học (tối thiểu 300 từ, tối đa 1000 từ, kèm ảnh thẻ rõ mặt).

    – Bảng điểm (tính đến hết học kì hiện tại đối với sinh viên), bản sao Bằng tốt nghiệp cử nhân và bảng điểm (đối với HVCH), bản sao Bằng tốt nghiệp Thạc sĩ (đối với NCS).

    • Thời gian xét tuyển

    – Nộp hồ sơ xét tuyển đến hết ngày: 15/09/2023

    – Phỏng vấn trực tiếp (dự kiến): 20/09/2023

    – Thông báo kết quả (dự kiến): 22/09/2023

    – Thời gian vào phòng thí nghiệm (dự kiến): 25/09/2023

    • Các đề tài nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứuNhóm nghiên cứuCán bộ hướng dẫnĐối tượng & số lượng tuyển sinh
    Nghiên cứu đánh giá tác động của gen Prolyl hydroxylase domain 3 (PHD3) lên khả năng đáp ứng với cisplatin ở dòng tế bào gốc ung thư vúTế bào gốc ung thưThS Trần Ngô Thế Nhân02 SV năm 2/năm 3
    Phân lập tế bào MuseTế bào MuseThS. Lê Minh Thuận01 sinh viên năm 4


    • Quy trình tuyển chọn

    – Sơ tuyển: sau khi nhận hồ sơ, các cán bộ hướng dẫn sẽ chọn những ứng viên đủ điều kiện tuyển chọn.

    – Phỏng vấn: chỉ những ứng viên trúng tuyển trong đợt sơ tuyển được mời đến phỏng vấn (mời qua email/điện thoại).

    – Thông báo trúng tuyển và tham gia vào PTN: ứng viên được thông báo trúng tuyển qua email/website và tham gia vào PTN theo lịch xét tuyển.

    • Liên hệ

    Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ThS. Lê Minh Thuận (lmthuan@hcmus.edu.vn), tại PTN. NC&UD Tế bào gốc – Trường ĐH KHTN, Tòa nhà B2-3, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM.

  • THÊM THÀNH VIÊN CỦA PTN HOÀN THÀNH LUẬN ÁN

    THÊM THÀNH VIÊN CỦA PTN HOÀN THÀNH LUẬN ÁN

    Thạc sĩ Lê Văn Trình, nghiên cứu viên của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc vừa hoàn tất chương trình đạo tạo bậc Tiến sĩ khi bảo vệ thành công LATS cấp cơ sở đào tạo vào sáng ngày 11/8/2023.

    Trong buổi bảo vệ có mặt đầy đủ của các Thầy Cô hội đồng chấm luận án, Thầy Phan Kim Ngọc – người sáng lập PTN, các Thầy Cô, Anh Chị, đồng nghiệp và người thân đã tới lắng nghe và chúc mừng cho nghiên cứu sinh.
    Trong 4 năm theo học chuyên ngành Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HCM. NCS đã trình bày đầy đủ, chi tiết các kết quả học tập và nghiên cứu của mình. Đồng thời, ghi nhận các ý kiến nhận xét, đóng góp của quý Thầy Cô tham dự.
    Sau cùng, NCS gởi lời cảm ơn tới các cơ quan tổ chức đã cấp kinh phí để NCS có thể thực hiện đề tài nghiên cứu. Cảm ơn tới cơ sở đào tạo, các thế hệ Thầy Cô và lãnh đạo của PTN, thành viên của nhóm Khoa học tái tạo gan và tiêu hóa, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
    Một lần nữa, PTN vui mừng và tự hào khi là môi trường gắn bó cho NCS học tập, rèn luyện, và nghiên cứu trong suốt thời gian vừa qua. Chắc chắn rằng, PTN đã và luôn là “mảnh đất lành” cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực trên hành trình trưởng thành và phát triển trên con đường học thuật.
  • STEM CELL SUMMER – ƯƠM MẦM TUỔI TRẺ

    Chương trình Stem Cell Summer là chuỗi hoạt động hè dành cho học sinh các trường THPT và sinh viên các trường Đại học do Viện Tế bào gốc và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM cùng phối hợp tổ chức. Chương trình là cơ hội cho thế hệ trẻ có trải nghiệm thực tế về công việc nghiên cứu khoa học, ươm mầm đam mê đối với lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học và đặc biệt hơn là công nghệ tế bào gốc, nhằm giúp các bạn có góc nhìn đa dạng hơn cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

    Năm nay, Stem Cell Summer (SCS) chính thức khởi động bắt đầu từ 15/05/2023 đến hết 01/08/2023 với hai hoạt động là SCS Tour và SCS School.

    Theo đó, SCS Tour là tour tham quan thực tế các khu vực nghiên cứu của Viện Tế bào gốc và PTN NC&ƯD Tế bào gốc, giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về công việc của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Tại đây, các bạn sẽ được giới thiệu sơ lược về khái niệm tế bào gốc, lược sử hình thành Viện Tế bào gốc và PTN NC&ƯD Tế bào gốc, các thành tựu của ngành công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam và quan sát các mẫu tế bào, động vật thí nghiệm. Hoạt động SCS Tour được chia làm hai đợt tham quan:

    • Đợt 1: từ 17/04/2023 đến 02/06/2023, dành cho các đoàn tham quan từ các đơn vị, nhà trường
    • Đợt 2: từ 08/05/2023 đến 23/06/2023, dành cho các cá nhân

    Nổi bật nhất và được mong chờ nhất chắc hẳn là SCS School. Hoạt động này là một khoá học kéo dài một tháng dành cho học sinh sinh viên. Nếu như tham gia SCS Tour các bạn được quan sát công việc nghiên cứu, thì khi đến với SCS School các bạn sẽ được trải nghiệm thực tế công việc này. Các thầy cô tại Viện Tế bào gốc và PTN NC&ƯD Tế bào gốc sẽ tiếp nhận các bạn vào nhóm, các bạn sẽ được giao một đề tài nhỏ, hướng dẫn những kiến thức và kĩ năng để các bạn thực hiện đề tài đó.

    Để trở thành khoá sinh của SCS School, các bạn sẽ phải nộp hồ sơ trực tuyến, sau đó tham gia phỏng vấn với các thầy cô trưởng nhóm. Các bạn ứng viên trúng tuyển sẽ tham gia SCS School từ 03/07/2023 đến hết 01/08/2023.

    Điều đặc biệt nhất của chương trình Stem Cell Summer là chương trình hoàn toàn miễn phí. Hãy tiếp tục theo dõi và đón chờ những thông tin mới nhất từ chúng tôi và đăng ký tham gia chương trình Stem Cell Summer 2023 bạn nhé! Hân hạnh được đón tiếp các bạn tại chương trình!

    Every summer has a story. So, write yours!

    *Nguồn bài viết: https://sci.edu.vn/blog-post/stem-cell-summer-uom-mam-tuoi-tre-da-quay-tro-lai/

  • THÔNG BÁO TUYỂN SINH VIÊN

    THÔNG BÁO TUYỂN SINH VIÊN

    V/v Tuyển chọn SV/HVCH/NCS/tình nguyện viên năm học 2022-2023 (đợt 1)

    PGS. TS Vũ Bích Ngọc đang có nhu cầu tuyển 02 sinh viên năm 3 tham gia hướng nghiên cứu về Thẩm mỹ. Các ứng viên vui lòng lưu ý các thông tin quan trọng như sau:

    Hồ sơ ứng tuyển

    Các hồ sơ ứng tuyển gửi trực tiếp về đường link sau:

    https://forms.gle/XLJMwnNgkPDvLh1i9

    Hồ sơ ứng tuyển gồm có:

    – Đơn xin tham gia học tập và nghiên cứu tại PTN. Yêu cầu nêu rõ đề tài nghiên cứu muốn theo học. (tối thiểu 300 từ, tối đa 1000 từ).

    – Bảng điểm (tính đến hết học kì hiện tại đối với sinh viên), bản sao Bằng tốt nghiệp cử nhân và bảng điểm (đối với HVCH), bản sao Bằng tốt nghiệp Thạc sĩ (đối với NCS).

    – Hình thẻ nhìn rõ mặt.

    Thời gian xét tuyển

    – Nộp hồ sơ xét tuyển đến hết ngày: 31/03/2023

    – Phỏng vấn trực tiếp (dự kiến): 10/04/2023

    – Thông báo kết quả (dự kiến): 12/04/2023 – Thời gian vào phòng thí nghiệm (dự kiến): 15/04/2023

    Liên hệ

    Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ThS. Lê Minh Thuận (lmthuan@hcmus.edu.vn), tại PTN. NC&UD Tế bào gốc – Trường ĐH KHTN, Tòa nhà B2-3, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM.

    Chi tiết thông báo ứng viên xem trong văn bản đính kèm.

    Trân trọng

  • [Thông báo] Tuyển SV/HVCH/NCS/TNV đợt 1/2020

    [Thông báo] Tuyển SV/HVCH/NCS/TNV đợt 1/2020

    PTN Tế Bào Gốc trân trọng thông báo tuyển chọn SV/HVCH/NCS/TNV đợt 1/2020 tham gia vào các đề tài dự án do PTN chủ trì từ năm 2020.

    1. Đối tuợng tuyển chọn:

    Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, tình nguyện viên thuộc các chuyên ngành Sinh lý động vật, CNSH Y dược, Y Dược và các ngành có liên quan.

    2. Điều kiện tuyển chọn

    Sinh viên tham gia tuyển chọn không được nợ quá 3 tín chỉ.

    Đảm bảo thời gian học tập và nghiên cứu tại PTN

    3. Quyền lợi

    Được tạo điều kiện học tập, tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp

    Được PTN chi trả toàn bộ kinh phí cho nghiên cứu

    4. Hồ sơ

    Đơn xin ứng tuyển

    Bảng điểm, bản sao bằng tốt nghiệp

    Hình thẻ (JPG)

    Gởi hồ sơ về lmthuan@hcmus.edu.vn

    5. Thời gian xét tuyển

    Nhận hồ sơ đến hết ngày 26/06/2020

    Phỏng vấn 01-09/07/2020

    Thông báo kết quả 31/07/2020

    6. Số lượng tuyển chọn

    Sinh viên: 11

    Học viên cao học: 05

    Nghiên cứu sinh: 01

    Thông tin chi tiết ứng cử viên vui lòng tham khảo dưới đây.

    Trân trọng!

  • Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu gói FIRST/2a/SCI/G03

    Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu gói FIRST/2a/SCI/G03

    [pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2018/12/THONG-BAO-TRUNG-THAU-G03.pdf” title=”THONG BAO TRUNG THAU G03″]

  • Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu gói FIRST/2a/SCI/G06

    Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu gói FIRST/2a/SCI/G06

    [pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2018/12/THONG-BAO-KQ-G06-1.pdf” title=”THONG BAO KQ G06″]

  • Thông báo Chương trình tài trợ NCCB trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật năm 2019 – đợt 1

    Trong khuôn khổ Chương trình tài trợ nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia thông báo kế hoạch đánh giá xét chọn và tài trợ đề tài năm 2019 – đợt 1 như sau:

    1. Mục tiêu tài trợ:

    – Tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản trong các tổ chức khoa học và công nghệ tại Việt Nam.

    – Nâng cao năng lực nghiên cứu, hình thành các tập thể nghiên cứu mạnh; góp phần đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao.

    – Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, hướng tới chuẩn mực quốc tế.

    – Thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học.

    2. Phạm vi tài trợ

    Các đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật bao gồm:

    – Khoa học tự nhiên: Toán học, Khoa học Thông tin và máy tính, Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái đất và môi trường, Sinh học và các khoa học tự nhiên khác;

    – Khoa học kỹ thuật và công nghệ;

    – Khoa học y, dược;

    – Khoa học nông nghiệp.

    3. Đối tượng tài trợ

    – Tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam; tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có chức năng nghiên cứu khoa học; tổ chức nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam.

    – Cá nhân nhà khoa học là công dân Việt Nam; nhà khoa học nước ngoài tham gia hợp tác nghiên cứu với tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân nhà khoa học Việt Nam.

    4. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài và yêu cầu về kết quả đề tài

    Đối với tổ chức chủ trì đề tài:

    a) Các tổ chức khoa học và công nghệ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đề tài;

    b) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của tổ chức chủ trì đối với các đề tài đã được Quỹ tài trợ.

    Đối với chủ nhiệm đề tài:

    a) Có chuyên môn phù hợp với nội dung nghiên cứu đề tài, đang làm công tác nghiên cứu tại một tổ chức khoa học và công nghệ. Trường hợp chủ nhiệm đề tài không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ nào, phải được một tổ chức khoa học và công nghệ của Việt Nam uy tín trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp bảo trợ và chấp nhận làm tổ chức chủ trì;

    b) Có năng lực nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của đề tài: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín (*) trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;

    c) Có đủ thời gian để hoàn thành nội dung nghiên cứu của đề tài theo quy định. Trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác, làm việc tại nước ngoài, tổng thời gian ở nước ngoài không quá 1/3 thời gian thực hiện đề tài;

    d) Không vi phạm các điều kiện đăng ký chủ trì, tham gia đề tài theo quy định.

    Thành viên nhóm nghiên cứu đề tài phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài, bao gồm:

    a) Thành viên nghiên cứu chủ chốt, thư ký khoa học: có học vị tiến sỹ hoặc học hàm phó giáo sư, giáo sư và có kết quả nghiên cứu phù hợp được công bố trên các tạp chí quốc gia hoặc quốc tế có uy tín trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ.

    Trường hợp là thạc sĩ phải có kết quả nghiên cứu phù hợp, có 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín hoặc 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín (***) trong 05 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ;

    b) Nghiên cứu sinh tham gia thực hiện đề tài phải có nội dung luận án phù hợp với đề tài, có quyết định giao đề tài luận án không quá 24 tháng tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ;

    c) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ khác.

    Yêu cầu đối với kết quả đề tài:

    – Kết quả nghiên cứu của đề tài phải có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín. Chủ nhiệm đề tài là tác giả chính của ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín là kết quả của đề tài.

    Trường hợp đề tài có bài báo công bố trên tạp chí ISI có uy tín (**) được xem xét thay thế cho 02 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín;

    Hằng năm, Quỹ công bố các danh mục tạp chí ISI có uy tín, quốc tế có uy tín và quốc gia có uy tín làm căn cứ cho việc xem xét điều kiện đầu vào của chủ nhiệm đề tài (đối chiếu với Danh mục tạp chí ISI có uy tín và quốc tế có uy tín do Quỹ ban hành gần nhất trước đó) và công nhận kết quả công bố của các đề tài do Quỹ tài trợ (đối chiếu với các danh mục tạp chí có uy tín do Quỹ ban hành gần nhất trước thời điểm gửi đăng công trình công bố).

    Danh mục ban hành sẽ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Quỹ tại địa chỉ http://www.nafosted.gov.vn/vi/archives/vieworgan/Van-ban-do-Quy-ban-hanh-1/ ”

    (*) Tạp chí quốc tế có uy tín (trong lĩnh vực KHTN&KT) năm 2016 là các tạp chí khoa học thuộc các nhóm Q1, Q2 và Q3 trong danh mục SCI (Science Citation Index) và SCIE (Science Citation Index Expanded) của các ngành thuộc lĩnh vực theo phân loại tại JCR (Journal Citation Reports) của Viện Thông tin khoa học Quốc tế (Hoa Kỳ).

    (**) Tạp chí ISI có uy tín (trong lĩnh vực KHTN&KT) năm 2016  là các tạp chí khoa học thuộc nhóm Q1 trong danh mục SCI (Science Citation Index) và SCIE (Science Citation Index Expanded) của các ngành thuộc lĩnh vực theo phân loại tại JCR (Journal Citation Reports) của Viện Thông tin khoa học Quốc tế (Hoa Kỳ).

    (***) Tạp chí quốc gia có uy tín là các tạp chí khoa học được Hội đồng quản lý Quỹ quyết định trên cơ sở kiến nghị của các Hội đồng khoa học ngành.

    Thông tin chi tiết về các quy định có liên quan đến Chương trình tài trợ đề nghị tham khảo Thông tư số 37/2015/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 về việc quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ (https://nafosted.vn/van-ban-do-bo-ban-hanh/)

    Danh mục Tạp chí ISI có uy tín, Tạp chí quốc tế có uy tín và Tạp chí quốc gia có uy tín năm 2016 tham khảo tại đây.

    6. Kế hoạch thực hiện

    Tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày 30/11/2018 đến 17h00 ngày 18/1/2019

    Đánh giá xét chọn: tháng 2-4/2019

    Công bố danh mục tài trợ: tháng 5/2019

    Thông báo kinh phí tài trợ: tháng 6/2018

    Hoàn chỉnh hồ sơ, ký hợp đồng: tháng 7/2019

    7. Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài (bao gồm hồ sơ điện tử và hồ sơ in trên giấy)

    Hồ sơ điện tử bắt buộc phải nhập trên hệ thống OMS theo biểu mẫu quy định bao gồm:

    a. Đơn đăng ký đề tài NCCB (tiếng Anh và tiếng Việt).

    b. Thuyết minh đề cương nghiên cứu (tiếng Anh và tiếng Việt). (Tải mẫu tại đây).

    Lưu ý: cách thức đặt tên file thuyết minh đề cương như sau:

    • Thuyết minh đề cương và dự toán kinh phí tiếng Việt: M2-Tên chủ nhiệm đề tài (viết không dấu)
    • Thuyết minh đề cương và dự toán kinh phí tiếng Anh: M2E-Tên chủ nhiệm đề tài (viết không dấu)

    c. Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và từng thành viên nhóm nghiên cứu (tiếng Anh và tiếng Việt)

    d. Tài liệu chứng minh thành tích nghiên cứu (trong đó có tối thiểu 01 công bố của Chủ nhiệm đề tài trong 05 năm gần nhất thuộc Danh mục tạp chí quốc tế có uy tín do Quỹ ban hành).

    Hồ sơ in trên giấy (01 bộ tiếng Việt), được ký và xác nhận bằng bút mực xanh và dấu đỏ, bao gồm:

    a. 01 đơn đăng ký in từ hệ thống OMS có xác nhận của tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ

    b. Thuyết minh đề cương nghiên cứu có xác nhận của lãnh đạo tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ.

    c. Lý lịch khoa học của chủ nhiệm đề tài và từng thành viên nghiên cứu chủ chốt của nhóm nghiên cứu (tiếng Anh và tiếng Việt) in từ hệ thống OMS, có xác nhận của lãnh đạo cơ quan công tác hoặc bảo trợ (trừ trường hợp thành viên nhóm nghiên cứu công tác tại tổ chức chủ trì).

    d. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh (01 bản sao).

    Ngoài ra, CNĐT in 02 bản phiếu khai Hồ sơ theo mẫu của Quỹ để đối chiếu và giao nhận Tải mẫu phiếu khai hồ sơ tại đây.

    Chú ý: 

    Minh chứng về các công trình công bố của chủ nhiệm đề tài và thành viên nhóm nghiên cứu cần được cập nhật đầy đủ trong lý lịch khoa học trên hệ thống OMS. Chủ nhiệm đề tài phải đảm bảo thông tin hồ sơ tiếng Anh là thống nhất với hồ sơ tiếng Việt. Việc cung cấp không đầy đủ minh chứng có thể dẫn đến việc hồ sơ không đủ điều kiện đánh giá xét chọn hoặc đánh giá không đầy đủ năng lực của chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu.

    Hồ sơ điện tử sẽ được sử dụng trong quá trình đánh giá xét chọn.

    Các chuyên gia quốc tế sẽ đánh giá trên hồ sơ điện tử bản tiếng Anh.

    Hồ sơ đăng ký đề tài không in từ hệ thống OMS sẽ không được chấp nhận.

    Vui lòng đọc kỹ Hướng dẫn sử dụng hệ thống OMS 

    8. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ

    Văn phòng (phòng 405)
    Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia
    Tầng 4, 39 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

    9. Các văn bản liên quan

    – Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN ngày 12/12/2014 về việc quản lý đề tài nghiên cứu cơ bản do Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia tài trợ (https://nafosted.vn/van-ban-do-bo-ban-hanh/)

    – Quyết định số 31/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 30/3/2016 của Hội đồng Quản lý Quỹ Phê duyệt Danh mục tạp chí ISI uy tín và quốc tế uy tín trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (https://nafosted.vn/wp-content/uploads/2017/08/31_qd_hdqlq-2016a.pdf)

    – Quyết định số 73/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 19/5/2016 của Hội đồng Quản lý Quỹ Phê duyệt Danh mục tạp chí quốc gia có uy tín trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật (https://nafosted.vn/wp-content/uploads/2017/08/73_qd_hdqlq_nafosted.compressed.pdf)

    – Danh mục Hướng nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ, ban hành kèm theo Quyết định số 04/QĐ-HĐQLQ ngày 24/12/2010 của Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt (https://nafosted.vn/wp-content/uploads/2017/08/qd04-1.pdf)

    – Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. (https://nafosted.vn/wp-content/uploads/2017/08/tt55-bkhcn-btc-2.pdf)

    – Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hướng dẫn việc khoán chi đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (https://nafosted.vn/wp-content/uploads/2017/08/27_2015_ttlt-bkhcn-btc_300433-3.pdf)

    – Thông tư liên tịch số 01/2010/TT-BTC ngày 6/1/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước (http://www.nafosted.gov.vn/vi/archives/view/012010TT-BTC-12/)

    – Thông tư  40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

    11. Hướng dẫn lập dự toán kinh phí:

    Quỹ hướng dẫn việc áp dụng Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước đối với các đề tài NCCB trong lĩnh vực KHTN&KT do Quỹ tài trợ như sau:

    • Kinh phí công lao động: Được tính dựa trên số ngày công thực hiện của từng thành viên.
    • Tiền công thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia nước ngoài phối hợp trong quá trình thực hiện đề tài: Không ưu tiên tài trợ trong khuôn khổ đề tài NCCB.
    • Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định: Trong khuôn khổ Chương trình tài trợ NCCB theo truyền thống đã thực hiện những năm trước đây, Quỹ chỉ tài trợ chi mua sắm các thiết bị nghiên cứu nhỏ, cần thiết, phục vụ trực tiếp hoạt động nghiên cứu của các đề tài. Trong quá trình đánh giá xét chọn, Quỹ ưu tiên xem xét tài trợ các đề tài có tổ chức chủ trì đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đề tài. Việc đề xuất mua sắm trang thiết bị trong khuôn khổ đề tài phải tuân thủ theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2015/BKHCN-BTC ngày 01/9/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chỉ được mua sắm tài sản khi các phương án thuê, điều chuyển tài sản không hiệu quả.
    • Đoàn ra: Không ưu tiên tài trợ trong khuôn khổ đề tài NCCB. Nếu đề tài có nhu cầu, đề nghị đăng ký Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ Quốc gia theo quy định tại Thông tư số 09/2015/TT/BKHCN ngày 15/5/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Về việc áp dụng Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hướng dẫn việc khoán chi đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước theo Nghị định 95/2014/NĐ-CP về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KHCN:

    Để có căn cứ xem xét phê duyệt kinh phí tài trợ áp dụng theo quy định tại Thông tư, đề nghị các chủ nhiệm đề tài đề xuất cụ thể phương thức khoán chi từng phần hay khoán chi đến sản phẩm cuối cùng trong Đơn đăng ký thực hiện đề tài (Mẫu NCCB 01 và NCCB 01E).

    Quỹ sẽ xem xét việc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng cho đề tài NCCB nếu thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau quy định tại Thông tư:

    (1) Đề tài được tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài thuyết minh và đề xuất thực hiện phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng trong đơn đề nghị tài trợ;

    (2) Đề tài có tổng dự toán nguồn ngân sách nhà nước đối với các nội dung, sửa chữa, mua sắm tài sản cố định, đoàn ra chiếm không quá 15% tổng dự toán nguồn ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ và không quá một tỷ đồng;

    (3) Được Hội đồng khoa học ngành của Quỹ đề xuất phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng trong quá trình đánh giá xét chọn đề tài;

    12. Đăng ký nhóm nghiên cứu mạnh

    Bên cạnh các đề tài NCCB thông thường, Quỹ tài trợ các đề tài NCCB do nhóm nghiên cứu mạnh đề xuất, thực hiện. Các quy định về nhóm nghiên cứu được nêu chi tiết tại Thông tư số 37/2014/TT-BKHCN như sau:

    12.1. Yêu cầu đăng ký nhóm nghiên cứu mạnh

    Đối với nhóm nghiên cứu mạnh, ngoài các yêu cầu quy định như đối với các chủ nhiệm đề tài quy định tại mục 4 Thông báo này, phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    a) Chủ nhiệm đề tài có kết quả công bố trên các tạp chí ISI có uy tín phù hợp trong thời gian 05 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ, có khả năng tập hợp được nhiều nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao tham gia thực hiện đề tài, duy trì được hợp tác nghiên cứu khoa học thường xuyên với các nhóm nghiên cứu quốc tế cùng ngành, liên ngành;

    b) Có ít nhất 02 thành viên nghiên cứu chủ chốt của đề tài đáp ứng yêu cầu của chủ nhiệm đề tài;

    c) Tổ chức chủ trì đề tài có đủ điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật, năng lực nghiên cứu và cam kết hỗ trợ trong thời gian thực hiện nghiên cứu.

    12.2. Yêu cầu về kết quả đề tài do nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện

    Đề tài do nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện, kết quả nghiên cứu phải có ít nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí ISI có uy tín và 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc gia có uy tín. Chủ nhiệm đề tài là tác giả chính của ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín là kết quả của đề tài.

    Thời gian và kinh phí thực hiện các đề tài đăng ký nhóm nghiên cứu mạnh do CNĐT đề xuất trên cơ sở nội dung nghiên cứu và khối lượng công việc của đề tài.

    Hồ sơ đăng ký dưới dạng nhóm nghiên cứu mạnh nhưng không đủ điều kiện nêu tại điểm 12.1 và 12.2 sẽ không được xem xét tài trợ dưới dạng đề tài NCCB thông thường.

    Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng HĐKH ngành không đề xuất tài trợ dưới dạng nhóm nghiên cứu mạnh, HĐKH ngành có thể xem xét đề xuất dưới dạng đề tài NCCB thông thường.

    13. Một số chú ý

    • Các nhà khoa học đang chủ trì đề tài NCCB do Quỹ tài trợ nộp báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài giai đoạn trước để làm thủ tục nghiệm thu trước ngày 18/1/2019 có thể đăng ký hồ sơ xét chọn đề tài năm 2019 – đợt 1.
    • Tổ chức chủ trì hoặc bảo trợ phải là tổ chức khoa học và công nghệ, có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản 3713 mở tại Kho bạc Nhà nước.
    • Hồ sơ đề tài phải được xây dựng theo đúng các quy định của Quỹ. Hồ sơ lập không đúng theo biểu mẫu, không đầy đủ thông tin hoặc thông tin giữa bản tiếng Việt và tiếng Anh không thống nhất quy định sẽ không được đưa ra đánh giá, xem xét.

    Nguồn: https://nafosted.vn/thong-bao-chuong-trinh-tai-tro-nccb-trong-khoa-hoc-tu-nhien-va-ky-thuat-nam-2019-dot-1/?fbclid=IwAR3153zxWFBIiF9Z9D5-hjnYbA-CXqJt2jh3jD9fnpJhhWp99P3GzhU6iyk