Author: tcnhat

  • Clinical application of stem cells: An update 2015

    Review

    Biomedical Research and Therapy

    February 2016, 3:5

    First online: 17 February 2016

    Open Access

    Clinical application of stem cells: An update 2015

    • Phuc Van Pham

    Abstract

    Stem cell transplantation has the long history of more than 50 years from the first bone marrow transplantation in 1957. From the 2000s, clinical applications of stem cells significantly increased with more diseases and more patients treated with stem cells. Both autologous stem cells and allogeneic stem cells as well as adult stem cells and induced pluripotent stem cells (iPSCs), and both in vitro non-expanded stem cells and in vitro expanded stem cells were clinically applied. For adult stem cells, besides hematopoietic stem cells (HSCs), mesenchymal stem cells (MSCs), neural stem cells, endothelial progenitor cells, limbal stem cells… also were used in the treatment of some diseases. To the year 2015, applications of MSCs have dramatically increased when some MSCs-based drugs that were approved and commercialized in some countries. About iPSCs, Japanese scientists also firstly applied the iPSCs in treatment of ophthalmological diseases. Currently, the European Medicines Agency approved the first expanded stem cell therapy to repair damaged cornea in the Europe. This review aimed to summarize, update clinical applications of stem cells to 2015.

    Keywords

    Stem cells clinical application adult stem cells induced pluripotent stem cells stem cell transplantation

    Laboratory of Stem Cell Research and Application, University of Science,Viet Nam National University, Ho Chi Minh city, Viet Nam

    *Corresponding author: pvphuc@hcmuns.edu.vn

    Competing interests

    The authors declare that they have no competing interests.

    Open Access

    This article is distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License (CC-BY 4.0) which permits any use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author(s) and the source are credited.

  • Technologist Award: Giải thưởng quốc tế đầu tiên của PTN Tế bào gốc

    Liệu pháp tế bào gốc đang trở thành một trong những trụ cột của nền y học hiện đại. Vì thế, tốc độ phát triển cả về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng tế bào gốc tăng nhanh trong thời gian gần đây. Hoà vào xu thế đó, PTN Tế bào gốc đã hợp tác với nhiều bệnh viện để thúc đẩy các ứng dụng của TBG trong điều trị nhiều bệnh như thoái hoá khớp, tắt nghẽn phổi mạn tính, loét khó lành…

    Gần đây một công trình của PTN Tế bào gốc đã được Hội Liệu pháp Tế bào quốc tế (ISCT) bình chọn trao giải thưởng Technologist Award trong dịp Hội nghị thường niên của Hội vào năm nay.

    Hàng năm, ISCT sẽ bình chọn các công trình đăng kí tham dự xét giải thưởng gồm 02 loại giải thưởng Young Investigator Award và Technologist Award. Năm nay, ISCT sẽ trao 03 giải Young Investigator Award và 03 giải  Technologist Award từ các công trình tham gia xét chọn từ tất cả các quốc gia trên thế giới. Một công trình của PTN Tế bào gốc với tác giả chính là Tiến sĩ Phạm Văn Phúc được trao giải Techologist Award. Giải thưởng sẽ được trao tại Hội nghị thường niên của Hội năm nay tổ chức tại Singapore vào tháng 5.2016.

    Công trình tham dự giải thưởng Technologist Award năm nay của PTN là công nghệ phân lập tế bào gốc từ mô mỡ và ứng dụng trong điều trị bệnh lý thoái hoá khớp do Tiến sĩ Phạm Văn Phúc làm chủ trì. Hiện nay công nghệ thu nhận tế bào gốc từ mô mỡ đạt tiêu chuẩn ứng dụng lâm sàng này đã được Bộ Y tế cho phép sản xuất, lưu hành; và đây là công nghệ phân lập tế bào gốc duy nhất đến nay nhận được giấy pháp của Bộ Y tế. Việc ứng dụng công nghệ này đã tiến hành trên một số bệnh viện như BV Đa Khoa Vạn Hạnh, BV 115, BV ĐHYD Tp.HCM… Các kết quả điều trị gần đây đã được nghiệm thu cấp cơ sở. Các kết quả cho thấy rằng việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hoá khớp đã mang lại sự cải thiện cuộc sống đáng kể cho các bệnh nhân thoái hoá khớp cấp độ II và III.

    Tuy đây không phải là một giải thưởng lớn; nhưng với giải thưởng này, PTN Tế bào gốc thêm khẳng định những hướng đi đúng đắn của PTN, có thêm cơ hội vương ra thế giới, hoà nhập với sự phát triển của KHCN thế giới, bước đầu khẳng định trình độ KHCN của PTN Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM.

    PTN Tế bào gốc luôn hy vọng trong thời gian tới, PTN sẽ có thêm nhiều giải thưởng của các tổ chức quốc tế.

     

    Thông tin về ISCT:

    ISCT – Hội Liệu pháp Tế bào quốc tế (http://www.celltherapysociety.org) là hội quốc tế về liệu pháp tế bào lớn nhất, được thành lập từ năm 1992, trụ sở chính của Hội đặt tại Canada.

    ISCT cũng là đồng sáng lập của nhiều tổ chức quốc tế quan trọng khác như FACT, JACIE. Là thành viên của các tổ chức USP, ASBMT, ICCBBA, AHCTA, AABB, WBMT.

    Hiện nay, chủ tịch Hội ISCT là Ông Dominici – là người đề xuất tiêu chuẩn tế bào gốc trung mô vào năm 2006 (nay vẫn còn sử dụng tiêu chuẩn này). ISCT cũng là cơ quan xuất bản Tạp chí chuyên ngành liệu pháp tế bào với tên Cytotherapy (SCIE, Web of Science, IF = 3,3 (2014).

    Với sứ mệnh của mình, ISCT hiện nay là cơ quan đưa ra các tiêu chuẩn và hướng dẫn điều trị bằng tế bào gốc uy tín, được sử dụng rộng khắp trên toàn thế giới.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

  • THỬ NGHIỆM GHÉP TẾ BÀO GỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT TẠI VIỆT NAM

    Tim là một cơ quan có khả năng tự phục hồi thấp trong cơ thể. Sau các tổn thương, tế bào cơ tim chết đi để lại những vết sẹo mà không có hoặc rất hiếm có sự tăng sinh thay thế tế bào cơ tim vào vị trí này. Sự chết đi của những tế bào tổn thương làm suy giảm chức năng tim theo thời gian và đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân. Hiện nay, phương pháp chủ yếu mà các bệnh nhân bệnh tim phải lựa chọn sau tổn thương tim là phẫu thuật thay tim. Tuy nhiên, nguồn hiến tặng khan hiếm, thải loại miễn dịch, biến chứng và xâm lấn cao khiến phương pháp này mang rất nhiều rủi ro. Để khắc phục những điểm yếu trên, các nhà khoa học đã cho ra đời một liệu pháp mới là sử dụng tế bào gốc để ghép vào vị trí tổn thương. Tế bào gốc là những tế bào có khả năng biệt hóa thành một hoặc một số loại tế bào trong cơ thể. Tế bào gốc được tiêm vào với hy vọng sẽ biệt hóa thành tế bào cơ tim để bù đắp vào những vị trí chết đi của những tế bào cũ. Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh tim mạch và cho kết quả rất khả quan. Riêng ở Việt Nam, đề tài này lần đầu tiên được nghiên cứu trên mô hình động vật một cách bài bản tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Tp. HCM.

    Gần đây, công trình này đã được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế BMRAT liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc tiêm vào tim chuột bị tổn thương cơ tim. Theo đó, các nhà nghiên cứu mô phỏng quá trình tắc nghẽn mạch vành (mạch cung cấp máu nuôi cơ tim) trên chuột, làm cho một phần mô cơ tim bị thiếu máu và tổn thương. Sau đó, họ tiến hành tiêm tế bào gốc vào vị trí thiếu máu với mong muốn tế bào gốc sẽ tăng sinh và thay thế các tế bào chết đi ở cơ tim. Sau 2 tuần, kết quả cho thấy diện tích vùng tổn thương thu hẹp lại và chức năng tim được duy trì ở mức tốt hơn đáng kể so với nhóm chuột không được điều trị [1].

     

    Đây là công bố đầu tiên ở Việt Nam về nghiên cứu tác động của tế bào gốc trên mô hình động vật một cách thuyết phục từ bước thu nhận, chọn lọc và đánh giá tế bào gốc cho đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cấy ghép.

    Nghiên cứu này là tiền đề cho các thử nghiệm tiếp theo trên các động vật lớn hơn và tiến tới thử nghiệm trên người. Hy vọng, với nền tảng chắc chắn về tế bào gốc và cấy ghép, các nhà khoa học nói chung và các nghiên cứu viên PTN TBG nói riêng sớm tiến tới thử nghiệm lâm sàng nhằm đưa liệu pháp mới vào điều trị bệnh tim mạch với sự an toàn, hiệu quả cao và chi phí phù hợp với bệnh nhân Việt Nam.

    Bùi Thị Vân Anh

    Email: btvanh@hcmus.edu.vn

    Tài liệu tham khảo

    [1]. Pham, T., Nguyen, T., Bui, A., Pham, H., Phan, N., Nguyen, M., & Pham, P. (2015). Preliminary evaluation of treatment efficacy of umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cell-differentiated cardiac progenitor cells in a myocardial injury mouse model. Biomedical Research And Therapy, 2(12), 435-445.

    ISI, ESCI

    [2]. http://khoahoc.tv/tim-hieu-ve-te-bao-goc-phan-5-20600

  • SỬ DỤNG TÍN HIỆU ĐIỆN ĐỂ HUẤN LUYỆN TẾ BÀO CƠ TIM

    Các nhà nghiên cứu kỹ thuật của Columbia lần đầu tiên cho thấy sự kích thích tín hiệu điện của tế bào cơ tim (cardiomyocytes) được thiết kế từ tế bào gốc người giúp các tế bào này phát triển và thực hiện chức năng. Nhóm nghiên cứu dùng tín hiệu điện, đã được thiết kế để bắt chước sự phát triển tim, để điều hòa và đồng bộ với hoạt động đập của tế bào cơ tim mới sinh, những tế bào này hỗ trợ chức năng đập của tim. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự phụ trách của Gordana Vunjak-Novakovic, một giáo sư về kỹ nghệ y sinh của quỹ tài trợ Mikati, vừa là giáo sư y học  và nghiên cứu này đã được công bố vào ngày 19-1 trên Nature Communications.

    Bệnh tim mạch là một trong những vấn đề lớn về sức khỏe trên thế giới, đặc biệt vì tim không thể tự sửa chữa: nếu tế bào tim bị mất sẽ dẫn đến tổn thương và bệnh, các tế bào này ít có khả năng tái sinh. Các nhà khoa học đã và đang cố gắng để phát triển những phương pháp để tái sinh tim bằng cách sử dụng tế bào cơ tim được tăng trưởng từ tế bào da hoặc máu của bệnh nhân.

    Để thành công, các tế bào cơ tim này cần đáp ứng và hòa nhịp với cơ tim xung quanh. Nhưng hiện nay, sự chưa trưởng thành và nhịp tim bất thường của tế bào cơ tim có nguồn gốc từ tế bào gốc hạn chế để sử dụng trong y học tái tạo và nghiên cứu y sinh.

    Vunjak-Novakovic nói rằng: “Chúng tôi đã làm nên một khám phá thú vị”. “Chúng tôi ứng dụng sự kích thích điện để làm các tế bào này trưởng thành, điều hòa chức năng co, và cải thiện khả năng kết nối với các tế bào khác. Thực tế, chúng tôi đã huấn luyện tế bào làm quen với cách đập của tim, cải thiện cách tổ chức của các protien quan trọng ở tim, và giúp những tế bào này giống tế bào trưởng thành hơn. Điều kiện tiên quyết này là bước quan trọng để tạo ra tế bào khỏe mạnh mà có thể sử dụng trong nhiều ứng dụng như nghiên cứu sinh học tế bào cơ tim, thử nghiệm thuốc và liệu pháp tế bào gốc. Và chúng tôi nghĩ rằng phương pháp của chúng tôi có thể làm giảm chứng loạn nhịp tim trong quá trình tái sinh tim dựa trên liệu pháp tế bào”.

    Vunjak-Novakovic đã làm việc với George Ang và Benjamin Lee, hai người này vừa nhận được bằng tiến sĩ của Khoa Kỹ thuật Y Sinh. Họ cũng là học viên sau đại học và cũng là đồng tác giả chính của nghiên cứu. Nhóm đã phát triển tế bào cơ tim từ tế bào gốc người và xây dựng chúng thành cấu trúc 3 chiều. Sau đó họ đặt cấu trúc này vào tín hiệu điện bắt chước với cấu trúc trong tim khỏe mạnh – chỉ hơn 1 tuần. Kết quả cho thấy sự kích thích tín hiệu điện này làm tăng tính kết nối của tế bào cơ tim và tăng điều hòa sự co cơ.

    Các nhà nghiên cứu dự định tiến hành nghiên các cứu cơ bản về sự phát triển chức năng đập của của tim khi chưa trưởng thành và nghiên cứu “điều kiện” nào tế bào cơ tim có khả năng dung hợp với cơ tim và tạo ra một chức năng đập đồng bộ.

    “Tim là một cơ quan rất phức tạp với khoảng 3 triệu tế bào có thể đập đồng bộ khi đáp ứng lại tín hiệu điện”, Vunjak-Novakovic nhận xét. “Chúng tôi có khả năng nắm bắt sinh học bằng cách sử dụng công cụ kỹ thuật sinh học để tiếp tục điều khiển công việc của chúng tôi và trở thành một nguồn cảm hứng. Chúng tôi thường nhắc nhở rằng có thể đây là thời điểm tốt hơn bao giờ hết để theo đuổi nghiên cứu kỹ nghệ y sinh học”.

    Lee cho biết thêm, “Là một sinh viên y khoa và kỹ thuật, tôi đặc biệt quan tâm làm sao để ứng dụng các tế bào cơ tim được xử lý điện trên lâm sàng”.

     

     
       

    Nghiên cứu là một nỗ lực cộng gộp của sự kết hợp giữa kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật mô và thiết kế bioreactor trong phòng thí nghiệm của Vunjak-Novakovic với các chuyên gia tế bào gốc ở phòng thí nghiệm của Gordon Keller, Toronto, và chuyên gia về điện sinh lý học của tế bào cơ tim ở phòng thí nghiệm của Robert Kass và Richard Robinson, Trung tâm Y học của đại học Columbia. Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Sức khỏe Quốc gia (NIH) (tài trợ nghiên cứu và học bổng tiền Tiến sĩ) và chương trình Thạc sĩ/Tiến sĩ tại đại học Columbia. (Mã số tài trợ của quỹ NIH – HL076485, UH2 EB17103 và EB002520 cho G.V.-N.; F30 HL112505 cho G.E., và mã tài trợ của bang New York là CO26449 và C028119 cho G.V.-N.).

    31.2

    Hình minh họa: điều kiện tín hiện điện các tế bào cơ tim người. Siêu cấu trúc vân gồm troponin (màu xanh lá) hình thành quanh nhân (xanh da trời).

    Lê Văn Trình – Lê Thị Kim Hòa dịch

    Theo engineering.columbia.edu

    Email: lvtrinhkhtn@hcmus.edu.vn lethikimhoa19492@gmail.com

    Link: http://engineering.columbia.edu/using-electrical-signals-train-hearts-muscle

  • KHÓA PROTEIN ĐỂ NGĂN SỰ DI CĂN CỦA UNG THƯ BẠCH CẦU

    Ung thư bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML) là một loại ung thư xâm lấn và gây hại nhiều nhất. Bệnh ít biểu hiện triệu chứng và tỉ lệ sống trong vòng 5 năm chỉ 24%. Tuy nhiên, phương pháp điều trị sẽ nhanh chóng được cải thiện vì các nhà nghiên cứu đến từ Walter and Eliza Hall Institute ở Melbourne, Úc đã xác định được protein giữ vai trò chủ chốt trong sự di căn của ung thư máu.

    Protein đó là Hhex protein, bằng cách làm ngưng sự sản xuất của nó, nhóm nghiên cứu đã cho thấy ung thư có thể bị chặn lại khi di căn và ít nhất có thể xảy ra trong điều kiện thí nghiệm. Bước kế tiếp là xem thử cơ chế “phanh tay – handbrake” tương tự có phải hoạt động trên người hay không, các dấu hiệu ban đầu khả quan.

    Các nhà nghiên cứu thấy rằng khi ngừng cung cấp Hhex thì ung thư bạch cầu ngừng di căn không kiểm soát. Hơn thế nữa, protein này không cần thiết cho tế bào máu bình thường, điều này mở ra hy vọng cho liệu pháp nhắm trúng đích Hhex mà không bị tác dụng không mong muốn, điển hình là tác dụng phụ do điều trị AML.

    “Hầu hết các liệu pháp điều trị AML hiện nay không đặc hiệu cho ung thư và thường giết cả tế bào máu khỏe mạnh trong quá trình trị liệu”, Matt McCormack, một trong các nhà nghiên cứu đã nói. “Hhex chỉ cần thiết cho tế bào ung thư bạch cầu, nghĩa là chúng ta có thể nhắm đích và điều trị ung thư bạch cầu mà không gây độc trên tế bào bình thường, qua đó tránh được nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khi điều trị ưng thư bằng các liệu pháp chuẩn.”

    Trong khi cơ thể có cơ chế tự bảo vệ để làm ngưng các tế bào bị stress và ngăn các tế bào này nhân lên có thể thành ung thư – protein Hhex bất hoạt cơ chế này nên cho phép các tế bào bị bư hại lây lan. Nếu các nhà khoa học có thể loại bỏ Hhex, các quá trình an toàn bình thường diễn ra trong cơ thể có thể được hồi phục và sự di căn của ung thư như AML có thể được kiểm soát.

    McCormack nói “Hhex chỉ điều hòa một số lượng nhỏ gen và nó không cần thiết cho tế bào máu bình thường. “Điều này cho chúng ta một cơ hội hiếm hoi để tiêu diệt tế bào AML mà không gây ra nhiều tác dụng phụ. Chúng tôi hy vọng xác định chính xác vùng protein Hhex có chức năng này, điều này giúp chúng tôi thiết kế thuốc mới cần thiết hơn để điều trị AML.”

    Vì hiện nay các nhà khoa học biết tế bào AML phát triển không kiểm soát bằng cách nào nên họ có thể sử dụng cách nào đó để kiểm soát sự phát triển của tế bào AML. Trong khi thuốc hiện hành có thể bị ngưng thì thuốc này có thể giúp bệnh nhân giảm đau và chịu những tác dụng do phương pháp điều trị hiện tại, cũng như cải thiện tiên lượng bệnh trong thời gian dài.

    31.1

    Hình minh họa từ sciencealert

     

     

    LÊ VĂN TRÌNH – LÊ THỊ KIM HÒA dịch

    Theo sciencealert.com

    Địa chỉ email: lvtrinh@hcmus.edu.vn lethikimhoa19492@gmail.com

    Link: http://www.sciencealert.com/new-protein-handbrake-stops-leukaemia-in-its-tracks

     

  • PHƯƠNG PHÁP MỚI GIÚP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BẰNG THUỐC ỨC CHẾ PARP

    PARP (poly (ADP-ribose) polymerase) là một enzyme đóng vai trò quan trọng trong sửa chữa sai hỏng DNA. Ức chế hoạt động của PARP nhằm ngăn chặn sữa chữa các sai hỏng DNA, tăng cường sự chết tế bào đã sớm trở thành một liệu pháp hứa hẹn trong điều trị ung thư và đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Mới đây các nhà khoa học thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư MD Anderson, đại học Texas đã công bố một nghiên cứu mới của mình trên tạp chí Nature Medicine online về một phương pháp mới giúp tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc ức chế PARP trong điều trị ung thư vú.

    31

    Vai trò của PARP và chất ức chế PARP.

    Nghiên cứu của tiến sĩ Mien-Chie Hung và cộng sự cho thấy khi kết hợp với liệu pháp ức chế biểu hiện c-MET (một gen sinh ung được biểu hiện quá mức ở nhiều bệnh nhân ung thư vú), liệu pháp sử dụng thuốc ức chế PARP cho hiệu quả đáng kể. c-MET liên quan đến quá trình phosphoryl hóa PARP1, làm tăng cường hoạt động của enzyme này. Điều này khiến cho các tế bào ung thư có khả năng kháng lại thuốc ức chế PARP. Bằng cách ngăn cản hoạt động của c-MET, tế bào ung thư mất khả năng kháng thuốc này. Do đó trị liệu kết hợp thuốc ức chế c-MET và PARP cho hiệu quả đáng kể trên tế bào ung thư vú cũng như trên chuột mô hình.

    Tiến sĩ Mien-Chie Hung phát biểu: “Nghiên cứu của chúng tôi có thể giúp dự đoán các trường hợp kháng thuốc ức chế PARP, việc trị liệu kết hợp thuốc ức chế c-MET và PARP có thể cho đáp ứng tích cực trên các bệnh nhân biểu hiện quá mức c-MET mà không có đáp ứng khi chỉ điều trị với PARP”.

    Lam Huyên dịch

    Theo Sciencedaily

    Email: ntlhuyen@hcmus.edu.vn

    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2016/01/160118134538.htm

     

     

  • Video chúc mừng xuân Thầy cô và anh chị cán bộ trong lab 2016

    Vào những ngày cuối của năm và sắp bước sang năm mới Bính Thân , PTN Tế bào gốc nhận được video chúc tết từ các em sinh viên. Đoạn video vừa thể hiện được sức trẻ, năng động của tuổi trẻ, vừa thể hiện được tình cảm yêu mến của các em dành cho các thầy cô, cán bộ PTN Tế bào gốc

    Trong không khí hân hoan chào đón một mùa xuân mới, Lãnh đạo PTN Tế bào gốc và tập thể các cán bộ chúc các em có nhiều kết quả tốt trong học tập, trong nghiên cứu và có một mùa xuân sum vầy, ấm cúng bên gia đình.

     

     

  • Hypoxia promotes adipose-derived stem cell proliferation via VEGF

    Hypoxia promotes adipose-derived stem cell proliferation via VEGF

    Phuc Van Pham, Ngoc Bich Vu, Ngoc Kim Phan

    Abstract

    Adipose-derived stem cells (ADSCs) are a promising mesenchymal stem cell source with therapeutic applications. Recent studies have shown that ADSCs could be expanded in vitro without phenotype changes. This study aimed to evaluate the effect of hypoxia on ADSC proliferation in vitro and to determine the role of vascular endothelial growth factor (VEGF) in ADSC proliferation. ADSCs were selectively cultured from the stromal vascular fraction obtained from adipose tissue in DMEM/F12 medium supplemented with 10% fetal bovine serum and 1% antibiotic-antimycotic. ADSCs were cultured under two conditions: hypoxia (5% O2) and normal oxygen (21% O2). The effects of the oxygen concentration on cell proliferation were examined by cell cycle and doubling time. The expression of VEGF was evaluated by the ELISA assay. The role of VEGF in ADSC proliferation was studied by neutralizing VEGF with anti-VEGF monoclonal antibodies. We found that the ADSC proliferation rate was significantly higher under hypoxia compared with normoxia. In hypoxia, ADSCs also triggered VEGF expression. However, neutralizing VEGF with anti-VEGF monoclonal antibodies significantly reduced the proliferation rate. These results suggest that hypoxia stimulated ADSC proliferation in association with VEGF production.

    Keywords

    Adipose derived stem cells; Hypoxia; Mesenchymal stem cell; VEGF

    Full Text:

    PDF

  • Culture and differentiation of cytokine-induced killer cells from umbilical cord blood-derived monon

    Culture and differentiation of cytokine-induced killer cells from umbilical cord blood-derived mononuclear cells

    Binh Thanh Vu, Quyen Thanh-Ngoc Duong, Phong Minh Le, Phuc Van Pham

    Abstract

    Cytokine-induced killer cells (CIK) are cytotoxic T cells, which have both NK and T cell properties. These cells are characterized by potent, non-MHC-restricted cytotoxicity and reduced alloreactivity, which make them appealing for use in adoptive immunotherapy of cancer and virus infections. In this study, CIK cells were generated by stimulating umbilical cord blood-derived mononuclear cells (UCB-MNCs) with interferon-gamma (IFN-g) on day 0. Anti-CD3 antibody and interleukin-2 (IL-2) were added after 24 hours at four different experimental concentration combinations in order to identify the optimal cytokine amounts for CIK cell proliferation. Cells were collected at four time points over a 21-day period (day 0, 7, 14, 21) for analysis of cell marker presentation using flow cytometry, as well as transcription-level cytokine production using RT-PCR. The results showed that in the 21-day culture, the average final expansion levels of CD3+CD56+ CIK cell were in the range of hundredfold, accounted for 26% in the bulk culture. Most important, these cells strongly expressed granzyme B (80.87%), a potent factor involved in cell-mediated cytotoxicity. These CIK cells also transcriptionally overexpressed the three cytokine genes that produce IFN-g, tumor necrosis factor-alpha (TNF-a), and IL-2; these are key for immune cell mobilization against tumors as well as foreign pathogens. Our research establishes an effective cytokine concentration and time protocol for use in generation of CIK cells from UCB-MNCs, potentiating greater applications of CIK cell-adoptive immunotherapy in both research and clinical settings. Thus, the 3­rd and 4th experimental conditions both stimulated CIK cell differentiation with 50 ng/ml of anti-CD3 antibody, but with IL-2 concentrations of 500 U/ml and 1000 U/ml, respectively.

    Keywords

    Cytokine-induced killer, immunotherapy, non-MHC restricted, umbilical cord blood-MNC.

    Full Text:

    PDF

  • GS. BS. Ái Xuân Holterman đến thăm và báo cáo seminar tại PTN Tế Bào Gốc

    Ngày 19/1/2016, GS.TS.BS. Ái Xuân, Đại học Illinois Hoa Kỳ đã có buổi báo cáo Seminar: “Điều hòa phiên mã chức năng gan ở bệnh nhân tổn thương/tắc tuyến mật” tại PTN NC&UD Tế Bào Gốc.

    Buổi cáo cáo mang lại nhiều thông tin thú vị về cơ chế phân tử tổn thương chức năng tiết mật ở gan. Bác sĩ cũng cung cấp các kết quả khả quan về thử nghiệm lâm sàng việc sử dụng hormon tăng trưởng, cũng như liệu pháp tế bào gốc trong điều trị các tổn thương gan.

     

    Rất nhiều câu hỏi thú vị được đặt ra tại buổi báo cáo. Các cơ hội về hợp tác nghiên cứu các bệnh tổn thương về gan cũng được thảo luận tại buổi gặp mặt.

    Thông tin về GS.TS.BS Ái Xuân

    Bác sĩ Ái Xuân Holterman đã nhận bằng cử nhân về Hóa Sinh tại đại học Texas Christian University in Forth Worth. BS. Ái Xuân sau đó đã nhận giải thưởng Robert A. Welch về lĩnh vực hóa học. Năm 1984, BS Ái Xuân đã nhận bằng tiến sĩ y học tại đại học Texas Health Sciences Center, thuộc trường y Southwestern Medical School, Dallas, Texas. BS. Ái Xuân đã làm việc tại tại việc tại Viện các bệnh truyền nhiễm và cấp tính quốc gia của Đại học Virginia. BS. Ái Xuân sau đó đã hoàn thành nghiên cứu sau tiến sĩ về Miễn dịch tại trường Y, Đại học Washington, Seattle. BS. Ái Xuân đã hoàn thành chương trình nghiên cứu tại Đại học Montreal, Bệnh viện Sainte-Justine, Montreal, Quebec. BS. Ái Xuân là thành viên của Hiệp hội phẫu thuật bệnh nhi Hoa Kỳ.