Author: vbngoc

  • Kế hoạch và thể lệ cuộc thi Stem Cell Innovation 2018

    Kế hoạch và thể lệ cuộc thi Stem Cell Innovation 2018

    [pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2018/10/162.pdf”]

  • Chỉ còn 4 ngày nữa- khai mạc cuộc thi Stem Cell Innovation 2018 vòng loại offline

    Chỉ còn 4 ngày nữa- khai mạc cuộc thi Stem Cell Innovation 2018 vòng loại offline

    Từ 7h30-11h30 ngày 4/11/2018, Vòng thi đối kháng loại trực tiếp của cuộc thi Stem cell Innovation năm 2018 (Lần thứ 5-SCI2018) sẽ diễn ra tại Viện Tế bào gốc, Toà nhà B23, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM. Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. HCM.

    52 đội thi xuất sắc có số điểm cao nhất trong tổng gần 400 đội thi (3 thí sinh/đội) để vào vòng thi offline tiếp theo của SCI2018.

    Các đội thi được phân thành 3 bảng:

    – Bảng A: có 7 đội của các Trường Phổ thông Trung học (đến từ 6 Trường PTTH)

    – Bảng B: có 23 đội đến từ các Trường Đại học (ngoại trừ ĐH KHTN, ĐHQG Tp.HCM) (đến từ 8 Trường Đại học)

    – Bảng C: có 22 đội đến từ các đội của Trường Đại học KHTN, ĐHQG Tp.HCM

     Bảng A: Danh sách các đội từ các Trường PTTH 

     Bảng B: 23 đội đến từ 8 Trường Đại học (ngoại trừ ĐH KHTN, ĐHQG Tp.HCM) 

    Bảng C: 22 đội đến từ các đội của Trường Đại học KHTN, ĐHQG Tp.HCM

    Tại vòng thi này, các thí sinh sẽ vượt qua các thử thách với các kiến thức chung về Tế bào gốc.

    (more…)

  • Danh sách đề tài vào vòng chung kết giải thưởng Euréka 2018

    Danh sách đề tài vào vòng chung kết giải thưởng Euréka 2018

    Vào lúc 16h ngày 30/10/2018, BTC Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Euréka đã công bố 163 đề tài xuất sắc vượt qua 903 đề tài của vòng bán kết và được chọn vào vòng chung kết của Giải thưởng năm nay. Trong số đó có 15 đề tài thuộc lĩnh vực Công nghệ Sinh-Y Sinh được lọt vào vòng chung kết.

    Danh sách các đề tài thuộc linh vực công nghệ sinh-y sinh

    được lọt vào vòng chung kết Euréka 

    Vòng chung kết dự kiến diễn ra vào ngày 23/11/2018 tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.

    (more…)

  • Thông báo mời thầu: gói thầu FIRST/2a/SCI/G04

    Thông báo mời thầu: gói thầu FIRST/2a/SCI/G04

    THÔNG BÁO MỜI THẦU

    (MUA SẮM HÀNG HÓA)

    DỰ ÁN ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÔNG QUA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (FIRST)

    Khoản tín dụng số 5257-VN

    Tiểu Dự án: “Nâng cao năng lực tự chủ thông qua nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc tế bào gốc phục vụ điều trị một số bệnh trên người.” (FIRST-SCI)

    Thỏa thuận tài trợ số: 15/FIRST/2a/SCI

    Tiêu đề Hợp đồng: Cung cấp thiết bị phục vụ nuôi cấy tế bào người quy mô pilot.

    Số trích yếu: FIRST/2a/SCI/G04

    1. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã nhận được tài trợ từ Ngân hàng Thế giới để chi trả chi phí cho Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (FIRST) và dự định dùng một phần tiền tài trợ đó để thanh toán cho hợp đồng “Cung cấp thiết bị phục vụ ghi nhận và phân tích các yếu tố bên trong tế bào bằng hình ảnh” thuộc Tiểu dự án “Nâng cao năng lực tự chủ thông qua nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc tế bào gốc phục vụ điều trị một số bệnh trên người” (Tiểu dự án FIRST- SCI) – Tiểu hợp phần 2a của Dự án FIRST.
    2. Ban quản lý Tiểu dự án FIRST- SCI (Viện Tế bào gốc) mời các nhà thầu hợp lệ nộp hồ sơ dự thầu cho hợp đồng “Cung cấp thiết bị phục vụ ghi nhận và phân tích các yếu tố bên trong tế bào bằng hình ảnh” cụ thể như sau:
    TT Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Địa điểm giao hàng Phương thức giao hàng Thời gian giao hàng bắt đầu từ ngày ký hợp đồng (tháng)
    1 Thiết bị nuôi cấy tế bào người quy mô pilot cái 01 Viện Tế bào gốc, Tòa nhà B2-3, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Giao hàng tận nơi Tối đa 3 tháng
    2 Tủ ấm 3 khí: O2, CO2, và N2 cái 01
    3 Nồi hấp tiệt trùng cái 01
    4 Tủ an toàn sinh học cấp II cái 02

     

    1. Việc đấu thầu sẽ được thực hiện thông qua thủ tục Đấu thầu Cạnh tranh Trong nước được quy định trong Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới: Đấu thầu mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ phi tư vấn theo khoản vay IBRD và tín dụng IDA & Tài trợ của Ngân hàng Thế giớiban hành tháng 01/2011 (“Hướng dẫn mua sắm đấu thầu”), và được mở cho tất cả các nhà thầu hợp lệ như xác định trong Hướng dẫn Đấu thầu.
    2. Chỉ các nhà thầu hợp lệ đáp ứng các tiêu chí về năng lực chính sau đây nên tham dự thầu:

    Doanh thu bình quân hàng năm được xác định là tổng các khoản thanh toán mà Nhà thầu nhận được cho các hơp đồng đã hoàn thành hoặc đang thực hiện trong vòng 03 năm gần đây nhất bằng 20.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Hai mươi  tỷ đồng). Trong trường hợp nhà thầu là Liên danh, tổng doanh thu của tất cả các thành viên Liên danh phải đáp ứng yêu cầu, đồng thời doanh thu của một thành viên phải đáp ứng 40% của yêu cầu và từng thành viên phải đáp ứng 25% của yêu cầu.

    Nhà thầu phải tham gia vào ít nhất 02 hợp đồng đã được thực hiện thành công trong vòng 03 năm vừa qua, cụ thể hợp đồng tương tự là các hợp đồng cung thiết bị phục vụ nuôi cấy tế bào, thiết bị chuyên dụng cho phòng thí nghiệm công nghệ sinh học có giá trị lớn hơn hoặc bằng 8.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Tám tỷ đồng). Tiêu chí về năng lực Nhà thầu sẽ được mô tả đầy đủ hơn trong Hồ sơ mời thầu.

    1. Các nhà thầu hợp lệ và quan tâm đến hợp đồng này có thể tìm hiểu thêm thông tin từ Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Viện Tế bào gốc, Phòng 3-6, Tầng 3, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
    2. Các nhà thầu hợp lệ và quan tâm đến Hợp đồng này có thể mua một bộ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh tiếng Việt bằng cách nộp đơn mua hồ sơ tới địa chỉ liên hệ ghi ở dưới và nộp một khoản phí không hoàn lại là 1.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Một triệu đồng).Phương thức thanh toán là tiền mặt hoặc chuyển khoản. Hồ sơ mời thầu sẽ được gửi trực tiếp cho nhà thầu tại Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Phòng 3-6, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu điện (Nếu nhà thầu yêu cầu). Trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, Chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ mời thầu bị thất lạc hoặc bị giao muộn.
    3. Đảm bảo dự thầu: 110.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Một trăm mười triệu đồng chẵn). Đồng tiền: Việt Nam đồng, theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành, hoặc séc bảo chi. Thời gian có hiệu lực của đảm bảo dự thầu là 90 ngày kể từ ngày hạn chót nộp hồ sơ thầu.
    4. Hồ sơ dự thầu phải được gửi tới địa chỉ liên hệ ghi ở dướivào lúc trước 13 giờ 00 phút ngày 10/12/2018.Hồ sơ dự thầu nộp muộn sẽ bị loại. Các hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai với sự hiện diện của đại diện nhà thầu và bất kỳ ai khác muốn tham dự lễ mở thầu tại địa chỉ: Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Phòng 3-6, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 10/12/2018.
    5. Tất cả hồ sơ dự thầu phải kèm theo Bảo lãnh dự thầu như quy định trong Hồ sơ mời thầu.
    6. Thời gian phát hành HSMT: Từ 09 giờ 00 phút ngày 29/10/2018 đến trước 13 giờ 00 phút ngày 10/12/2018.
    7. Địa chỉ liên hệ: Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Phòng 3-6, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

    Người nhận: Nguyễn Lê Thành Công, Phó giám đốc Ban quản lý Tiểu dự án

    Điện thoại: + 84 28 36361206 Ext: 154 hoặc +84 914 883 262

    E-mail: first@sci.edu.vn

    BAN QUẢN LÝ TIỂU DỰ ÁN FIRST-SCI

                                                                                                         GIÁM ĐỐC

                                                                                                             (Đã ký)

  • Thông báo mời thầu: gói thầu FIRST/2a/SCI/G02

    Thông báo mời thầu: gói thầu FIRST/2a/SCI/G02

    THÔNG BÁO MỜI THẦU

    (MUA SẮM HÀNG HÓA)

    DỰ ÁN ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÔNG QUA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (FIRST)

    Khoản tín dụng số 5257-VN

    Tiểu Dự án: “Nâng cao năng lực tự chủ thông qua nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc tế bào gốc phục vụ điều trị một số bệnh trên người.” (FIRST-SCI)

    Thỏa thuận tài trợ số: 15/FIRST/2a/SCI

    Tiêu đề Hợp đồng: Cung cấp thiết bị phục vụ nhận diện, cô đặc và phân tích các chất có hoạt tính sinh học.

    Số trích yếu: FIRST/2a/SCI/G02

    1. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã nhận được tài trợ từ Ngân hàng Thế giới để chi trả chi phí cho Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học và công nghệ” (FIRST) và dự định dùng một phần tiền tài trợ đó để thanh toán cho hợp đồng “Cung cấp thiết bị phục vụ ghi nhận và phân tích các yếu tố bên trong tế bào bằng hình ảnh” thuộc Tiểu dự án “Nâng cao năng lực tự chủ thông qua nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất thuốc tế bào gốc phục vụ điều trị một số bệnh trên người” (Tiểu dự án FIRST- SCI) – Tiểu hợp phần 2a của Dự án FIRST.
    2. Ban quản lý Tiểu dự án FIRST- SCI (Viện Tế bào gốc) mời các nhà thầu hợp lệ nộp hồ sơ dự thầu cho hợp đồng “Cung cấp thiết bị phục vụ ghi nhận và phân tích các yếu tố bên trong tế bào bằng hình ảnh” cụ thể như sau:
    TT Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Địa điểm giao hàng Phương thức giao hàng Thời gian giao hàng bắt đầu từ ngày ký hợp đồng (tháng)
    1 Hệ thống sắc ký lỏng siêu cao áp hệ thống 1 Viện Tế bào gốc, Tòa nhà B2-3, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Giao hàng tận nơi Tối đa 3 tháng
    2 Máy siêu ly tâm cái 1
    3 Thiết bị tinh sạch protein nhanh cái 1

     

    1. Việc đấu thầu sẽ được thực hiện thông qua thủ tục Đấu thầu Cạnh tranh Trong nước được quy định trong Hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới: Đấu thầu mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ phi tư vấn theo khoản vay IBRD và tín dụng IDA & Tài trợ của Ngân hàng Thế giới ban hành tháng 01/2011 (“Hướng dẫn mua sắm đấu thầu”), và được mở cho tất cả các nhà thầu hợp lệ như xác định trong Hướng dẫn Đấu thầu.
    2. Chỉ các nhà thầu hợp lệ đáp ứng các tiêu chí về năng lực chính sau đây nên tham dự thầu:

    Doanh thu bình quân hàng năm được xác định là tổng các khoản thanh toán mà Nhà thầu nhận được cho các hơp đồng đã hoàn thành hoặc đang thực hiện trong vòng 03 năm gần đây nhất bằng 17.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười bảy tỷ đồng). Trong trường hợp nhà thầu là Liên danh, tổng doanh thu của tất cả các thành viên Liên danh phải đáp ứng yêu cầu, đồng thời doanh thu của một thành viên phải đáp ứng 40% của yêu cầu và từng thành viên phải đáp ứng 25% của yêu cầu.

    Nhà thầu phải tham gia vào ít nhất 02 hợp đồng đã được thực hiện thành công trong vòng 03 năm vừa qua, cụ thể  hợp đồng tương tự nhà thầu đã thực hiện phải đảm bảo là các hợp đồng cung cấp ít nhất 1 trong số các thiết bị sau: Thiết bị sắc ký lỏng, Thiết bị sắc ký khí, thiết bị ly tâm, thiết bị tinh sạch protein có giá trị lớn hơn hoặc bằng 7.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Bảy tỷ đồng). Tiêu chí về năng lực Nhà thầu sẽ được mô tả đầy đủ hơn trong Hồ sơ mời thầu.

    1. Các nhà thầu hợp lệ và quan tâm đến hợp đồng này có thể tìm hiểu thêm thông tin từ Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Viện Tế bào gốc, Phòng 3-6, Tầng 3, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
    2. Các nhà thầu hợp lệ và quan tâm đến Hợp đồng này có thể mua một bộ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh tiếng Việt bằng cách nộp đơn mua hồ sơ tới địa chỉ liên hệ ghi ở dưới và nộp một khoản phí không hoàn lại là 1.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Một triệu đồng).Phương thức thanh toán là tiền mặt hoặc chuyển khoản. Hồ sơ mời thầu sẽ được gửi trực tiếp cho nhà thầu tại Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Phòng 3-6, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam hoặc gửi qua đường bưu điện (Nếu nhà thầu yêu cầu). Trong trường hợp gửi qua đường bưu điện, Chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm nếu hồ sơ mời thầu bị thất lạc hoặc bị giao muộn.
    3. Đảm bảo dự thầu: 90.000.000 VNĐ (Bằng chữChín mươi triệu đồng chẵn). Đồng tiền: Việt Nam đồng, theo hình thức thư bảo lãnh do ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành, hoặc séc bảo chi. Thời gian có hiệu lực của đảm bảo dự thầu là 90 ngày kể từ ngày hạn chót nộp hồ sơ thầu.
    4. Hồ sơ dự thầu phải được gửi tới địa chỉ liên hệ ghi ở dướivào lúc trước 10 giờ 00 phút ngày 10/12/2018.Hồ sơ dự thầu nộp muộn sẽ bị loại. Các hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai với sự hiện diện của đại diện nhà thầu và bất kỳ ai khác muốn tham dự lễ mở thầu tại địa chỉ: Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Phòng 3-6, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 10/12/2018.
    5. Tất cả hồ sơ dự thầu phải kèm theo Bảo lãnh dự thầu như quy định trong Hồ sơ mời thầu.
    6. Thời gian phát hành HSMT: Từ 09 giờ 00 phút ngày 30/10/2018 đến trước 10 giờ 00 phút ngày 10/12/2018.
    7. Địa chỉ liên hệ: Ban quản lý Tiểu dự án FIRST-SCI, Phòng 3-6, Tòa nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

    Người nhận: Nguyễn Lê Thành Công, Phó giám đốc Ban quản lý Tiểu dự án

    Điện thoại: + 84 28 36361206 Ext: 154 hoặc +84 914 883 262

    E-mail: first@sci.edu.vn

    BAN QUẢN LÝ TIỂU DỰ ÁN FIRST-SCI

                                                                                                         GIÁM ĐỐC

                                                                                                             (Đã ký)

  • MỜI THAM DỰ SEMINAR  “ENGINEERING OF BLOOD VESSELS USING MULTIPOTENT VASCULAR PROGENITOR CELLS”

    MỜI THAM DỰ SEMINAR “ENGINEERING OF BLOOD VESSELS USING MULTIPOTENT VASCULAR PROGENITOR CELLS”

    Sáng ngày 02 tháng 11 năm 2018, Viện Tế bào Gốc (trường ĐH KHTN, ĐHQG Tp.HCM) hân hạnh đón tiếp GS. Stephen Dalton đến thăm và làm việc. Trong dịp này, GS. Dalton sẽ trình bày các nghiên cứu nổi bật về tế bào gốc đa năng và y học tái tạo với chủ đề “ENGINEERING OF BLOOD VESSELS USING MULTIPOTENT VASCULAR PROGENITOR CELLS”

    1. Stephen Dalton hiện là Giám đốc Trung tâm Y học phân tử, Khoa Hóa sinh và Sinh học phân tử, trường ĐH Georgia, Hoa Kỳ. Các hướng nghiên cứu của GS tập trung vào các lĩnh vực sau:
    • The Biology of Pluripotent Cells
    • The Mesothelium Lineage and Vasculature Progenitor Cells
    • Glycobiology of Pluripotent Stem Cells
    • Mesoderm, skeletal muscle and brown adipocyte biology

    Các nghiên cứu của GS. Dalton được công bố trên các tạp chí uy tín của thế giới như: Cell Stem Cell, Nat Commun., Stem Cells, Epigenetics, Development, Bioessays, Curr Opin Genet Dev…

    Đây là cơ hội tốt để các nhà nghiên cứu, các bạn sinh viên gặp gỡ và trao đổi với GS. Dalton công tác tại 1 trong những trường ĐH có lịch sử lâu đời và danh tiếng nhất của Hoa Kỳ.

    Các thông tin thêm về GS. Dalton dễ dàng được tìm thấy tại:

    https://cmm.uga.edu

    https://daltonlab.uga.edu

    Thời gian: 9h00-11h00 ngày 02-11-2018.

    Địa điểm: Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khu phố 6, Linh trung, Thủ Đức (phòng Hội trường tòa nhà B6-1)

    Số lượng: Giới hạn 100 người đăng ký đầu tiên

    Trân trọng kính mời các Quý Thầy/Cô, các nhà nghiên cứu, các bạn sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đến tham dự buổi hội thảo.

    Vui lòng đăng kí tham dự theo link bên dưới trước ngày 31/10/2018.

    Link đăng kí tham dự: https://goo.gl/forms/V7DJrPmQwrHRQt913

  • Tập thể nữ Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM đạt giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2018

    Tập thể nữ Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM đạt giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2018

    Tập thể nữ Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam với giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2018

    Ngày 15/10/2018 tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Hà Nội, TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã long trọng tổ chức “Lễ trao giải thưởng Phụ nữ Viêt Nam, Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp năm 2018” cho 5 tập thể nữ và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống trong cả nước. Tập thể cán bộ viên chức nữ của Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc Gia TPHCM vinh dự là đơn vị duy nhất tại phía nam được nhận giải thưởng cao quý này.

    Tập thể nữ Viện Tế bào gốc- trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG TP.HCM tại buổi lễ trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018 

    Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam được thành lập từ năm 2002, đến nay đã qua chặng đường 15 năm. Đây là một giải thưởng thường niên lớn nhất cho phụ nữ Việt Nam nhằm biêu dương, tôn vinh, khích lệ tinh thần sáng tạo, năng động; ý chí quyết tâm và nghị lực vươn lên của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam.

    Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, UV Ban Chấp hành TW Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho biết đến nay, từ gần 1000 đề cử từ các bộ ngành và các tỉnh thành trong cả nước đã có 74 tập thể, 134 cá nhân xuất sắc trên nhiều lĩnh vực đã được nhận giải thưởng danh giá này. Sau 15 năm, giải thưởng Phụ nữ Việt Nam thật sự đã trở thành niềm tự hào cho các cá nhân, tập thể phụ nữ tại Việt Nam.

    Năm 2018, 5 tập thể nữ xuất sắc được vinh danh bao gồm:

    1. Tập thể nữ công chức viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng
    2. Tập thể nữ cán bộ viên chức – người lao động Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM.
    3. Tập thể lao động nữ Tổng công ty May 10, tập đoàn Dệt may Việt Nam
    4. Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương.
    5. Tập thể cán bộ, hội viên Hội phụ nữ Cục Đối ngoại, Bộ Quốc Phòng.

    Về phía đại diện Lãnh đạo Nhà nước, Đồng chí Trần Quốc Vượng – UV Bộ Chính Trị, thường trực Ban Bí thư TW Đảng đã ghi nhận, đánh giá cao các thành tích của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cá nhân tập thể được vinh danh tại buổi lễ này, đồng thời cũng có các chỉ đạo định hướng cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong thời gian sắp tới.

    Với thành tích: tác giả của 7 đề tài khoa học, 6 chuyển giao công nghệ xây dựng và chuẩn hóa thành công quy trình nuôi cấy tế bào gốc đạt tiêu chuẩn cho cấy ghép lâm sàng, tham gia xuất bản sách chuyên khảo và các bài báo khoa học trong và ngoài nước, 3 bằng sở hữu trí tuệ, đại diện tập thể cán bộ viên chức nữ của Viện Tế bào gốc đã vinh dự được Đồng chí Trần Quốc Vượng – UV Bộ Chính Trị, thường trực Ban Bí thư TW Đảng và Đồng chí Trương Thị Mai – UV Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Dân vận TW tặng huân chương và kỉ niệm chương của Quỹ giải thưởng tài năng nữ Việt Nam.

    Với vinh dự này, tập thể nữ cán bộ Viện tế bào gốc đã khẳng định được vị thế cũng như đóng góp của mình trong hoạt động nghiên cứu khoa học và hứa hẹn sẽ luôn cố gắng cống hiến để đạt nhiều thành tích giá trị hơn nữa.

    (Ngân Hà)

     

  • ‘Thế giới’ bé lại bằng những tế bào: Thời thiếu nữ đã trôi qua thế đó…

    ‘Thế giới’ bé lại bằng những tế bào: Thời thiếu nữ đã trôi qua thế đó…

    pno

    Trong căn phòng vô trùng, đủ thứ máy móc, chai lọ, vật dụng… có những phụ nữ cặm cụi phân tích tế bào – đơn vị nhỏ nhất của sự sống.

    Cứ vậy, hết ngày này qua tháng khác, họ đã chọn nơi đây để “trú ẩn” cho một phần đời tuổi trẻ, tưởng chừng không có bão nhưng đầy “bão” trong lòng.

    'The gioi' be lai bang nhung te bao: Thoi thieu nu da troi qua the do…
    Tập thể nữ SCI là đơn vị tập thể nữ duy nhất của phía Nam vinh dự nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018

    Tuổi 20 trong phòng thí nghiệm

    Trong 19 cán bộ nữ (chiếm 61%) của Viện Tế bào gốc (SCI, thuộc Trường đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM), người lớn tuổi nhất năm nay 33 tuổi và người nhỏ nhất mới 24 tuổi. Công việc của các chị quẩn quanh trong phòng thí nghiệm với các tế bào gốc: chơi đùa, phân tích, mổ xẻ, nhìn ngắm chúng cả ngày. Các chị nói, thế giới của các chị bé bằng một tế bào. Dưới kính hiển vi, có một thế giới khác vừa xa lạ vừa gần gũi, hiện lên một cách sống động.

    Từ nhỏ, Đào Thị Thanh Thủy đã muốn làm một cái gì đó trong phòng thí nghiệm; nhưng lúc đó, Thủy chưa hình dung được mình sẽ làm gì. Cho tới khi, qua kính hiển vi, lần đầu nhìn những vật chất di truyền trong tế bào cựa quậy, chuyển động trước mắt, cô sinh viên Khoa Sinh đã quyết định theo đuổi con đường trở thành một nhà nghiên cứu khoa học, dù điều đó không hẳn là mong muốn của cha mẹ.

    ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ (thứ 2 từ trái sang) cùng đồng nghiệp tại lễ trao giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2018 

    “Mình muốn chạm vào nó gần hơn. Đó là cơ thể mình, nhưng trước giờ mình chưa bao giờ hình dung được, dưới lớp da thịt này, có một thế giới vừa khổng lồ lại vừa bí ẩn tồn tại như thế” – Thủy kể về kỷ niệm “dan díu” với một tế bào bằng cảm giác khá phấn khích.

    Tiến sĩ Trương Hải Nhung, một trong hai “chị đại” của SCI, tập trung nghiên cứu các ứng dụng tế bào gốc trong việc xử lý các vấn đề bệnh lý về gan như ung thư gan, xơ gan… Chị cười: “Có mỗi cái gan thôi, nghiên cứu hoài không hết. Thời sinh viên đã nghiên cứu nó, giờ vẫn chưa xong”. Mà, có lẽ cũng không bao giờ xong được, bởi mỗi loại tế bào có những hình dáng khác nhau, mỗi người lại có những tế bào khác nhau. Cứ thế, chúng vận động, sinh sôi, phát triển. Có những người, cả đời chỉ mong ước thấu suốt được một loại tế bào.

    So với những ngành nghề khác, những người nữ làm nghiên cứu y sinh cần tính kiên nhẫn, cần mẫn tới mức khiến người ngoài phải sốt ruột. Thông thường, ở những ngành nghề khác, công việc hành chính bắt đầu từ 8g sáng tới 5g chiều, nhưng người làm nghiên cứu không vậy. Công việc có khi kéo dài tới 8, 9g tối, thậm chí đến 1, 2g sáng hôm sau. Người độc thân thì không sao, nhưng nếu lập gia đình, có con cái thì phải chật vật tự cân bằng cuộc sống.

    Vất vả là vậy, nhưng “hết dự án nghiên cứu này lại lui cui nghiên cứu dự án khác, bởi nếu rảnh quá, lại rất chán” – chị Nhung chia sẻ. “Nhưng khi bạn bè bay nhảy bên ngoài, thanh xuân trôi qua trong căn phòng ngột ngạt kín mít này, chẳng lẽ không chán ư?”, tôi hỏi. Thủy hỏi ngược lại: “Nếu bạn bè thích du lịch thì mình thích nghiên cứu. Thanh xuân đâu vô nghĩa nếu được làm cái ta thích”.

    'The gioi' be lai bang nhung te bao: Thoi thieu nu da troi qua the do…
    Tiến sĩ Trương Hải Nhung trong thế giới quen thuộc của mình

    Hạnh phúc nhỏ bé

    “Giống như các bạn diễn viên, ca sĩ, người mẫu thuộc về showbiz; những nhà khoa học cũng có cộng đồng của mình (tạm gọi là “sciencebiz”). Trong cộng đồng đó, số lượng khoa học gia nữ được định danh không phải là ít. Hằng năm, những người làm nghiên cứu đều có những hội nghị hoặc hội thảo, quy tụ những nhà khoa học có cùng câu chuyện, tiếng nói. Giá trị cao nhất của khoa học là sẻ chia, để được học hỏi nhiều hơn. Người ngoài nhìn vào vẫn nói đây là cái nghề… chán ngắt, tẻ nhạt, buồn ngủ. Nhưng nếu làm rồi và sống với nó mới thấy, nó cực kỳ năng động” – chị Nhung chia sẻ.

    Giờ đây, chẳng cần đi đâu xa, các nhà khoa học vẫn có thể làm khoa học. Năm 2007, Đại học Quốc gia TP.HCM đầu tư cho SCI một phòng nghiên cứu hiện đại, với tổng kinh phí 2 triệu USD, giúp cho việc nghiên cứu thuận lợi, cập nhật hơn. Khoảng cách trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam hiện nay với thế giới đang ngày càng thu hẹp. Các nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế ngày càng nhiều. Chị Nhung nói, ra sân chơi quốc tế mà mình có thể chơi được với họ, nghĩa là những nghiên cứu của mình có tính chất cập nhật, đặc thù. Và sân chơi ấy là sân chơi bình đẳng, không phân biệt giới tính, chủng tộc, màu da.

    Ngồi nói chuyện, cảm nhận được sự cởi mở của họ; nhưng những người phụ nữ ấy có khi lại ngượng nghịu, khiêm tốn trước ống kính. Bởi, thế giới của họ “ở trong tối, gắn với những công việc thầm lặng quen rồi, giờ ra sáng, cứ thấy không quen”. Tiến sĩ Trương Hải Nhung nhớ lại, năm 2015-2016, vừa đoạt giải thưởng Quả cầu vàng về khoa học công nghệ, vừa tham gia Đại hội Tài năng trẻ toàn quốc, chị xuất hiện dày đặc trên truyền thông. Chị xem đó là những dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời làm khoa học của mình, nhưng cũng là áp lực buộc chị phải cố gắng nhiều hơn. Chị nói, giai đoạn đó thực sự ồn ào, hào nhoáng. Chị phải tự nhắc lắng mình xuống, để làm việc, để quay về với căn phòng đang còn ngổn ngang dự định.

    Hạnh phúc của một người làm khoa học là nghiên cứu của mình được ứng dụng vào thực tiễn. Nếu Đào Thị Thanh Thủy đang mong muốn có một nghiên cứu “thành hình, rõ nét, có tác động” liên quan tới các bệnh lý về xương khớp, tiến sĩ Trương Hải Nhung đang đi hết khát vọng của mình với lá gan thì tiến sĩ Vũ Bích Ngọc đang mong sớm tạo ra được mô sụn nhân tạo đủ tiêu chuẩn cấy ghép vào cơ thể người để điều trị thoái hóa sụn khớp. Xa hơn, kết quả đề tài của chị có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y học, mỹ phẩm, lai tạo giống. Giá trị của khoa học là mang lại hiệu quả thiết thực, dù là nhỏ nhoi. Đó là thế giới “nhỏ và rất nhỏ” của các chị.

    Được vinh danh tại giải thưởng “vàng” dành cho giới nữ

    Trong những năm qua, Viện Tế bào gốc (tiền thân là Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc) liên tục đạt được nhiều thành tựu khoa học đáng kể trong nước và quốc tế, được đánh giá là một trong những đơn vị có hoạt động khoa học công nghệ xuất sắc của Đại học Quốc gia TP.HCM.

    Ngày 15/10, tập thể nữ Viện Tế bào gốc – đơn vị tập thể nữ duy nhất của phía Nam – đã vinh dự nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018. Đây là giải thưởng cấp quốc gia quan trọng dành cho phụ nữ Việt Nam, nhằm ghi nhận những cống hiến, tài năng, sức sáng tạo của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các chị là tác giả của 7 đề tài khoa học; 6 chuyển giao công nghệ; xây dựng và chuẩn hóa thành công quy trình nuôi cấy tế bào gốc đạt tiêu chuẩn cho cấy ghép lâm sàng; tham gia xuất bản sách chuyên khảo trong và ngoài nước; có 3 bằng sở hữu trí tuệ, trong đó có 3 tác giả chính là nữ; 100% sinh viên do các chị hướng dẫn có việc làm sau khi tốt nghiệp.

    Trong 3 cá nhân đoạt giải thưởng Quả cầu vàng về khoa học công nghệ có 2 nhà nghiên cứu nữ: tiến sĩ Trương Hải Nhung (năm 2016) và tiến sĩ Vũ Bích Ngọc (năm 2017). Tiến sĩ Vũ Bích Ngọc cũng chính là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu cấp Nhà nước năm 2017 vừa được công bố hồi tháng Ba năm nay. Ngoài ra, nhiều cán bộ nữ tham gia báo cáo tại các hội nghị trong nước và quốc tế được đánh giá cao, trong đó có hai cán bộ đoạt giải báo cáo viên xuất sắc tại Hội nghị quốc tế CRRM (2017).

    Tiến sĩ Trương Hải Nhung, Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2016: “Một ngày nào đó, những thế giới nhỏ nhỏ ghép lại thành một thế giới to”

    Hồi còn học năm thứ 2 tại Trường đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, thầy Phan Kim Ngọc – một trong những người đầu tiên xây dựng công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam, có nói với lũ sinh viên một câu mà tôi nhớ mãi: “Nếu trở thành một bác sĩ giỏi, trong cuộc đời của mình, các em sẽ cứu được hàng ngàn bệnh nhân. Nhưng nếu là một nhà nghiên cứu khoa học giỏi, có thể cứu được cả thế giới”.

    Lúc đó, hai chữ “thế giới” trong tưởng tượng của tôi vĩ đại, lớn lao lắm. Tôi tưởng tượng một ngày nào đó, mình có thể phát minh ra một loại thuốc, một loại vắc-xin nào đó mang tầm ảnh hưởng toàn cầu. Tôi quyết định chuyển hướng sang làm nghiên cứu cũng vì câu nói của thầy.

    Giờ đây, khi đã bước chân vào lĩnh vực này, ngày qua ngày cặm cụi làm bạn với những tế bào có nhiều hình thù khác nhau, càng học nhiều, làm nhiều, mới thấy sự học vô cùng. Và “thế giới” vĩ đại, to lớn, xa vời mà ngày xưa tôi khát vọng chạm tay tới giờ được hiện thực hóa, cụ thể hơn rất nhiều.

    “Thế giới” đó bé lại bằng một câu chuyện này, một công trình này, một đề án này, một phạm vi nhỏ, một góc phòng thí nghiệm vô trùng này. Cứ thế, mỗi ngày sẽ được lấp đầy bằng những câu chuyện nhỏ. Rồi một ngày nào đó, những thế giới nhỏ nhỏ đó sẽ ghép lại thành một thế giới to.

    (Đậu Dung)

    Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/giao-duc/the-gioi-be-lai-bang-nhung-te-bao-thoi-thieu-nu-da-troi-qua-the-do-143352/#top

  • Thông báo v/v tham gia “Giải thưởng Công trình NCKH xuất sắc cho Sinh viên, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh ở ĐHQG-HCM” năm 2018

    Thông báo v/v tham gia “Giải thưởng Công trình NCKH xuất sắc cho Sinh viên, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh ở ĐHQG-HCM” năm 2018

    Nhằm khuyến khích sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh say mê nghiên cứu khoa học và phát huy năng lực tư duy sáng tạo, ĐHQG-HCM tiếp tục tổ chức “Giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh ở ĐHQG-HCM” năm 2018.

    Theo quyết định số 1129/QĐ-ĐHQG ngày 18/10/2016 của ĐHQG-HCM về việc ban hành “Hướng dẫn tổ chức giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh ở ĐHQG-HCM”, theo thông báo số 09 /KHCN của Phòng KHCN -Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, các cá nhân và tập thể có thành tích khoa học nổi bật xem xét tham gia xét chọn Giải thưởng.

    Hồ sơ đăng ký nộp về Phòng KHCN, trường Đại học Khoa học Tự nhiên bao gồm:

    • Đơn xin tham gia giải thưởng (theo mẫu);
    • Thông tin kết quả công trình tham gia giải thưởng (theo mẫu);
    • Công trình công bố hoặc sản phẩm sở hữu trí tuệ (giải pháp hữu ích, bằng phát minh sáng chế hoặc chứng nhận kết quả được ứng dụng để tạo ra sản phẩm có giá trị cho doanh nghiệp và địa phương);
    • Minh chứng tạp chí đăng bài thuộc danh mục CSDL của ISI/SCOPUS;
    • Minh chứng xếp hạng của SCImago cho tạp chí đăng bài.
    • Giấy chứng nhận là Sinh viên/Học viên cao học/Nghiên cứu sinh.

    Mỗi cá nhân/tập thể đề xuất cần nộp 01 bộ hồ sơ được đóng thành quyển và gửi tất cả các file qua địa chỉ email: hntanh@hcmus.edu.vn.

    Lưu ý: các công trình tham gia xét chọn giải thưởng có thời gian được công bố/chấp nhận đăng trong khoảng 10/2017-10/2018.

    Thời hạn: từ ngày 16/10/2018 đến 17h ngày 30/10/2018. Sau thời hạn trên, Phòng KHCN sẽ không nhận hồ sơ và tiến hành tổng kết, họp Hội đồng cơ sở xét đề xuất lên ĐHQG-HCM, kính đề nghị các tập thể/cá nhân nộp hồ sơ đúng hạn định.

    Kính chào trân trọng.

    Đính kèm:

    1. Quyết định về việc ban hành “Hướng dẫn tổ chức giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc cho SV, HVCH và NCS ở ĐHQG-HCM”;
    2. Đơn xin tham gia giải thưởng;
    3. Thông tin kết quả công trình tham gia giải thưởng.

    Nguồn: https://www.hcmus.edu.vn/component/content/article?id=1575:thong-bao-v-v-tham-gia-giai-thuong-cong-trinh-nckh-xuat-sac-cho-sinh-vien-hoc-vien-cao-hoc-nghien-cuu-sinh-o-dhqg-hcm-nam-2018&catid=101&Itemid=437

  • Tập thể nữ cán bộ Viện Tế bào gốc vinh dự được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018

    Tập thể nữ cán bộ Viện Tế bào gốc vinh dự được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018

    Chiều ngày 15/10/2018, 5 tập thể và 10 cá nhân xuất sắc, năng động, sáng tạo, đại diện cho ý chí quyết tâm và nghị lực vươn lên của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam đã vinh dự được nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018.

    Tới dự có ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Quyền Chủ tịch nước và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu từ các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

    Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
và bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Dân vận TƯ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam cho 5 tập thể nữ tiêu biểu năm 2018

    Chân dung 5 tập thể xuất sắc toàn quốc được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2018

    Với thành tích các cán bộ nữ là tác giả của 7 đề tài khoa học; 6 công nghệ được chuyển giao ; xây dựng và chuẩn hóa thành công quy trình nuôi cấy tế bào gốc đạt tiêu chuẩn cho cấy ghép lâm sàng; tham gia xuất bản sách chuyên khảo trong và ngoài nước, 3 trình được đồng ý cấp bằng sở hữu trí tuệ, trong đó có 3 tác giả chính là nữ; 100% sinh viên do các nữ cán bộ hướng dẫn có việc làm sau khi tốt nghiệp, Viện Tế bào gốc, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM được vinh dự là 1 trong 5 tập thể được nhận giải thưởng này.

    Đại diện cán bộ nữ Viện Tế bào gốc nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam

    Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam là giải thưởng cấp quốc gia quan trọng dành cho phụ nữ Việt Nam nhằm ghi nhận những cống hiến, tài năng, sức sáng tạo của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2018, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam đã được xét trao cho 5 tập thể và 10 cá nhân xuất sắc, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và cộng đồng.

    Tính đến nay, sau 15 lần xét giải, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam đã được trao cho 74 tập thể và 134 cá nhân.

    DANH SÁCH TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN

    ĐƯỢC NHẬN GIẢI THƯỞNG PHỤ NỮ VIỆT NAM NĂM 2018

    (Theo Quyết định số 08/QĐ-HĐQLQ ngày 05 tháng 10 năm 2018)

     

    I. Các tập thể nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2018

    1.  Tập thể nữ công chức viên chức Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Cao Bằng

    2.  Tập thể nữ cán bộ viên chức – người lao động Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

    3.  Tập thể lao động nữ Tổng công ty May 10, Tập đoàn Dệt may Việt Nam

    4.  Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương

    5.  Tập thể Cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ Cục Đối ngoại, Bộ Quốc Phòng

    II. Các cá nhân nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2018

    1.  Bà Đặng Thị Trúc Lan Chi, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Tiến, tỉnh Bến Tre

    2.  Thượng tá Trịnh Thị Hà, Phó Trưởng phòng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu – Bộ Công an

    3.  PGS.TS. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kim Hoa, Chủ nhiệm Bộ môn Xã hội học Dân số và Môi trường, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển CTXH, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    4.  Bà Vương Thị Thu Hương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long

    5.  GS.TS. Phạm Thị Hương Lan, Trưởng khoa Thủy văn và Tài nguyên nước kiêm Viện trưởng Viện Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu

    6.  Bà Tô Thị Mỹ Linh, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

    7.  Bà Phan Thị Sen, Trưởng phòng Dạy thực hành, Trung tâm Phục hồi chức năng – Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa

    8.  Bà Trần Thị Thanh Thanh, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Nguyên Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

    9.  Thượng úy Nguyễn Thị Trinh, Nhân viên văn thư, bảo mật – văn phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum

    10.   Bà Đặng Kim Tuyến, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên cao su Lộc Ninh – Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.

     

    (Bài viết sử dụng thông tin từ nhóm PV báo Phụ nữ Việt Nam: http://phunuvietnam.vn/xa-hoi/chan-dung-5-tap-the-va-10-ca-nhan-duoc-trao-giai-thuong-phu-nu-viet-nam-2018-post49840.html và Bích Quyên báo Sài Gòn giải phóng  http://www.sggp.org.vn/trao-giai-thuong-phu-nu-viet-nam-2018-cho-15-tap-the-ca-nhan-xuat-sac-552701.html)