Việc tiêm các tế bào có nguồn gốc từ tim vào tim là một hướng trị liệu bằng tế bào đầy hứa hẹn đối với bệnh suy tim. Các thử nghiệm lâm sàng ở pha I cho thấy rằng chiến lược này an toàn và có thể hiệu quả, nhưng chỉ một phần nhỏ tế bào ghép tồn tại cho thấy rằng các yếu tố tiết ra từ tế bào giữ vai trò quan trọng trong việc tái tạo và sửa chữa của tế bào.
Theo đó, phòng thí nghiệm của Darryl R. Davis (Đại học Ottawa Heart Institute, Canada) nhắm đến việc sản xuất các tế bào có nguồn gốc từ mô tim (EDCs) biểu hiện ổn định yếu tốt có tác dụng bảo vệ tim như SDF1α (stromal-cell derived factor 1α). Nghiên cứu của họ đăng trên Stem Cell cho thấy chiến lược mới này giúp tăng cường sự hình thành mạch, sự di cư tế bào, tạo máu, và huy động các tế bào gốc trở về (homing) thông qua cơ chế cận tiết, và góp phần việc tăng hiệu quả phục hồi tim bằng tế bào gốc.
Các tác giả đã chọn SDF1α do thụ thể của nó, CXCR4 tăng biểu hiện sớm và ổn định ở vùng nhồi máu và ngoại biên vùng nhồi máu khi bị nhồi máu cơ tim (MI) và vai trò của SDF1α giúp bảo vệ tim khỏi bị tổn thương do thiếu máu cục bộ. Tế bào EDCs (đại diện cho quần thể tế bào trung mô trong tế bào gốc tim) biểu hiện SDF1α như là một tín hiệu cận tiết lan rộng ra toàn bộ và nó kích thích sự hình thành mạch máu, huy động các tế bào tiền thân và biệt hóa thành tim trong ống nghiệm, đồng thời tăng cường sự phục hồi của tim (Xem hình – giảm sự hình thành sẹo và tăng tỉ lệ mô sống) mà không gây thay đổi sau 1 tuần ghép lên chuột bị nhồi máu.
Các phân tích khác trên cơ thể cho thấy nồng độ SDF1α trong và ngoại biên vùng nhồi máu tăng, giảm apoptosis, và tăng tạo các tế bào cơ mới. Ngoài ra, ghép tế bào EDCs SDF1α còn giúp tăng huy động tế bào tủy xương; mặc dù họ chỉ thấy các tế bào tim c-Kit+ chỉ góp phần nhỏ vào sự tái tạo của EDCs.
Nghiên cứu này cho thấy sự biểu hiện quá mức SDF1α là chiến lược mới đáng quan tâm trong việc tăng hiệu quả phục hồi tim bằng tế bào gốc thông qua tiềm năng tác động sửa chữa/tái tạo nhờ trung gian cận tiết. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiếp tục khảo sát khả năng hỗ trợ phục hồi tổn thương và làm rõ sự tương tác giữa SDF1α và mô tim tổn thương.
Hình minh họa: chuột được tiêm EDCs SDF 1α giúp giảm sự mô sẹo và tăng tỉ lệ mô sống trên chuột bị nhồi máu cơ tim.
LÊ VĂN TRÌNH – LÊ PHẠM TIẾN TRIỀU dịch
Theo: stemcellsportal.com