Author: tcnhat

  • Sản phẩm tế bào gốc đầu tiên của Việt Nam đạt giải thưởng KOVA

    Sáng ngày 09/1/2016, Tại Hội trường Dinh Thống nhất, TpHCM, Lễ Trao giải thưởng KOVA lần thứ 13 đã long trọng diễn ra. Đến tham dự Lễ trao giải, có sự tham dự của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (Chủ tịch Uỷ Ban Giải thưởng KOVA), Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, cùng với nhiều lãnh đạo Nhà nước, cùng với PGS.TS. Nguyễn Thị Hoè – Chủ tịch Tập đoàn Sơn KOVA.

    Năm nay, Giải thưởng KOVA (Hạng mục Kiến tạo – trao cho những công trình KHCN có ứng dụng, có giá trị kinh tế và xã hội) trao cho 01 Tập thể và 04 cá nhân. Trong đó, công trình phân lập tế bào gốc từ mô mỡ do TS. Phạm Văn Phúc – PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM đạt giải thưởng KOVA hạng mục này.

    ko1

    Hình 1. Sản phẩm ADSC Extraction Kit do TS. Phạm Văn Phúc nghiên cứu; và được sản xuất tại Công ty  GeneWorld Ltd.

    Nghiên cứu từ năm 2007, công nghệ phân lập tế bào gốc tư mô mỡ của nhóm TS Phạm Văn Phúc đã thành công và sản xuất thành sản phẩm (với tên thương mại là ADSC Extraction Kit, do Công ty Geneworld sản xuất) từ năm 2011. Sản phẩm này là sản phẩm tế bào gốc do người Việt chế tạo đầu tiên được Bộ Y tế Việt Nam cho phép lưu hành (từ năm 2013). Sản phẩm này đã được ứng dụng trên người trong điều trị 2 bệnh: thoái hoá khớp (từ năm 2013) và bệnh phổi tắc nghẽn  mạn tính (từ năm 2015).

    Sản phẩm ADSC Extraction kit có tiềm năng ứng dụng trên nhiều bệnh khác nhau; trong tương lai sản phẩm này tiếp tục thử nghiệm điều trị các bệnh như đái tháo đường, bệnh tự miễn, bệnh hoại tử chỏm xương đùi, bệnh xơ gan…

    Theo TS. Phúc, giải thưởng KOVA đã ghi nhận những nỗ lực của nhóm nghiên cứu trong việc phát triển các công nghệ Việt, theo xu hướng của thế giới. Giải thưởng đã cho thấy sự quan tâm, sự ủng hộ và sự tin tưởng của xã hội nói chung và của Uỷ Ban Giải thưởng nói riêng về những kết quả nghiên cứu KHCN trong nước. Đó là động lực vô cùng to lớn cho sự phát triển KHCN của nước nhà.

    ko2.1

    ko3.1

    Hình 2. Giải thưởng KOVA trao tặng cho TS. Phạm Văn Phúc.


    ko4

    Hình 3. Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa trao giải thưởng KOVA cho 04 cá nhân Hạng mục Kiến tạo. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Bệnh viện Nhi đồng 1), TS Phạm Văn Phúc (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM), GS.TS Đống Thị Anh Đào (ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM) và nông dân 85 tuổi Đinh Công Viên (Hà Nam) (Từ phải sang).


    Thông tin về Giải thưởng

    Năm 2002, Uỷ ban Giải thưởng KOVA được thành lập căn cứ công văn số 2238/VPCP ngày 29/4/2002 của Văn phòng Chính phủ do Bà Nguyễn Thị Bình – Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam làm Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA và PGS.TS Nguyễn Thị Hòe – Chủ tịch Tập đoàn sơn KOVA làm Giám đốc Qũy giải thưởng KOVA. Các thành viên trong Uỷ ban giải thưởng hàng năm đều là Thứ trưởng thuộc các Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Đại biểu Quốc Hội và đại biểu quốc tế,.. Năm 2012, tại buổi lễ trao giải thưởng thường niên và cũng là lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giải thưởng KOVA, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA Nguyễn Thị Bình đã chuyển giao vị trí Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA cho Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.

    Tin PTN TBG

     

     

  • LỄ THƯỢNG CỜ PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

    Sáng 24/12, tại Giảng đường B, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG.HCM đã diễn ra Lễ Thượng cờ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc (sau đây gọi tắt là PTN Tế bào gốc) nhân dịp kỷ niệm 8 năm ngày thành lập Phòng thí nghiệm.

    Đây được coi là sự kiện có ý nghĩa, là thành tựu to lớn của quá trình xây dựng, rèn luyện và cống hiến của PTN Tế bào gốc trong suốt 8 năm hình thành và phát triển, vươn lên trở thành một trụ cột quan trọng của nền KHCN và công nghiệp tế bào gốc Tp. HCM, và của Việt Nam, góp phần đưa Khoa học Công nghệ nước nhà hội nhập và phát triển.

    Tới dự buổi lễ có PGS. TS. Dương Anh Đức, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM; PGS. TS. Nguyễn Thanh Nam, Trưởng ban KHCN ĐHQG-HCM; GS. TS. Trần Linh Thước, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; PGS. TS. Châu Văn Tạo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; PGS. TS. Hoàng Dũng, Nguyên Trưởng ban KHCN ĐHQG-HCM; PGS. TS. Nguyễn Thị Nga, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nga; các cơ quan báo đài; các bạn đồng nghiệp trong và ngoài nước cùng hơn 350 học viên, sinh viên chuyên ngành Sinh học – Công nghệ Sinh học trong cả nước.

    Tại buổi lễ, lần đầu tiên lá cờ “Danh dự và Trách nhiệm” của PTN Tế bào gốc được công bố trước toàn thể các cơ quan báo chí, bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài nước.

    logo

    Lá cờ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc.

    Lá cờ có màu nền của bầu trời xanh hòa bình và thịnh vượng, với tâm điểm là hình ảnh logo Phòng thí nghiệm Tế bào gốc. Hình tượng của chữ SC viết tắt của từ Stem Cell, nghĩa là Tế bào gốc, mang dáng dấp của chuỗi gen trong một tế bào non trẻ, và trong sạch. Hơn thế, bóng dáng thân thương của Đất Nước Việt Nam cũng đã được thu gọn trong ánh mắt người nhìn qua nét chấm phá mềm mại lượn quanh bên bờ đại dương, hình chữ S. (Ảnh: Minh Dũng).

    thuong_co

    Cán bộ Phòng thí nghiệm Tế bào gốc trong Lễ thượng cờ

    Trước toàn thể quan khách, Tập thể cán bộ PTN Tế bào gốc đã hứa sẽ luôn giương cao lá cờ của mình trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, để sống, làm việc và cống hiến với tiêu chí: Học tập – Khám phá – Chia sẻ (Learn – Discover – Share). (Ảnh: Văn Trình).

    Cuối buổi lễ, Trưởng Phòng ThS. GVC. Phan Kim Ngọc cảm ơn và bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ của các cấp Lãnh đạo, bạn bè trong và ngoài nước; khẳng định PTN Tế bào gốc đã, đang và sẽ là lá cờ đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc tại Việt Nam, luôn tích cực phấn đấu để vươn lên những vị trí cao hơn trong khu vực ASEAN và trên trường Quốc tế.

     

  • SÀNG LỌC THUỐC TRÊN MÔ HÌNH NUÔI CẤY 3D

    Nuôi cấy ba chiều (Three-dimensional cultures) hay “organoids” có nguồn gốc từ các khối u của bệnh nhân ung thư, tái hiện gần đúng nhất các tính chất quan trọng của các khối u ban đầu. Nuôi cấy 3D “organoid” (nuôi cấy 3D) tuân theo quy trình sàng lọc thuốc quy mô lớn để phát hiện những thay đổi di truyền kết hợp với độ nhạy của thuốc và mở đường cho các phương pháp điều trị cá thể nhằm tối ưu hóa kết quả lâm sàng ở bệnh nhân ung thư.

    Để nghiên cứu các nguyên nhân gây ung thư và phát triển các phương pháp điều trị ung thư mới, nhiều phòng thí nghiệm sử dụng các hệ thống mô hình thử nghiệm như các tế bào phát triển từ khối u của bệnh nhân. Tuy nhiên, các dòng tế bào hiện đang có sẵn đã được bắt nguồn trong điều kiện được tối ưu, do đó không phản ánh được các đặc tính quan trọng của tế bào khối u. Kết quả là việc dự đoán sự nhạy cảm thuốc của từng bệnh nhân là không chính xác vì chỉ dựa trên những đột biến gen của dòng tế bào đã tối ưu.

    64

    Nuôi cấy 3D organoid mô bình thường và mô ung thư từ bệnh nhân ung thư đại trực tràng được dùng cho sàng lọc thông lượng cao để xác định mối liên hệ giữa gen và thuốc ứng dụng cho liệu pháp cá nhân hóa

    Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát triển các hệ thống nuôi cấy 3D như một phương pháp khác để phát triển các mô bình thường và mô bệnh. Ngược lại với các dòng tế bào, organoids có những điểm đặc trưng của mô ban đầu về kiến ​​trúc 3D và các đặc tính tự đổi mới của nó. Với những lợi thế của organoids, Garnett và Hans Clevers của Viện Hubrecht đặt ra để kiểm tra xem việc nuôi cấy này có khả năng thu hẹp khoảng cách giữa di truyền ung thư và kết quả bệnh nhân.

    Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã tăng trưởng 22 mẫu nuôi cấy 3D có nguồn gốc từ mô khối u từ 20 bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng và sau đó giải trình tự DNA. Những đột biến di truyền trong các organoid có mối liên hệ chặt chẽ với từng bệnh nhân trong mẫu sinh thiết khối u tương ứng và phù hợp với những phân tích trước đó với quy mô lớn của các đột biến ung thư đại trực tràng. Những phát hiện này xác nhận rằng mô hình nuôi cấy này giữ lại các đặc tính bộ gen của các khối u gốc cũng như hầu hết các gen liên quan với ung thư đại trực tràng.

    Tiếp theo, để liên kết mối liên quan giữa sự nhạy cảm với thuốc và những biến đổi di truyền, các nhà nghiên cứu đã đánh giá các đáp ứng của organoids trong 83 thí nghiệm với các loại thuốc ung thư đã được chấp thuận. Với đặc điểm gen đa dạng, các mẫu nuôi cấy 3D cho thấy độ nhạy với thuốc là rất khác nhau. Trước đó, các nhà nghiên cứu đã xác định trước đó mối liên quan giữa đột biến và khả năng kháng thuốc. Các mẫu nuôi cấy 3D cho thấy có mối liên hệ giữa gene và thuốc mới được tìm ra, kết quả cũng cho thấy một nhóm trong các bệnh nhân ung thư có đột biến RNF43 có hiệu quả cao từ một thuốc ức chế protein Porcupine. Theo Garnett phương pháp này có thể phù hợp cho mô hình điều trị cá nhân hóa trong điều trị ung thư lâm sàng.

    Các nhà nghiên cứu có kế hoạch mở rộng thư viện nuôi cấy 3D trực tràng hiện tại cũng như phát triển một ngân hàng sinh học organoid với nhiều loại khối u khác cho những nghiên cứu tiếp theo. Garnett nhận định: “Ung thư là một căn bệnh đa dạng và phức tạp và có một thư lớn các organoids là cần thiết giúp cho các nhà khoa học và bác sĩ lâm sàng để phát triển các phương pháp điều trị mới nhắm đến từng cá thể”.

    Theo Eurekalert.org

     

    Email: tvngu@hcmus.edu.vn

    Link bài báo: http://www.eurekalert.org/pub_releases/2015-05/cp-3g050115.php

     


    [NT1]Cá thể

    [NT2]Cho thấy

  • TÁI LẬP TRÌNH TẾ BÀO DA THÀNH TẾ BÀO THẦN KINH

    Các nhà khoa học tại viện Gladstone lần đầu tiên tái thiết lập tế bào da với một nhân tố thành tế bào có khả năng liên kết, tạo thành mạng lưới chức năng như tế bào não hoàn chỉnh. Nghiên cứu đem lại niềm hi vọng mới trong cuộc chiến chống lại các rối loạn thần kinh vì các nhà khoa học tin rằng sự tái thiết lập chương trình tế bào có thể tạo ra mô hình bệnh như Alzheimer để thử nghiệm thuốc.

    Nghiên cứu này tập trung vào bệnh Alzheimer, nếu chỉ tính riêng tại Mỹ, Alzheimer ảnh hưởng đến 5,4 triệu người, con số này có thể tăng gấp 3 lần đến năm 2050. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có loại thuốc hiệu quả, được phê duyệt bởi các tổ chức y tế có thể ngăn ngừa hoặc đảo ngược tiến trình của bệnh Alzheimer.

    Trên tạp chí Cell Stem Cell, ngày 7 tháng 6, các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Gladstone do TS. BS. Yadong Huang đứng đầu, mô tả quá trình tái thiết lập chương trình sử dụng gene Sox2 ở tế bào da người và da chuột. Sau một thời gian, tế bào da chuyển dạng thành tế bào gốc thần kinh ở giai đoạn đầu, được gọi là tế bào thần kinh cảm ứng (induced neural stem cells- iNSCs). Những tế bào iNSC bắt đầu tự làm mới và sau đó, trưởng thành thành tế bào thần kinh có khả năng truyền tín hiệu. Trong một tháng, những tế bào thần kinh phát triển thành mạng lưới thần kinh.

    63

    Các tế bào hình thành mạng lưới có chức năng như tế bào thần kinh được tái lập trình từ tế bào da chỉ với 1 nhân tố

    “Nhiều loại thuốc dùng để điều trị những rối loạn thần kinh thường thất bại khi thử nghiệm lâm sàng vì những mô hình bệnh lí ngày nay không dự đoán chính xác ảnh hưởng của thuốc lên não người”, theo BS. Huang, phó giáo sư thần kinh học, đại học California, San Francisco (UCSF). Theo các nhà khoa học viện Gladstone: “Tế bào thần kinh người, có nguồn gốc từ sự tái thiết lập chương trình tế bào da, có thể giúp đánh giá hiệu quả và tính an toàn của nhiều loại thuốc, từ đó giảm thiểu rủi ro và mô hình dùng để thử nghiệm trên người.”

    Nghiên cứu của BS. Huang được xây dựng trên nghiên cứu khác của TS. BS. Shinya Yamanaka, một trong những nhà khoa học thuộc Gladstone. Năm 2007, BS. Shinya Yamanaka đã chuyển bốn nhân tố vào tế bào da trưởng thành của người để tạo thành tế bào giống tế bào gốc phôi – tế bào vạn năng cảm ứng (iPS).

    Được biết đến như tế bào vạn năng cảm ứng, iPS, những tế bào này có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào trong cơ thể, giống tế bào gốc phôi. Sau đó một năm, TS. Sheng Ding, thuộc viện Gladstone, đã kết hợp những phân tử nhỏ và các nhân tố chuyển gene để tái thiết lập chương trình trực tiếp từ tế bào da thành tế bào gốc thần kinh. Ngày nay, BS. Huang sử dụng chiến thuật mới, sử dụng một nhân tố chuyển gene Sox2, để tái thiết lập chương trình trực tiếp một dạng tế bào thành một dạng tế bào khác, mà bỏ qua giai đoạn vạn năng.

    Bỏ qua giai đoạn vạn năng, Ding và Huang đã làm là một chiến lược nhằm tránh nguy cơ tiềm tàng của tế bào iPS, như khả năng hình thành khối u khi sử dụng tế bào iPS thay thế hoặc sửa chữa mô, cơ quan bị tổn thương.

    “Chúng tôi muốn xem những tế bào thần kinh mới được tạo ra từ sự tái thiết lập chương trình trực tiếp có hình thành khối u sau khi cấy ghép vào não chuột hay không”, theo Karen King. “Thay vào đó, chúng tôi thấy những tế bào được tái thiết lập chương trình di cư vào não chuột, không có khối u được hình thành.”

    Nghiên cứu này, được thực hiện tại trung tâm Roddenberry, trung tâm sinh học tế bào gốc và thuốc, tại Gladstone, đã tiết lộ vai trò chính của Sox2, là nhân tố chính điều hòa kiểm soát đặc tính của tế bào gốc thần kinh. Trong tương lai, BS. Huang và cộng sự hi vọng việc xác định những nhân tố điều hòa có thể định hướng sự biệt hóa các loại tế bào gốc tiền thân thần kinh và các loại tế bào thần kinh.

    “Nếu chúng ta có thể xác định gene nào kiểm soát sự phát triển của từng loại tế bào thần kinh, thì chúng ta có thể tạo những tế bào đó từ mẫu da người”, theo BS. Huang. “Chúng ta có thể thử nghiệm nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến từng loại tế bào thần kinh, như bệnh Parkinson. Điều này giúp phát triển thuốc cho những bệnh do rối loạn thần kinh một cách nhanh chóng.”

    Trương Thị Hoàng Mai dịch

    Theo ScienceDaily

    Email: tthmai@hcmus.edu.vn

    Link bài báo: http://www.sciencedaily.com/releases/2012/06/120607122307.htm

     

  • KHI CÁC TẾ BÀO TRƯỞNG THÀNH MẤT ĐI KÍ ỨC, CHÚNG CÓ THỂ TRỞ THÀNH TẾ BÀO GỐC

    62

    Các nhà nghiên cứu tại Viện tế bào gốc Harvard (Harvard Stem Cell Institute) đã ức chế gen CAF1 để tạo ra các colony tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPS) một cách hiệu quả trong thời gian ngắn. (Ảnh: Sihem Chaloufi)

    Có ý kiến cho rằng chúng ta không thể thoát khỏi quá khứ của chính mình – dù chúng ta có thay đổi bao nhiêu đi nữa thì chúng ta vẫn nhớ hết những gì đã xảy ra và tế bào cũng vậy. Các tế bào trưởng thành, chẳng hạn như tế bào da hoặc máu, đều có một “ký ức”, lưu trữ những thay đổi của chúng từ khi chúng ở dạng tế bào gốc phôi cho đến khi trở thành tế bào chuyên biệt.

    Các nhà nghiên cứu của Viện Tế bào gốc Harvard (HSCI) tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Massachusetts General Hospital, MGH) phối hợp với các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học phân tử (Research Institutes of Molecular Biotechnology, IMBA) và Bệnh học phân tử (Molecular Pathology, IMP) tại Vienna đã xác định được các gen mà khi bị ức chế có thể làm cho quá trình tái thiết lập chương trình nhanh và hiệu quả hơn. Nghiên cứu này mới được công bố đầu tháng 12 năm 2015 trên tạp chí Nature.

    “Chúng tôi bắt đầu công việc này bởi vì chúng tôi muốn biết lý do tại sao một tế bào da là một tế bào da, và tại sao nó không thay đổi đặc tính của mình vào ngày hôm sau, hoặc tháng tiếp theo, hoặc một năm sau đó?” – Đồng tác giả chính, Tiến sĩ Konrad Hochedlinger, người đứng đầu HSCI tại MGH và Khoa Tế bào gốc và Sinh học tái tạo của Harvard, một chuyên gia trong việc tái thiết lập chương trình tế bào cho biết.

    Tất cả các tế bào trong cơ thể con người đều có bộ gen giống nhau, tuy nhiên các gen khác nhau được bật và tắt trong quá trình phát triển, từ đó xác định loại tế bào trưởng thành nào mà nó sẽ trở thành. Bằng cách tác động vào bộ gen, các nhà khoa học có thể bật các gen không hoạt động của một tế bào trưởng thành và chuyển nó thành một loại tế bào khác – Konrad Hochedlinger.

    “Một tế bào da biết nó là một tế bào da”, Josef Penninger tại IMBA cho biết, ngay cả khi các nhà khoa học tái thiết lập chương trình các tế bào da thành tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPS) – một quá trình lý tưởng sẽ đòi hỏi một tế bào phải “quên đi” đặc tính của mình trước khi trở thành một tế bào khác. Tuy nhiên, bộ nhớ tế bào thường được bảo tồn, hoạt động như một rào cản quá trình tái thiết lập chương trình.

    Để xác định các yếu tố tạo ra bộ nhớ của tế bào tiềm năng, nhóm nghiên cứu đã thành lập một thư viện di truyền chứa các yếu tố điều hòa nhiễm sắc chất đã biết – các gen điều khiển việc đóng gói và đánh dấu DNA. Trong số 615 yếu tố được sàng lọc, các nhà nghiên cứu đã xác định được 4 yếu tố điều hòa nhiễm sắc chất, ngăn cản khả năng tái thiết lập chương trình, và ba trong số đó chưa được nghiên cứu. Ức chế các yếu tố rào cản được biết đến trước đó chỉ tăng hiệu quả tái thiết lập chương trình từ 3-4 lần, tuy nhiên việc ức chế CAF1 (Chromatin assembly factor 1) – nhân tố mới được mô tả – cho hiệu quả cao hơn từ 50-200 lần. Bình thường, quá trình tái thiết lập chương trình thường kéo dài 9 ngày, nhưng khi ức chế CAF-1 chỉ cần khoảng 4 ngày.

    “Phức hợp CAF1 đảm bảo rằng sau quá trình nhân đôi DNA và phân chia, các tế bào chị em vẫn giữ được bộ nhớ của mình – được  mã hóa trên các histones bao xung quanh DNA”, Ulrich Elling, một trong những nhà sáng lập IMBA cho biết. “Khi chúng tôi khóa CAF-1 lại, các tế bào chị em không thể đóng gói DNA của chúng theo cùng một cách, bởi chúng bị mất thông tin này và trở thành một “tờ giấy trắng”. Trong trạng thái này, chúng nhạy cảm hơn với các tín hiệu từ bên ngoài, có nghĩa là chúng ta có thể thao tác trên các tế bào này dễ dàng hơn nhiều”.

    Bằng cách ức chế CAF-1, các nhà nghiên cứu cũng đã có thể tạo điều kiện cho việc chuyển đổi một loại tế bào trưởng thành trực tiếp thành một kiểu tế bào khác, bỏ qua bước trung gian cảm ứng thành các tế bào iPS, thông qua một quá trình gọi là tái thiết lập chương trình trực tiếp, hoặc chuyển biệt hóa – transdifferentiation.

    Trương Châu Nhật dịch

    Theo Hannah L. Robbins, Harvard Stem Cell Institute

     

    Email: tcnhat@hcmus.edu.vn

    Link bài báo: http://hsci.harvard.edu/news/cell-memory-loss-enables-production-stem-cells

     

  • TÌNH CỜ PHÁT HIỆN RA MỘT LOẠI TẾ BÀO GỐC CHƯA BIẾT

    61

    Một loại tế bào gốc mới được tìm ra cho thấy khả năng phát triển dễ dàng trong phòng thí nghiệm hơn cả tế bào gốc phôi.

    Một loại tế bào gốc mới được phát hiện giúp cung cấp một mô hình cho giai đoạn phát triển sớm của con người và thậm chí cho phép những cơ quan người tăng trưởng trong cơ thể những động vật lớn như heo hoặc bò để phục vụ cho mục đích nghiên cứu hoặc trị liệu.

    Trong nỗ lực để cấy ghép tế bào gốc vạn năng người vào phôi chuột, Juan Carlos Izpisua Belmonte, một nhà sinh học phát triển tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk tại La Jolla, California và cộng sự của ông đã tình cờ phát hiện một loại tế bào vạn năng chưa từng biết đến trước đây – có thể tăng sinh thành bất cứ loại mô nào trong cơ thể.

    Trước đây, các nhà khoa học chỉ biết về hai loại tế bào gốc vạn năng khác, nhưng việc nuôi tăng sinh số lượng và hướng dẫn chúng trưởng thành thành những loại tế bào chuyên biệt của người trưởng thành vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Theo công bố trên tạp chí Nature, Izpisua Belmonte và cộng sự đã báo cáo một loại tế bào vạn năng có thể dễ dàng tăng sinh trong điều kiện phòng thí nghiệm và ghép thành phôi thai khi được tiêm vào đúng chỗ. Họ gọi chúng là tế bào gốc vạn năng chọn vùng (region-selective pluripotent stem cells – rsPSCs).

    Theo Paul Tesar, một nhà sinh học phát triển tại Đại học Case Western Reserve tại Cleveland, Ohio, bởi vì những tế bào chọn vùng tăng sinh nhanh hơn và ổn định hơn những tế bào vạn năng khác, chúng có thể dễ dàng sử dụng để phát triển những liệu pháp mới.

    Micro brew

    Izpisua Belmote và cộng sự đã cố gắng để cấy ghép những loại tế bào vạn năng vào phôi chuột trong điều kiện in vitro. Họ chuẩn bị những tế bào đó bằng cách nuôi cấy chúng trong môi trường chứa những hỗn hợp nhân tố tăng trưởng và các hóa chất khác nhau. Những tế bào được phát triển theo phương pháp này biểu hiện những cơ chế biến dưỡng và biểu hiện gen khác biệt so với những tế bào gốc vạn năng khác – nhưng chúng không ghép thành phôi chuột tốt.

    Để xác định những yếu tố có thể được giữ lại trong sự phối trộn này, những nhà nghiên cứu đã tiêm tế bào người vào 3 vùng khác nhau của phôi chuột 7,5 ngày tuổi. Sau 36 giờ, chỉ có những tế bào được ghép vào đuôi hoặc phía sau của phôi sát nhập và biệt hóa thành các lớp tế bào chính xác, hình thành một phôi khảm – một cơ thể với DNA của những nguồn khác nhau. Bởi vì những tế bào đó dường như thích hợp với một phần của phôi thai nên những nhà nghiên cứu đã đặt cho chúng cái tên là chọn vùng.

    Izpisua Belmonte nghi ngờ rằng phôi thai chứa nhiều loại tế bào gốc vạn năng, bao gồm rsPSC, trong giai đoạn phát triển ban đầu của chúng. Vẫn chưa rõ liệu những tế bào vạn năng chọn vùng (rsPSC) giữ một phần vai trò trong việc biệt hoá phần nào của phôi sẽ trở thành đầu hoặc đuôi. Việc xác định những loại tế bào vạn năng khác cho phép những nhà nghiên cứu tìm hiểu kĩ hơn về giai đoạn đầu của sự phát triển phôi thai người bằng cách cấy ghép những tế gốc vào phôi động vật.

    Hai trong một

    Izpisua Belmonte và cộng sự thấy rằng họ có thể dễ dàng sử dụng những enzyme phân cắt DNA để biến đổi bộ gen của những tế bào gốc chọn vùng, điều này thường khó thực hiện trong những tế bào vạn năng tăng trưởng trong điều kiện in vitro của phòng thí nghiệm.

    Việc biến đổi gen có thể giúp những nhà khoa học tối ưu khả năng tăng trưởng của tế bào người trong những loài khác, cho phép hình thành những thể khảm chuyển gen. Tesar nói rằng ý tưởng sử dụng tế bào vạn năng người, ví dụ như rsPSC, để tạo ra những động vật mang cơ quan người không phải là không thực tế, nhưng ông cho rằng nó sẽ rất khó khăn. Ví dụ, vẫn chưa biết liệu một hệ miễn dịch đang phát triển của động vật có thể nhận ra cơ quan của người như là một phần của động vật hoặc sẽ tấn công nó. Những phân tử tín hiệu giúp hướng dẫn sự hình thành cơ quan có thể khác nhau giữa động vật và con người, mặc khác một cơ quan của người có thể sẽ phát triển theo một tốc độ khác khi ở trong cơ thể động vật.

    Izpisua Belmote thừa nhận những mối quan tâm đó, thêm vào đó là những câu hỏi đạo đức về việc tạo ra một thể lai người – động vật. Mặc dù ông nói rằng phòng thí nghiệm của ông đã bắt đầu cấy ghép vào phôi heo nhiều loại tế bào gốc khác nhau, ông cho rằng kĩ thuật này mới chỉ là những bước đầu tiên.

     

    Kiều Oanh dịch

    Theo Nature

     

    Email: ngtkoanh@hcmus.edu.vn

    Link bài báo: http://www.nature.com/news/scientists-stumble-across-unknown-stem-cell-type-1.17496

     

     

  • Preliminary evaluation of treatment efficacy of umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cell-d

    Preliminary evaluation of treatment efficacy of umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cell-differentiated cardiac progenitor cells in a myocardial injury mouse model

    Truc Le-Buu Pham, Tam Thanh Nguyen, Anh Thi-Van Bui, Ho Thanh Pham, Ngoc Kim Phan, My Thi-Thu Nguyen, Phuc Van Pham

    Abstract

    Recently, stem cell therapy has been investigated as a strategy to prevent or reverse damage to heart tissue. Although the results of cell transplantation in animal models and patients with myocardial ischemia are promising, the selection of the appropriate cell type remains an issue that requires consideration. In this study, we aimed to evaluate the effect of cardiac progenitor cell transplantation in a mouse model of myocardial ischemia. The cardiac progenitor cells used for transplantation were differentiated from umbilical cord blood mesenchymal stem cells. Animal models injected with phosphate-buffered saline (PBS) and healthy mice were used as controls. Cell grafting was assessed by changes in blood pressure and histological evaluation. After 14 days of transplantation, the results demonstrated that the blood pressure of transplanted mice was stable, similar to healthy mice, whereas it fluctuated in PBS-injected mice. Histological analysis showed that heart tissue had regenerated in transplanted mice, but remained damaged in PBS-injected mice. Furthermore, trichrome staining revealed that the transplanted mice did not generate significant amount of scar tissue compared with PBS-injected control mice. In addition, the cardiac progenitor cells managed to survive and integrate with local cells in cell-injected heart tissue 14 days after transplantation. Most importantly, the transplanted cells did not exhibit tumorigenesis. In conclusion, cardiac progenitor cell transplantation produced a positive effect in a mouse model of myocardial ischemia.

  • MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 8  PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC  – RA MẮT TẠP CHÍ QUỐC TẾ BMRAT

    MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 8 PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC – RA MẮT TẠP CHÍ QUỐC TẾ BMRAT

    MỪNG SINH NHẬT LẦN THỨ 8 PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TẾ BÀO GỐC

    – RA MẮT TẠP CHÍ QUỐC TẾ BMRAT

    Trải qua năm 2015 đầy những niềm vui, cơ hội và thách thức, ngày 24/12 vừa qua  phòng thí nghiệm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tế Bào Gốc đã tổ chức lễ kỷ niệm 8 năm ngày thành lập và tổng kết một năm hoạt động của phòng thí nghiệm.

    83

    Lãnh đạo PTN cắt bánh mừng sinh nhật lần thứ 8 PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    (Từ trái sang: TS.Phạm Văn Phúc- Phó trưởng phòng, GVC.Ths Pham Kim Ngọc- Trưởng Phòng, Ths Trương Hải Nhung- Phó trưởng phòng)

    Lễ sinh nhật đã được tổ chức long trọng với lễ thượng cờ tại hội trường B trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên cơ sở Linh Trung Thủ Đức. Phòng thí nghiệm đã vinh dự được đón tiếp PGS.TS Dương Anh Đức phó giám đốc Đại Học Quốc Gia Tp.HCM , GS. TS Trần Linh Thước hiệu trưởng  trường đại học Khoa Học Tự Nhiên và nhiều vị khách quý từ các đơn vị, cơ quan khác cùng hàng trăm sinh viên đến chung vui trong ngày lễ

    822

    GS.Trần Linh Thước – Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học Tự nhiên phát biểu mừng kỷ niệm 8 năm thành lập PTN và ghi nhận các thành tích PTN đã đạt được

    866

    Các vị khách mời tham dự

    833

    Lễ thượng cờ PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    Năm 2015 vừa qua, được xem là một năm khó khăn với phòng thí nghiệm khi phải di chuyển toàn bộ cơ sở vật chất từ cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ về Linh Trung Thủ Đức. Tuy nhiên, phòng Thí Nghiệm Tế Bào Gốc vẫn giữ vững được tiến độ nghiên cứu, nhịp độ tổ chức hoạt động và đạt được nhiều thành tích, giải thưởng trong năm qua .

    Theo báo cáo tổng kết của Tiến Sĩ Phạm Văn Phúc ( Phó trưởng phòng thí nghiệm Tế bào gốc), trong năm qua, số lượng và chất lượng các công bố khoa học của phòng tiếp tục tăng lên, và hy vọng trong năm 2016 phòng thí nghiệm có thể đạt chỉ tiêu có 2 công bố quốc tế trong một tháng. Cũng theo báo cáo này, trong năm qua với việc hoạt động tích cực trong công tác đối ngoại, phòng thí nghiệm đã hợp tác được với nhiều trường, viện nghiên cứu, bệnh viện, doanh nghiệp Quốc tế và Việt Nam, tổ chức thành công hội nghị quốc tế Liệu pháp gen và miễn dịch (GIC) lần 2 và phối hợp tổ chức nhiều khóa học chuyên đề thu hút hàng trăm học viên trên cả nước đăng ký và tham gia. Nổi bật nhất là tạp chí BMRAT (Biomedical Research and Therapy) một tạp chí được xây dựng lên từ phòng thí nghiệm trở thành tạp chí đầu tiên và duy nhất hiện nay do người Việt Nam xây dựng tại Việt Nam, sở hữu được index trong cơ sở dữ liệu Emerging Sources Citation Index (ESCI), thuộc Web of Science (Thomson Reuters). Bên cạnh đó, theo lộ trình, Tạp chí này sẽ có điểm impart fator và tháng 6 năm 2017.

    82

    TS.Phạm văn Phúc, Tổng biên tập tạp chí BMRAT giới thiệu về sự hình thành và phát triển của tạp chí

    811

    Lễ ra mắt tạp chí BMRAT

    (Từ trái sang: Ths Phạm Lê Bửu Trúc, Ths Trương Hải Nhung, TS.Phạm Văn Phúc, Ths Nguyễn Trường Sinh, TS.Trần Hồng Diễm)

    Kết thúc buổi lễ là phần công bố khen thưởng từ phòng thí nghiệm. Các cá nhân, tập thể trong năm 2015 có thành tích xuất sắc trong công bố khoa học và công tác xây dựng phòng thí nghiệm đã được tuyên dương. Trước toàn thể đại biểu Thầy Phan Kim Ngọc vui mừng và tự hào khi giới thiệu đội ngũ các cán bộ trẻ, những cán bộ nghiên cứu thuộc thế hệ 8X, 9X nhưng rất năng động, chuyên nghiệp và đã góp phần xây dựng PTN trong năm 2015 vừa qua.

    89

    Tuyên dương các cán bộ nghiên cứu có công bố trong năm 2015

    (Từ trái sang phải: TS.Phạm Văn Phúc, Ths Trương Hải Nhung, CN.Trịnh Vạn Ngữ, CN.Nguyễn Hải Nam, Ths Vũ Bích Ngọc, Ths Đặng Thị Tùng Loan, Ths Nguyễn Trường Sinh, Ths Vũ Thanh Bình)

    88

    Tuyên dương các nhóm chức năng hoàn thành suất sắc công tác tại PTN

    (Từ trái sang phải: đại diện các nhóm chức năng: nhóm dịch vụ, nhóm tổ chức sự kiện, nhóm quản lý khoa học, nhóm quản lý tài chính ,nhóm quản lý cơ sở vật chất-thiết bị, nhóm quản lý động vật)

  • Tổng kết STEM CELL INNOVATION LẦN 2 NĂM 2015

    Tổng kết STEM CELL INNOVATION LẦN 2 NĂM 2015

    STEM CELL INNOVATION LẦN 2 NĂM 2015

    Cuộc thi ý tưởng Tế bào gốc Stem cell innovation được tổ chức lần đầu đầu tiên năm 2014 đã thu hút sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên yêu thích sinh học, công nghệ sinh học đặc biệt là lĩnh vực tế bào gốc trên địa bàn cả nước. Tiếp nối thành công đó, tháng 10 năm 2015, phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc tiếp tục tổ chức cuộc thi lần 2.

    Trong hơn một tháng diễn ra vòng loại, ban tổ chức đã nhận được 173 ý tưởng gửi về tham gia của hơn 200 bạn sinh viên đến từ 13 trường đại học trên cả nước: ĐH KHTN- ĐHQG TP.HCM, ĐH KHTN- ĐHQG HN, ĐH khoa học Huế, ĐH Y Dược Huế, ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Nông lâm Thái Nguyên, ĐH công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ĐH Văn Lang, ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Cần Thơ, ĐH Quốc tế TPHCM. Sau vòng sơ loại, ban giám khảo đã chọn ra 42 ý tưởng xuất sắc bước vào vòng thi bán kết. Vòng bán kết diễn ra vào ngày 14/12/2015 đã chọn ra 6 đội chơi xuất sắc bước tiếp vào vòng chung kết.

    Ngày 24/12/2015, với sự sáng tạo và bản lĩnh của mình, các đội thi đã thực sự tỏa sáng trên sân khấu và mang đến nhiều bất ngờ cho cuộc thi. Các ý tưởng được đầu tư cả về chuyên môn lẫn hình thức đã gây nhiều khó khăn cho ban giám khảo trong việc chọn ra quán quân của cuộc thi năm nay. Ban giám khảo đã có thời gian hội ý và tranh luận căng thẳng để thống nhất kết quả chung cuộc.

    Ban giám khảo vòng chung kết gồm có: PGS.TS. Hoàng Dũng, Giám đốc trung tâm Mana, Nguyên Trưởng Ban KHCN ĐHQGTPHCM; PGS.TS. Hoàng Nghĩa Sơn, Giám đốc Viện Sinh Học Nhiệt Đới; TS. Nguyễn Thị Thanh Kiều, Phó CN Khoa Y, ĐHQG TPHCM; PGS.TS Nguyễn Thị Nga (nguyên Viện Trưởng Viện SH Nhiệt đời Việt Nga, hiện CN Khoa CNSH trường ĐH QT Hồng Bàng); TS. Nguyễn Đức Thái, Trung tâm Y Sinh Phân Tử , ĐH Y Dược TpHCM; Nhà báo Phan Kim Sơn, Ths Truyền thông; TS. Phạm Văn Phúc, Phó trưởng phòng thí nghiệm NC&U7D Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN, TS. Nguyễn Thanh Bình, CN Khoa CNSH ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương.

    i1

    Ban giám khảo hội ý sau phần thi của các thí sinh.

    Giải nhất của cuộc thi năm nay đã thuộc về Lê Thị Bích Phượng, sinh viên trường ĐH KHTN- ĐHQG TP.HCM với ý tưởng “Tái tạo mô tử cung xơ hóa in vivo nhờ hệ thống phân hủy sinh học collagen/hydrogel”.

    i2

    Quán quân cuộc thi Stem Cell Innovation 2015

    Nhóm các bạn sinh viên đến từ trường Đại học Khoa học Huế: Trần Hữu Phúc, Trần Thị Xuân Thùy, Ngô Nhật Hoàng đạt giải nhì với ý tưởng “Hệ thống sản xuất máu nhân tạo đặc biệt”.

    i3

    Đội thi đạt giải nhì cuộc thi Stem Cell Innovation 2015.

    Giải ba thuộc về ý tưởng “Sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh điếc tiếp nhận” của bạn Vũ Thanh Thảo đến từ trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

    i4

    Bạn Vũ Thanh Thảo- giải ba cuộc thi Stem Cell Innovation 2015.

    Các ý tưởng “Sản xuất tổ yến nhân tạo” (Đinh Hoàng Minh, Đỗ Nguyễn Hoàng Long, Trương Thị Cẩm Linh- ĐH KHTN- ĐHQG TP.HCM), “Cảm ứng dòng tế bào gốc ở giai đoạn thoa trùng của Plasmodium falciparum trong điều trị ung thư gan” (Lê Nhật Quỳnh- ĐH Y dược Huế) và “Tiêu diệt đặc hiệu tế bào ung thư bằng protien polybia-mp1 (mp1) chiết xuất từ nọc độc ong bắp cày” (Nguyễn Thị Tuyết- – ĐH KHTN- ĐHQG TP.HCM) đồng giải khuyến khích của cuộc thi.

    i5

    Các bạn thí sinh và cổ động viên cuộc thi Stem Cell Innovation 2015.

    Hy vọng với những kết quả đạt được trong cuộc thi này, các bạn sẽ có thêm động lực để bước tiếp trên con đường khoa học mình đã chọn và nuôi dưỡng niềm đam mê với nghiên cứu Tế bào gốc để trở thành những nhà khoa học Tế bào gốc xuất sắc trong tương lai.

    Xin chào và hẹn gặp lại các bạn sinh viên trong Stem Cell Innovation lần 3 năm 2016!

     

  • Low concentrations of 5-aza-2′-deoxycytidine induce breast cancer stem cell differentiation by trigg

    Low concentrations of 5-aza-2′-deoxycytidine induce breast cancer stem cell differentiation by triggering tumor suppressor gene expression

    Nhan Lu-Chinh Phan, Ngu Van Trinh, Phuc Van Pham

    Laboratory of Stem Cell Research and Application, University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam

    Background: Breast cancer stem cells (BCSCs) are considered the cause of tumor growth, multidrug resistance, metastasis, and recurrence. Therefore, differentiation therapy to reduce self-renewal of BCSCs is a promising approach. We have examined the effects of 5-aza-2′-deoxycytidine (DAC) on BCSC differentiation.
    Materials and methods: BCSCs were treated with a range of DAC concentrations from 0.625 to 100 µM. The differentiation status of DAC-treated BCSCs was graded by changes in cell proliferation, CD44+CD24- phenotype, expression of tumor suppressor genes, including BRCA1, BRCA2, p15, p16, p53, and PTEN, and antitumor drug resistance.
    Results: DAC treatment caused significant BCSC differentiation. BCSCs showed a 15%–23% reduction in proliferation capacity, 3.0%–21.3% decrease in the expression of BCSC marker CD44+/CD24-, activation of p53 expression, and increased p15, p16, BRCA1, and BRCA2 expression. Concentrations of DAC ranging from 0.625 to 40 µM efficiently induce cell cycle arrest in S-phase. ABCG2, highly expressed in BCSCs, also decreased with DAC exposure. Of particular note, drug-sensitivity of BCSCs to doxorubicin, verapamil, and tamoxifen also increased 1.5-, 2.0-, and 3.7-fold, respectively, after pretreatment with DAC.
    Conclusion: DAC reduced breast cancer cell survival and induced differentiation through reexpression of tumor suppressor genes. These results indicate the potential of DAC in targeting specific chemotherapy-resistant cells within a tumor.

    Keywords: breast cancer, breast cancer stem cells, differentiation, epigenetics, 5-aza-2′-deoxycytidine

     

    Download Article [PDF]