Author: tcnhat

  • Sự căng thẳng của người cha có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ

    Sự căng thẳng của người cha có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ

    Tinh trùng dường như không quên một thứ gì. Sự căng thẳng thần kinh của người bố, cho dù là ở trẻ chưa dậy thì hay đã là người lớn, để lại một dấu ấn lâu dài trên tinh trùng của họ. Điều này cung cấp cho những con trai và con gái của họ những phản ứng ngốc nghếch đối với sự căng thẳng, một phản ứng liên quan đến một số rối loạn tâm thần. Những phát hiện này được công bố trong một nghiên cứu tiền lâm sàng mới trên tạp chí Neuroscience bởi các nhà nghiên cứu ở Đại học Pennsylvania, hướng đến một hiện tượng epigenetic (ngoài di truyền) chưa bao giờ được thấy trước đó với các bệnh liên quan đến sự căng thẳng chẳng hạn sự lo âu và trầm cảm truyền từ bố sang con.

    Trong khi những tác động của môi trường, chẳng hạn chế độ ăn uống, lạm dụng thuốc và căng thẳng mãn tính, cảm giác của các bà mẹ trong suốt thai kì đã được chỉ ra là có tác động lên sự phát triển thần kinh của con cái và làm tăng một số nguy cơ bệnh tật, ảnh hưởng của người bố lên những đứa con của họ dường như chưa được hiểu rõ. Tác động của thời gian sống của người bố lên những đứa trẻ thậm chí còn xa ngoài tầm với.

    Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Phó giáo sư, Tiến sĩ Tracy L. Bale về khoa học thần kinh ở trường Perelman của Viện y học về tâm thần học và trường của Viện thú y về sinh học động vật, đã chỉ ra rằng những căng thẳng trên những con chuột đực trưởng thành và chưa dậy thì đều cảm ứng một dấu ấn ngoài di truyền ở những tinh trùng của chúng, sẽ tái thiết lập chương trình trục nội tiết vùng dưới đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận (HPA), một vùng của não chi phối sự đáp ứng lại với những căng thẳng. Thật đáng ngạc nhiên, ở đời con, cả con đực và cái đều có hoạt động phản ứng lại với những căng thẳng thấp một cách bất thường.

    Sự rối loạn điều hòa con đường stress này, kể cả khi các hoạt động phản ứng này được tăng cao hay làm giảm, là một dấu hiệu cho thấy cơ thể không có khả năng đáp ứng thích ứng lại với những thay đổi của môi trường. Và như một hệ quả, những phản ứng lại với sự căng thẳng của chúng trở nên bất thường, có thể dẫn đến những rối loạn liên quan đến sự căng thẳng.

     

    nrurol.2012.183-f1

    “Thật sự không có vấn đề gì nếu người bố trải qua suốt tuổi dậy thì hay ở tuổi trưởng thành khi stress trước khi họ kết hôn. Chúng tôi chỉ ra ở đây lần đầu tiên những căng thẳng có thể tạo nên những thay đổi trong thời gian dài đến tinh trùng mà có thể tái thiết lập chương trình sự điều hòa hệ trục căng thẳng HPA của những đứa con”, ông Bale nói. “Những phát hiện này gợi ý ra một con đường trong đó sự tiếp xúc với căng thẳng của bố có thể liên quan đến những bệnh thâm thần-thần kinh như vậy.

    Các nghiên cứu dịch tễ học trước đó cho rằng các tế bào mầm-tinh trùng và trứng- nhạy cảm hơn với sự tái thiết lập chương trình trong suốt thời kì tăng trưởng chậm của giai đoạn tiền dậy thì. Vì thế, trong nghiên cứu này, để chứng minh tác động của những căng thẳng trên người bố, chuột đực được tiếp xúc với những căng thẳng mãn tính trong 6 tuần, trước khi cho giao phối, kể cả nhưng con đang trong tuổi dậy thì hay chỉ ở giai đoạn trưởng thành. Các căng thẳng điển hình bao gồm sự thay đổi chuồng bất thình lình, dấu hiệu của động vật ăn thịt (chẳng hạn nước tiểu của cáo), tiếng ồn, hay một tác nhân lạ trong chuồng.

    Chuột đực là một mô hình lý tưởng cho những thí nghiệm như vậy bởi vì chúng không tham gia vào quá trình nuôi con, đồng nghĩa với việc bất kì nhân tố ngoại sinh nào ngoài sự tạo thành tế bào mầm về cơ bản đều được loại bỏ.

    Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng con cái của các nhóm bố mẹ bị căng thẳng biểu hiển làm giảm đi đáng kể mức độ của hormone căng thẳng corticosterone – ở người, đó là cortisol – trong phản ứng với stress.

    Để hiểu được sơ đồ thần kinh ở những đứa con, nhóm cũng đã kiểm tra những thay đổi trong biểu hiện gen ở các vùng não nhất định liên quan đến sự điều hòa căng thẳng: nhân cận não thất (paraventricular) (PVN) và vùng nhân đệm của vân tận cùng. Họ tìm thấy sự tăng biểu hiện của các gen đáp ứng glucocorticoid trong PVN, một sự thay đổi hỗ trợ một cơ chế nhờ đó sự tăng độ nhạy cảm phản hồi âm tính có thể được giải thích.

    Các nhà nghiên cứu cũng xem xét một loạt các microRNA (miRs) trong tinh trùng duy nhất đóng góp cho sự biểu hiện gen sau thụ tinh để kiểm tra sự để lại các cơ chế ngoài di truyền cho thế hệ sau. Ở cả hai nhóm của ông bố bị stress, có sự gia tăng đáng kể trong biểu hiện của chín miRs. Những miRs này có thể được nhắm mục tiêu RNA thông tin của mẹ được lưu trữ trong trứng lúc thụ tinh, do đó tinh trùng của bố có thể điều chỉnh một số khía cạnh của sự phát triển sớm để thông báo cho con cái của mình về môi trường, theo các tác giả.

    Họ cũng chỉ ra rằng một phản ứng căng thẳng sinh lý được làm giảm có thể phản ánh một số lợi ích tiến hóa thích nghi truyền cho con cái để đảm bảo sự sống trong một môi trường được dự kiến ​​sẽ căng thẳng hơn.

    “Cho dù những phản ứng căng thẳng được làm giảm sút như vậy sẽ là bất lợi hay có lợi cho con cái, nó có thể phụ thuộc vào môi trường mà trong đó họ đã được sinh ra, cũng như các yếu tố nền tảng di truyền,” họ viết trong bài báo. Tuy nhiên, họ kết luận, phát hiện rằng kinh nghiệm căng thẳng nhẹ qua một thế hệ có thể thay đổi trong tế bào mầm sinh dục đực cung cấp một cơ chế quan trọng và mới lạ góp phần vào nguy cơ mắc bệnh tâm thần kinh.

    “Tiếp theo, chúng tôi đang xem xét các cơ chế theo đó những miRs tinh trùng hoạt động trong quá trình thụ tinh, và sau đó chúng ta có thể suy nghĩ về việc sử dụng chúng như những chỉ thị sinh học trong các bệnh ở người”, ông Bale nói. “Và sau đó chúng ta có thể bắt đầu dự đoán những người đã tiếp xúc với những gì, và suy nghĩ về việc phò
    ng ngừa và điều trị trên lâm sàng.”

    Lâm Thị Mỹ Hậu
    Email: ltmhau@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/06/130612132656.htm

  • Công bố mới về tỷ lệ thành công trong đông lạnh trứng

    Công bố mới về tỷ lệ thành công trong đông lạnh trứng

    Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Y New York và Đại học California Davis đã hệ thống hóa lần đầu tiên mối tương quan giữa tỷ lệ sinh và xác suất liên quan đến tuổi tác sau khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) trứng đông lạnh. Một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Kutluk Oktay, một bác sĩ/nhà khoa học ở Đại học New York chuyên về bảo tồn khả năng sinh sản của bệnh nhân nữ ung thư, thực hiện một phân tích của chu kỳ bảo quản lạnh trứng sử dụng dữ liệu cá nhân của bệnh nhân để báo cáo khả năng sống từ chu kỳ thụ tinh ống nghiệm. Nghiên cứu  được công bố trên mạng vào tháng 5, được ban hành trên tạp chí sinh sản và Vô sinh của Hội Y học sinh sản Mỹ.

    Bên cạnh đông lạnh phôi, đông lạnh trứng là một kỹ thuật tương đối mới cho phép phụ nữ bảo tồn khả năng sinh sản của họ vì lý do y tế hoặc tự chọn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại về mặt đạo đức, pháp lý và/hoặc tôn giáo và nhiều tranh cãi về sự lão hóa trong sinh sản. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để xây dựng ngân hàng trứng cho, cũng như hạn chế tối thiểu nguy cơ quá kích buồng trứng. Cho đến nay, những người phụ nữ đã trải qua bảo quản trứng lạnh, hoặc đông lạnh trứng, không thể dự đoán được cơ hội sinh con của họ khi trứng được cấy ghép trở lại. Oktay và nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu thô từ 10 nghiên cứu công bố trước đây về đông lạnh trứng, cho phép họ tích lũy những gì có thể là cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới về kết cục thai kỳ sau khi đông lạnh trứng. Sử dụng cơ sở dữ liệu này, bao gồm dữ liệu từ 2.265 chu kỳ đông lạnh trứng ở 1.805 phụ nữ ở Mỹ và châu Âu, các nhà nghiên cứu đưa ra các chỉ tiêu có thể được sử dụng để xác định tỷ lệ đông lạnh trứng thành công dựa trên tuổi của một người phụ nữ, số lượng trứng đông lạnh, và phương pháp đông lạnh trứng.

    “Nhờ vào bước đột phá này, phụ nữ và các bác sĩ sinh sản sẽ có thể sử dụng một ước lượng về tỷ lệ mang thai  để tính toán cơ hội riêng của họ và đưa ra quyết định chính xác về qui trình tiến hành”, tiến sĩ Oktay nói.

    dfbg

    Nghiên cứu cũng cho thấy, trong khi trứng đông lạnh tỷ lệ thành công suy giảm theo tuổi tác như mong đợi, có sự sụt giảm rõ nét hơn sau 36 tuổi. Mặc dù có thể mang thai từ trứng đông lạnh được cấy ghép cho đến tận tuổi 44, tỷ lệ thành công là ít hứa hẹn sau khi 42 tuổi.

    Lâm Thị Mỹ Hậu
    ltmhau@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/05/130529154642.htm

  • Sự hoạt hóa gene làm chuột đồng thảo nguyên yêu nhau

    Sự hoạt hóa gene làm chuột đồng thảo nguyên yêu nhau

    Sự biến đổi ngoài di truyền ảnh hưởng dến các tín hiệu dẫn truyền thần kinh dẫn đến hình thành sự ghép cặp.

    Tình yêu thật sự thay đổi trí não của bạn- ít nhất nếu bạn là một con chuột thảo nguyên!

    Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên chỉ ra rằng hoạt động giao phối kích thích sự biến đổi về mặt hóa học trong cấu trúc nhiễm sắc thể một cách bền vững. Sự biển đổi ngoài di truyền này ảnh hưởng rất nhiều đến sự biểu hiện của gene điều hòa tập tính giao phối và sự “chung thủy” (tập tính một vợ một chồng) ở động vật.

    Chuột thảo nguyên (Microtus ochrogaster) từ lâu đã được các nhà khoa học thần kinh và nội tiết rất ưa chuộng trong việc sử dụng để nghiên cứu tập tính của động vật một phần là do loài này có tập tính giao phối ghép cặp một vợ một chồng. Mối liên hệ này giúp chúng trở thành mô hình lý tưởng để hiểu sâu hơn về tập tính sinh học quan hệ một vợ một chồng ở người.

    Các nghiên cứu trước đây cho thấy chất dẫn truyền thần kinh oxytocin và vasopressin có vai trò chính trong việc thúc đẩy và điều hòa hình thành sự ghép cặp. Chuột thảo nguyên đã được ghép biểu hiện ở mức cao các thụ thể cho các chất dẫn truyền thần kinh hơn những con chuột chưa được ghép. Thí nghiệm khác được thực hiện trên những con chuột đồng núi chưa ghép đôi (M. montanus) nhưng được tiêm oxytocin và vasopressin, chúng có những hành vi một vợ một chồng của những con chuột thảo nguyên họ hàng.

    Vì hành vi dường như có vai trò chủ đạo trong việc thay đổi đặc điểm sinh học thần kinh của động vật, các nhà khoa học nghi ngờ hiện tượng này có liên quan đến sự biến đổi ngoài di truyền (epigenetics). Cụ thể, có nhiều sự biến đổi hóa học xảy ra trên nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự phiên mã hay ức chế biểu hiện gene.

     

    gv

    Giao phối thông thường kích thích các con chuột đồng thảo nguyên hình thành mối quan  hệ lâu dài, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự giao phối có thể dẫn đến sự  hoạt hóa một số gene ở não chuột

    Bùa yêu!

    Để tìm kiếm các dữ kiện cho việc các nhân tố ngoài di truyền giữ vai trò quan trọng trong tập tính một vợ một chồng, Mohamed Kabbaj và nhóm nghiên cứu ở Đại học ban Florida đem những con chuột đồng nhốt chung với nhau trong 6 giờ nhưng không cho phối. Các nhà nghiên cứu tiêm thuốc vào não chuột ở gần vùng gọi là nucleus accumbens, vùng có liên kết chặt chẽ với cảm giác vui và sự đền ơn. Thuốc ức chế hoạt động của enzyme bình thường giữ chặt DNA và do đó ngăn chặn sự biểu hiện gene.

    Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khi được tiêm thuốc, các gene biểu hiện thụ thể vasopressin và oxytocin được phiên mã và kết quả là vùng nucleus accumbens của những con chuột đó sản sinh rất nhiều những thụ thể này. Những con chuột được phối cũng có lượng thụ thể vasopressin và oxytocin rất cao. Kết quả này cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa sự ghép đôi và hoạt động gene.

    Kabbaj giải thích rằng: “Quá trình giao phối hoạt hóa vùng não này dẫn đến sự yêu thích đối tác- do đó chúng ta có thể tăng sự thay đổi đó trong não với loại thuốc này”

    Điều thú vị là việc tiêm thuốc đơn lẻ không thể dẫn đến sự yêu thích đối tác. Kabbaj nói: “ Thuốc không thể tạo nên tất cả sự biến đổi phân tử này- bạn cần có hoàn cảnh: đó là kết hợp tiêm thuốc cùng với 6 giờ sống chung”

    Đây cũng là nghiên cứu mà Thomas Insel, người dẫn đầu US National Institute of Mental Health ở Bethesda, Maryland muốn làm nhiều năm trước. Nếu phối giống dẫn đến phóng thích neuropeptide, làm thế nào điều này tác động ở mức cao hơn cho quãng đời còn lại của con vật? Nghiên cứu này là minh chứng thực nghiệm đầu tiên cho thấy sự thay đổi ngoài di truyền có thể cần thiết cho sự thay đổi lâu dài trong hành vi/ tập tính của sinh vật.

    Kabbaj hy vọng rằng nghiên cứu này có thể giúp hỗ trợ việc hiểu làm thế nào để các tác nhân ngoài di truyền tác động lên hành vi xã hội của con người- không chỉ trong hành vi một vợ một chồng mà còn trong các điều kiện bệnh lý về tâm thần như tự kỷ và tâm thần phân liệt.

    Nguyễn Thị Phương Dung

    Email: ntpdung2603@gmail.com

    Nguồn: http://www.nature.com/news/gene-switches-make-prairie-voles-fall-in-love-1.13112

     

  • Ảnh hưởng của các tuyến tiết trong đường sinh dục

    Ảnh hưởng của các tuyến tiết trong đường sinh dục

    Sự hình thành và phát triển của giao tử cái (trứng) trong buồng trứng là một quá trình lâu dài bắt đầu từ trong phôi thai và kéo dài đến tuổi trưởng thành, bên cạnh đó, nó còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác, vì thế giao tử cái trở thành một trong những tế bào quý giá nhất của cơ thể. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng cơ thể có cơ chế nào đó đảm bảo trứng rụng vào đường sinh dục vào đúng thời điểm để tăng cơ hội thụ tinh thành công.

    Nghiên cứu mới từ Carnegie’s Allan Spradling và Jianjun Sun đã làm sáng tỏ về sự thành công trong rụng trứng và thụ tinh khi quan sát quá trình này ở ruồi giấm. Họ phát hiện các tuyến đặc biệt trong đường sinh sản của ruồi giấm tiết ra một số chất góp phần vào chức năng rụng trứng và thụ tinh, sự tiết này được kiểm soát bởi một gen thụ thể cho hormone gọi là Hr39. Kết quả của họ cũng cho thấy rằng LRH-1, một thụ thể có ở động vật có vú liên quan chặt chẽ với Hr39, cũng điều khiển rụng trứng bằng cách kiểm soát dịch tiết đường sinh sản ở động vật có vú. Phát hiện của họ được công bố bởi eLife.

    13-6

    Ruồi giấm (Drosophila Melanogaster)

    Sun và Spradling đã đưa ra các bằng chứng về các quá trình sinh học ở các mô tương tự nhau giữa các loài lại rất khác nhau, chẳng hạn như côn trùng. Các quá trình này là kết quả của sự tiến hóa chung ở hầu như tất cả các sinh vật đa bào trên Trái đất. Với những điểm tương đồng, các nhà nghiên cứu di truyền có thể sử dụng ruồi giấm để xác định các gen và các con đường kiểm soát một quá trình sinh học – trong trường hợp này là sự rụng trứng – và sau đó sử dụng trình tự bộ gen để xác định các gen tương ứng ở các loài khác, bao gồm cả con người.

    Sun và Spradling triển khai dự án từ một vài năm trước bằng cách mô tả các tuyến có trong buồng trứng. Sau đó, họ bắt đầu can thiệp vào sự phát triển bình thường của ruồi giấm để tạo ra ruồi có số lượng tế bào tiết theo ý muốn của họ, thậm chí từ không có tế bào nào đến khoảng 200 tế bào tiết, trong đó chức năng tiết được bật/tắt theo điều khiển của họ. Họ có thể tạo ra những con chuột với những đặc điểm tương tự, tuy nhiên đây là một thách thức lớn và cần nhiều thời gian hơn. Tất nhiên, các nghiên cứu như vậy sẽ không được thực hiện trên người.

    Bằng các thiết bị đặc biệt, các nhà nghiên cứu xác nhận vai trò quan trọng của dịch tiết đường sinh sản là bảo vệ và lưu trữ tinh trùng. Với ít nhất 25 tế bào tiết, các sản phẩm của chúng thu hút tinh trùng đến các tuyến, nơi tinh trùng có thể an toàn khi bị bao phủ trong dịch tiết. Ở người, sự lưu trữ diễn ra tương tự tại vòi Fallop. Tinh trùng được an toàn tại đây chỉ trong vài ngày, nhưng trong trường hợp của ruồi giấm có thể hơn một tuần. Khi sự tiết bất thường, tinh trùng gặp khó khăn trong việc di chuyển đến các tuyến và gây ra những thay đổi bất lợi.

    Sự tiết “máy móc” là một tín hiệu cho biết đường sinh dục đã sẵn sàng tiếp nhận sự rụng trứng. Việc chờ tín hiệu trước khi phóng thích trứng có thể làm tăng cơ hội trứng đi vào đường sinh dục hoặc tăng khả năng thụ tinh.

    Một số sản phẩm tiết hỗ trợ cho sự rụng trứng trong khi một số chất khác thu hút và lưu trữ tinh trùng. Việc xác định các sản phẩm của tế bào tiết (và các gen tương ứng) cần cho quá trình rụng trứng là một bước quan trọng trong việc tìm hiểu cơ chế của quá trình bí ẩn này.

    Nghiên cứu này cho thấy sự liên quan với ung thư buồng trứng, trong thời gian gần đây đã được chứng minh là xuất phát từ những tế bào tiết bất thường ở đường sinh dục. Các gen mục tiêu và các con đường mà tế bào sử dụng trong việc thực hiện chức năng bình thường là mục tiêu khi nghiên cứu về sự phát triển của tế bào ung thư. Và các nghiên cứu sâu hơn về gen Lrh1 là rất cần thiết trong việc ngăn chặn căn bệnh này.

    Huỳnh Thúy Oanh
    htoanh@hcmus.edu.vn
    Nguồn:  http://www.sciencedaily.com/releases/2013/04/130417114101.htm

  • Tạo trực tiếp tế bào gốc thần kinh từ tế bào trưởng thành

    Tạo trực tiếp tế bào gốc thần kinh từ tế bào trưởng thành

    Nhóm nghiên cứu trường đại học Wisconsin – Madison đã biến đổi tế bào da từ người và khỉ thành tế bào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào thần kinh mà không cần trải qua giai đoạn biệt hóa ngược (chuyển biệt hóa thành tế bào induced pluripotent stem cell – iPSC).

    Bỏ qua giai đoạn biệt hóa ngược là ưu điểm nổi bật của nghiên cứu, theo giáo sư Su – Chun Zhang. “Tế bào iPSC có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào, những tế bào này có thể gây ra nhiều vấn đề cho liệu pháp tế bào sửa chữa sai hỏng do bệnh hoặc tổn thương trong hệ thống thần kinh.” Đặc biệt, sự vắng mặt tế bào iPSC loại trừ sự hình thành khối u bởi tế bào gốc đa năng (pluripotent cells) ở bệnh nhân được cấy ghép. Đây là mối quan tâm chính trong liệu pháp tế bào gốc.

    Ưu điểm khác trong nghiên cứu này là dùng virus chuyển gen để tái thiết lập chương trình biến đổi tế bào da trưởng thành thành một dạng tế bào khác linh hoạt hơn. Không giống như những virus khác được sử dụng trong quá trình này, virus Sendai không sát nhập vào bộ gen của tế bào. Jianfeng Lu tại trung tâm UW – Madison Waisman đã thu nhận tế bào da từ khỉ và người rồi đem ủ với virus Sendai trong 24 tiếng. Sau đó, dưới tác dụng của nhiệt, virus bị tiêu diệt mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào trong đĩa nuôi cấy. Sau 13 ngày, nghiên cứu sinh Lu đã có thể thu nhận tế bào gốc thần kinh. Sau khi cấy các tế bào gốc này vào chuột con mới sinh, các tế bào thần kinh phát triển bình thường, không có sự hình thành khối u hoặc xuất hiện sai sót.

    12-6

    Tế bào gốc thần kinh

    Nhiều nhà nghiên cứu đã bỏ qua giai đoạn biệt hóa ngược thành tế bào iPSC trong quá trình biến đổi tế bào da thành tế bào neuron và các tế bào chuyên biệt khác, giáo sư Zhang cho biết, tuy nhiên nghiên cứu này, được đăng trên Cell Reports, có một mục đích khác: “Mục tiêu là biến đổi tế bào da thành tế bào gốc thần kinh có biệt hóa thành nhiều loại tế bào trong mô thần kinh. Những tế bào gốc này có thể tăng sinh với số lượng lớn.”

    Nghiên cứu này khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trước, theo giáo sư Zhang. Đầu tiên, virus Sendai, một loại virus cúm, được cho là an toàn bởi vì virus này không sát nhập vào DNA của tế bào và bị tiêu diệt bởi nhiệt trong 24 giờ. (Điều này giống như việc bị sốt nhằm tăng nhiệt độ cơ thể để loại bỏ virus cúm). Khắc phục thứ hai là những tế bào gốc thần kinh có khả năng biệt hóa lớn, được ứng dụng trong nghiên cứu cũng như liệu pháp điều trị. Khắc phục thứ 3, tế bào gốc thần kinh chỉ biệt hóa thành các loại tế bào thần kinh, không có khả năng biệt hóa thành tế bào gan hay cơ sau khi cấy ghép. Cuối cùng những tế bào gốc này có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào thần kinh chuyên biệt.

    Tế bào thần kinh được biệt hóa từ tế bào gốc thần kinh có những đặc điểm giống với tế bào thần kinh được tìm thấy ở vùng phía sau của não và sự biệt hóa này cũng có nhiều ưu điểm. “Trong liệu pháp điều trị, việc sử dụng các loại tế bào chuyên biệt được biệt hóa từ tế bào gốc thần kinh là rất cần thiết”, giáo sư Zhang phát biểu. “Chúng ta cần các loại tế bào thần kinh chuyên biệt về chức năng cũng như vị trí cho những bệnh thần kinh chuyên biệt.”

    Tế bào gốc thần kinh được phát triển từ da của những bệnh nhân ALS (bệnh Lou Gehrig) hoặc bệnh nhân teo cơ cột sống. Những tế bào này có thể chuyển dạng thành nhiều loại tế bào thần kinh khác nhau nhằm tạo mô hình cho từng loại bệnh để có thể thử nghiệm thuốc cho các bệnh này, giáo sư Zhang bổ sung. Quá trình này có thể tạo ra tế bào được dùng để điều trị chấn thương cột sống và bệnh ALS.

    “Những thí nghiệm này chứng tỏ những tế bào được tái thiết lập chương trình có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào ở vùng não như tế bào neuron, tế bào astrocyte và tế bào oligodendrocyte”, giáo sư Zhang phát biểu. “Bằng chứng của nghiên cứu này nêu bật khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào gốc thần kinh chuyên biệt tương ứng với những bệnh rối loạn thần kinh khác nhau.”

    Trương Thị Hoàng Mai
    tthmai@hcmus.edu.vn
    Nguồn:  http://www.sciencedaily.com/releases/2013/05/130502131713.htm

  • Phát hiện mới trong chức năng điều trị tiểu đường type 1 của tế bào gốc trưởng thành

    Phát hiện mới trong chức năng điều trị tiểu đường type 1 của tế bào gốc trưởng thành

    Hàng triệu người mắc bệnh tiểu đường type 1 phải phụ thuộc vào việc tiêm insulin hàng ngày để duy trì sự sống. Họ sẽ chết nếu không được tiêm vì hệ miễn dịch của họ sẽ liên tiếp giết chết các tế bào tiết insulin của cơ thể. Tuy nhiên, một nhà khoa học thuộc đại học Missouri đã khám phá ra rằng sự tấn công này gây nhiều tổn thương hơn những gì mà trước đây người ta vẫn biết. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một liệu pháp chữa trị tiềm năng bằng cách kết hợp tế bào gốc trưởng thành và một loại thuốc mới đầy hứa hẹn.

    Tiến sĩ Habib Zaghouani người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại trường đại học y Missouri nói: “chúng tôi đã khám phá ra rằng hệ miễn dịch trong bệnh tiểu đường type 1 không chỉ phá hủy các tế bào tiết insulin mà còn phá hủy các mạch máu nuôi dưỡng chúng”. Zaghouani khi nhận ra tầm quan trọng của mạch máu trong vai trò sản xuất insulin của cơ thể, đã phát triển một phương pháp chữa trị tiềm năng kết hợp thuốc với các tế bào gốc trưởng thành từ tủy xương. Thuốc có nhiệm vụ chấm dứt sự tấn công của tế bào hệ miễn dịch và các tế bào gốc sẽ giữ vai trò hình thành mạch máu mới giúp các tế bào tiết insulin tăng sinh và phát triển mạnh.

    vfhyjgf

    Trong nghiên cứu trước đây, Zaghouani và nhóm nghiên cứu của mình đã phát triển một loại thuốc chữa bệnh tiểu đường type 1 gọi là Ig-GAD2. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của hệ miễn dịch đối với tế bào beta trong tuyến tụy. Vấn đề đặt ra là còn quá ít tế bào beta còn sống sau điều trị. Với nghiên cứu này, Zaghouani sử dụng  Ig-GAD2 và sau đó tiêm tế bào gốc tử tủy xương vào tuyến tụy với hy vọng rằng tế bào gốc có thể tăng cường và bù đắp vào vị trí các tế bào bêta đã mất đi.

    Theo Zaghouani, “Sự kết hợp của  Ig-GAD2 và tế bào tủy xương đã dẫn đến sự sản xuất tế bào beta mới nhưng không phải theo hướng mà chúng tôi mong đợi…chúng tôi nghĩ rằng tế bào gốc tủy xương có thể chuyển đổi trực tiếp thành các tế bào beta. Tuy nhiên, các tế bào gốc tủy xương lại dẫn đến kích thích sự phát triển của các mạch máu mới và chính các mạch máu này kích thích sự tái sản sinh các tế bào beta mới”.

    Zaghouani đang đăng ký bằng sáng chế cho hướng chữa trị tiềm năng của mình và hy vọng có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu của mình lên điều trị lâm sàng. Khám phá này thật sự rất có ý nghĩa không chỉ trong ứng dụng điều trị trên các bênh nhân tiểu đường type 1 mà còn trên các bệnh tự miễn khác.

    Nguyễn Thị Phương Dung

    Email: ntpdung2603@gmail.com

    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/05/130529154426.htm

  • Sự liên quan giữa khả năng sinh sản của phụ nữ và hệ thống miễn dịch

    Một nghiên cứu mới cho rằng chức năng sinh sản của phụ nữ có thể được gắn với tình trạng miễn dịch của cơ thể. Trước đây, một số công trình đã tìm thấy sự liên quan này ở nam giới nhưng chưa tìm thấy sự liên quan ở phụ nữ. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Journal of Human Biology.

    Trong cơ thể sinh vật, quá trình đồng hóa và dị hóa luôn diễn ra song song nhằm mục đích dự trữ, cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển của cá thể. Vì vậy, nguồn năng lượng trong cơ thể luôn được sử dụng một cách cẩn thận để tạo sự hoạt động hiệu quả nhất trong hoạt động sống của cá thể đó. Ưu tiên hàng đầu của cơ thể là sự bảo trì, trong đó bao gồm các nhiệm vụ liên quan đến sự tồn tại, duy trì chức năng của các cơ quan hoạt động đồng bộ, bình thường, trong đó bao gồm cả chức năng miễn dịch, lượng năng lượng còn lại sẽ dành cho sự sinh sản, duy trì nòi giống. Luôn có một sự phân bổ đồng đều trong việc sửa chữa, bảo vệ cơ thể và sự sinh sản. Các vấn đề về stress và ảnh hưởng của môi trường có thể làm mất cân bằng việc này, Giáo sư Kathryn Clancy, tác giả của nghiên cứu, đứng đầu Phòng thí nghiệm Tiến hóa về Nội tiết (The Laboratory for Evolutionary Endocrinology) cho biết.

    mien_dich_va_ss

    Sự tương quan giữa hệ miễn dịch và khả năng sinh sản

    Những tình nguyện viên trong nghiên cứu là một nhóm phụ nữ Ba Lan khỏe mạnh, sống ở nông thôn, đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và vẫn đang thực hiện tập quán canh tác truyền thống hằng ngày. Các nhà khoa học tiến hành thu nhận mẫu nước tiểu và nước bọt của họ trong mùa thu hoạch, khi mà mức độ hoạt động thể chất đang ở cường độ cao. Quá trình này vô tình cung cấp một nguồn năng lượng tự nhiên và dồi dào trong việc cân bằng cơ thể. Các nghiên cứu trước đó cho thấy sự ức chế buồng trứng cao nhất xảy ra trong khoảng thời gian này.

    Hàng ngày, các nhà nghiên cứu kiểm tra nồng độ các hormone do buồng trứng tiết ra có trong nước bọt của các tình nguyện viên khi họ đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Họ cũng kiểm tra mẫu nước tiểu để đo mức độ protein do phản ứng-C (CRP), một dấu hiệu thường thấy trong các phản ứng viêm. “Tùy thuộc vào một số yếu tố mà CRP có thể cho biết về chức năng miễn dịch hoặc các căng thẳng mà cơ thể đang có vì CRP có sự tương quan với những điều đó trong quần thể sinh vật”, Giáo sư Clancy giải thích. Các nhà khoa học đã quan sát mối liên hệ trái ngược giữa CRP và progesterone trong những tình nguyện viên có hàm lượng CRP cao và progesterone thấp. Ngoài ra, họ cũng phát hiện rằng estradiol và lần kinh nguyệt đầu tiên là yếu tố dự báo đáng tin cậy nhất về nồng độ CRP.

    Clancy nhấn mạnh rằng vẫn còn quá sớm để có thể kết luận sự viêm có liên quan đến việc giảm tiết hormone buồng trứng. Tuy nhiên, bà cho rằng có hai giả thuyết để giải thích những kết quả trên. Thứ nhất là do cơ chế nội mô của sự viêm cục bộ khiến cho CRP có mức độ cao hơn và ức chế sự tiết progesterone. Một nguyên nhân khác là do căng thẳng tâm lý hoặc các ảnh hưởng của sự quá tải trong hệ miễn dịch về việc đáp ứng các vấn đề của cơ thể như sự bảo vệ khỏi các tác nhân xâm nhiễm (vi khuẩn, virus) hay một số vấn đề về dị ứng (kháng nguyên không hoàn toàn-hapten) nên gây ức chế và giảm tiết các loại hormone buồng trứng.

    Từ các quan điểm nhân chủng học, những nghiên cứu này thực sự quan trọng vì nó giúp chúng ta tìm hiểu các thời kỳ khác nhau trong quá trình sinh trưởng của con người: các thay đổi về hình thể, tâm sinh lý, các quá trình xảy ra bên trong cơ thể của chúng ta tương ứng với một giai đoạn phát triển của cơ thể. “Đây thực sự là điều rất thú vị, nó cho ta biết thời điểm thích hợp để sinh sản và từ đó phân bổ và sắp xếp lại mọi thứ để tạo cơ hội thuận lợi nhất cho việc chuẩn bị làm mẹ và chăm sóc con cái”, Giáo sư Clancy cho biết.

    Huỳnh Thúy Oanh
    htoanh@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/05/130517152435.htm

  • Phát hiện cơ chế sinh sản quan trọng

    Các nhà khoa học tại Mainz và Aachen vừa tìm ra một cơ chế mới điều khiển sự thụ tinh của trứng và có thể trở thành một phương pháp trị liệu trong tương lai. Giáo sư Walter Stöcker-Viện Động vật học- Đại học Johannes Gutenberg, Mainz (JGU) đã tìm ra vai trò chưa từng được biết đến trước đây của một loại protein huyết tương-tetuin B liên quan đến sự thụ tinh của trứng. tetuin-B được phát hiện năm 2000, được sản xuất ở gan và tiết vào máu. Trong suốt quá trình tham gia dự án với các nhà nghiên cứu tại RWTH Aachen University được dẫn đầu bởi Giáo sư Willi Jahnen-Dechent của Viện Helmholtz về kỹ thuật Y Sinh, họ đã nhận ra tetuin-B góp phần trong sự thụ tinh của trứng bằng cách can thiệp vào sự hóa cứng màng pellucida của tế bào trứng.

    Fetuin-B

    Sự thụ tinh của trứng trong trường hợp có và không có tetuin-B (Walter Stöcker, Institute of Zoology, JGU)

    Các nhà khoa học phát hiện chuột cái thiếu tetuin-B thì sẽ vô sinh ngay cả khi buồng trứng của chúng phát triển bình thường và khả năng sinh sản của buồng trứng được khôi phục khi buồng trứng của chúng được cấy ghép cho những con chuột hoang dại với khả năng sản xuất tetuin-B bình thường. “Điều này cho thấy rằng không phải buồng trứng mà chính protein huyết tương tetuin-B mới là nhân tố quyết định liệu những con chuột có sinh sản được hay không,” Stöcker giải thích.

    Vai trò của các protein huyết tương tetuin-B được giải thích theo cơ chế như sau: Tế bào trứng của con người và các động vật có vú khác được bao quanh bởi một màng bảo vệ được gọi là màng trong suốt (Zona pellucida). Sau khi có sự xâm nhập thành công của tinh trùng vào trứng, zona pellucida lập tức hóa cứng, điều này có ý nghĩa trong việc ngăn ngừa sự đa thụ tinh (polyspermy). Sự đa thụ tinh sẽ làm cho phôi phát triển bất thường và chết trước khi bước vào các giai đoạn phát triển tiếp theo. Sự hóa cứng màng pellucida được kích hoạt bởi các enzyme phân giải protein ovastacin, các ovastacin protease được lưu trữ tại các túi bên trong tế bào trứng. Khi tinh trùng đầu tiên thâm nhập vào trứng, protease được giải phóng ra khoảng giữa màng tế bào trứng và màng trong suốt, phản ứng này được gọi là phản ứng vỏ.

    Tuy nhiên, ở những tế bào trứng chưa thụ tinh, một lượng nhỏ ovastacin vẫn liên tục thấm từ trứng ra khoảng giữa 2 màng và điều này sẽ gây ra sự hóa cứng màng trước khi tinh trùng đầu tiên có thể xâm nhập. “Vai trò của tetuin-B là đảm bảo lượng ovastacin thoát ra bị bất hoạt bằng cách bắt dính vào các phân tử ovastacin này”, Giáo sư Stöcker bổ sung. “Tuy nhiên, một khi tinh trùng đã xâm nhập tế bào trứng, phản ứng vỏ sẽ được kích hoạt và số lượng ovastacin tiết ra sẽ vượt quá khả năng ức chế của tetuin-B và quá trình làm cứng được khởi động.”

    Đây là lần đầu tiên sự hóa cứng sớm của màng trong suốt được xem là một nguyên nhân gây ra vô sinh. Vì thế, điều này có thể là khởi đầu cho các nghiên cứu tiếp theo về điều trị vô sinh.
    Huỳnh Thúy Oanh
    htoanh@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/04/130424102938.htm
  • Tuyển sinh khoá đào tạo ngắn hạn về sinh học ung thư (cập nhật: 29/5/2013)

    Đại học Quốc gia Tp. HCM
    Đại học Khoa học Tự nhiên

    PTN NC&ƯD Tế bào gốc

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


    TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 5 năm 2013

    THÔNG BÁO
    V/v
    : Tuyển sinh khoá đào tạo ngắn hạn về sinh học ung thư (200 học viên)

    Tên khoá học : “Cancer Cell Signaling”

    Học phí : Miễn phí toàn bộ

    Đơn vị chủ trì : Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Tp. HCM; Trung tâm Ung thư MD Anderson – Hoa Kỳ

    Đơn vị tài trợ : Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF)

    Đơn vị tổ chức : Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc – Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM

    Mục đích : Cung cấp cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y – sinh học và ung thư những tiến bộ mới nhất, quan trọng nhất về liệu pháp điều trị và nghiên cứu ung thư.

    Địa điểm : Đại học Khoa học Tự nhiên, 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh

    Thời gian :

    Phần 1: Từ 21-7 đến 1-8-2013, do các giáo sư của Trung tâm Ung thư MD Anderson trực tiếp giảng dạy.

    Nội dung: lý thuyết về cơ chế, tín hiệu ung thư.

    Phần 2: Từ 20-8 đến 1-12-2013, học qua cầu nối online Việt Nam-Mỹ với các giáo sư của Trung tâm Ung thư MD Anderson qua Teleconference, 2-3 giờ mỗi tuần.

    Nội dung: lý thuyết về cơ chế, tín hiệu ung thư (tiếp theo).

    Phần 3: Từ 6-12 đến 11-12-2013, do các giáo sư của Trung tâm Ung thư MD Anderson trực tiếp giảng dạy.

    Nội dung: lý thuyết về cơ chế, tín hiệu ung thư (tiếp theo). Kiểm tra cuối khoá, cấp chứng chỉ xác nhận chất lượng người học.

    Chương trình học:

    1. Học phần lý thuyết:

    Bài 1. Regulation of cell cycle progression

    Bài 2. The tumor suppressor p53 and p53 signaling network

    Bài 3. Growth receptor and its impact on cancer

    Bài 3. mTORC signaling pathway

    Bài 4. Akt signaling pathway

    Bài 5. COP9 signaling network

    Bài 6. HIF1a (Hypoxia Inducing Factor 1a) and HIF1a signaling network

    Bài 7. c-Myc and c-Myc signaling network

    Bài 8. Nuclear Factor – Kappa B (NF-κB) and its signaling pathways

    Bài 9. Ubiquitination and cancer

    Bài 10. Cancer energy metabolism – Cancer glycolysis

    Bài 11. Cancer energy metabolism – Cancer glutaminolysis and fatty acid metabolism

    Bài 12. Cancer stem cell

    Bài 13. Programmed cell death – apoptosis

    Bài 14. Personalized and targeted anti-cancer therapies

    2. Học phần thực hành:

    • Nuôi cấy tế bào ung thư
    • Thống kê sinh học (1 module)
    • Tin sinh học (3 modules)
    • Khai thác số liệu từ cơ sở dữ liệu ung thư: The Cancer Genome Atlas, Oncomine, Gene Expression Omnibus, Ensemble
    • Phần mềm phân tích: Ingenuity Omnibus, The Cancer Genome Atlas Data Portal, Gene Set Enrichment Analysis, Integrative Genome Viewer (MIT, Harvard, Broad Institute, NIH, NCI)
    • Phân tích chu trình tế bào và sự tăng sinh của tế bào bằng phần mềm: FlowJo
    • Phân tích hình ảnh bằng phần mềm: Image J

    3. Chủ đề bổ sung:

    –        Những cơ hội học tập tại Hoa Kỳ

    –        Làm thế nào để trở thành nhà nghiên cứu ung thư

    –        Tương lai của nghiên cứu y – sinh học

    –        Phương pháp nghiên cứu khoa học

    Đối tượng tham gia khoá học: Thạc sĩ, bác sĩ, học viên cao học, cử nhân sinh học và các nhà nghiên cứu đang hoạt động trong lĩnh vực y – sinh học và ung thư trên toàn quốc.

    Lưu ý:

    • Số lượng có hạn: 200 học viên
    • Khoá học được đào tạo bằng Tiếng Anh nên yêu cầu người học có khả năng nghe, nói, viết tốt bằng tiếng Anh.

    Hồ sơ đăng ký online tham gia khoá học:

    1. Đơn đăng ký tham gia khoá học (theo mẫu tại đây)
    2. Bằng tốt nghiệp, hoặc thẻ cán bộ (nếu đã đi làm).
    3. Bằng anh văn
    4. Chứng minh nhân dân

    Mọi giấy tờ đều gửi bản scan, không cần công chứng

    Hồ sơ đăng ký xin gửi dưới dạng file điện tử về email: nghnam@hcmus.edu.vn

    Tiêu đề Email: “Đăng ký dự tuyển khóa học Cancer Cell Signaling_”<họ và tên>
    Ví dụ: “Đăng ký dự tuyển khóa học Cancer Cell Signaling_Nguyễn Văn A”

    Trong vòng 24 giờ sau khi ứng viên gửi hồ sơ dự tuyển, ban tổ chức sẽ gửi email xác nhận, nếu ứng viên không nhận được Email, vui lòng gửi lại hồ sơ dự tuyển.

    Hạn chót nhận hồ sơ dự tuyển: ngày 10/7/2013

    Kết quả tuyển sinh cũng như địa điểm và thời gian chi tiết về khóa học sẽ được gửi đến email đăng ký của cá nhân trúng tuyển, và được niêm yết trên trang web của PTN NC&ƯD Tế bào gốc http://vinastemcelllab.com/ vào ngày 15/7/2013.

    Các bạn có thể chia sẻ thông tin về khóa học bằng file đính kèm.

    Thay mặt BTC
    Phó trưởng PTN Tế bào gốc

    (đã ký)

    TS. Phạm Văn Phúc

  • PTN NC&ƯD Tế bào gốc

    Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc
    Đại học Khoa học Tự Nhiên Tp.HCM – Đại học Quốc gia Tp.HCM
    Địa chỉ: 227 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Q.5, Tp.HCM – Tầng trệt dãy E
    Điện thoại: 08-62772910
    Liên hệ email: administrator@vinastemcelllab.com