Ấn Độ đẩy lui các bằng sáng chế ung thư

Quốc gia này tìm cách giới hạn chi phí cao của các loại thuốc để điều trị bệnh không lây nhiễm.

22-1-2014sk
Tỷ lệ ung thư ở Ấn Độ đang gia tăng

Hiện nay, các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, bệnh lao và AIDS có thể được đẩy lui với các loại thuốc giá rẻ. Vì vậy, người dân ở các nước nghèo có thể sống lâu hơn, nhưng những bệnh không lây nhiễm như bệnh tim, bệnh tiểu đường, và ung thư đã trở thành nguyên nhân chính gây tử vong và chi phí cho điều trị là một vấn đề khó khăn.

Bây giờ, người Ấn Độ có thể trông cậy vào những chính sách của nhà nước.

Ba tuần trước, các văn phòng đã từ chối cấp bằng sáng chế của hai loại thuốc chống ung thư vú – sự kiện mới nhất trong một loạt các quyết định để giới hạn cấp bằng sáng chế các thương hiệu thuốc đắt tiền. Những động thái này thể hiện một sự căng thẳng: Ấn Độ hiện nay vượt qua Mỹ về các trường hợp tử vong do ung thư hàng năm, và muốn tìm cách để chữa trị bệnh này với giá rẻ. Nhưng mong muốn này đi ngược lại với mong muốn của các nhà sản xuất thuốc, người xem thu nhập trung bình của quốc gia là trung tâm kế hoạch phát triển của họ.

Những vụ từ chối đầu tiên gần đây xảy ra vào ngày 27 tháng 7, khi các cán bộ của một hội đồng quản trị liên bang người Ấn bị thu hồi bằng sáng chế về một phiên bản sửa đổi của thuốc Lapatinib trị ung thư vú, được bán như Tykerb bởi công ty dược phẩm GlaxoSmithKline có trụ sở tại London. Sau đó, vào ngày 4 tháng 8, công ty dược phẩm Roche của Thụy Sĩ đã báo cáo rằng một văn phòng cấp bằng sáng chế tại thành phố Kolkata, một trung tâm của hệ thống cấp bằng sáng chế quốc gia, sẽ không cấp bằng sáng chế về phiên bản của thuốc Trastuzumab của công ty được bán như Herceptin. Các quan chức Ấn Độ cho phép các bằng sáng chế khác nhằm bảo vệ cả hai loại thuốc khỏi sự cạnh tranh chung loại đến năm 2019. Tuy nhiên, nếu quá thời hạn trên thì các công ty sẽ bị ngừng việc cấp bằng sáng chế lại, điều này sẽ mở một cánh cửa rộng cho nhiều nhà sản xuất khác có thể gia nhập thị trường thuốc điều trị ung thư.

Một trong những cuộc chiến tương tự cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 trên các loại thuốc  điều trị bệnh truyền nhiễm như HIV. Vụ tranh chấp đã được giải quyết khi phần lớn các nhà sản xuất thuốc cho phép các công ty đang phát triển trên thế giới tạo ra thuốc chung loại giá rẻ. Ngày nay, phương pháp điều trị kháng virus có thể được mua với giá thấp hơn 100 đô Mỹ một năm, so với hơn 10.000 đô Mỹ một năm vào năm 2000, theo các bác sĩ của Tổ chức Viện trợ Quốc tế Không biên giới (Médecins Sans Frontières), trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ.

22-1-2014sk2

Nhưng thuốc dành cho các bệnh không truyền nhiễm, đặc biệt là ung thư sẽ đòi hỏi nhiều tinh tế hơn để thương lượng. “ Không có sự thỏa hiệp dễ dàng xung quanh bệnh không truyền nhiễm theo cách mà chúng ta đã thấy ở trường hợp của HIV” Thomas Bollyky đã nói, một luật sư của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, người đã chiến đấu cho các loại thuốc HIV giá cả phải chăng vào những năm 1990 cho biết.

Tại Ấn Độ, giá 15.000 đô của Trastuzumab có thể cao hơn 10 lần mức lương trung bình hàng năm. Các loại thuốc không cấp bằng sáng chế với giá thấp hơn có thể phục vụ như một loại thuốc thay thế, bởi vì cũng như Trastuzumab, không có loại nào trong số các loại thuốc không được cấp bằng sáng chế nhắm đến mục tiêu chuyên biệt trên đối tượng ung thư vú.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất thuốc không sẵn lòng giảm giá thuốc ở các quốc gia có thu nhập trung bình như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, nơi được dự đoán sẽ chiếm phần lớn sự tăng trưởng của ngành công nghiệp trong tương lai gần. Mặc dù khả năng chi trả cho thuốc điều trị HIV ở châu Phi sẽ không bao giờ cao, một số người ở các quốc gia có thu nhập trung bình có thể đủ khả năng chi trả cho những thuốc đắt tiền. Các nhà sản xuất thuốc không muốn làm xói mòn các thị trường thích hợp thông qua các loại thuốc giá thấp hơn, ngay cả khi đại đa số người có nhu cầu nhưng không thể chi trả, James Love đã nói, giám đốc Kiến thức Sinh thái Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ ở Washington DC ủng hộ cho công bằng xã hội trong việc tiếp cận tri thức.

Một số ý tưởng để giải quyết bế tắc đã được tiến hành nhưng không hề đơn giản. Các nhà sản xuất thuốc cho rằng chính phủ của các quốc gia có thu nhập trung bình nên mở rộng chương trình bảo hiểm và tiếp cận với chăm sóc sức khỏe. Họ cũng cho rằng thuốc sẽ có chi phí hợp lý hơn khi nền kinh tế phát triển và mọi người kiếm được nhiều tiền. Bằng cách giảm hỗ trợ cho sở hữu trí tuệ, Ấn Độ đang giảm giá ưu đãi cho sự phát triển thuốc và đầu tư nước ngoài sẽ cho phép tăng trưởng. Amy Hariani, giám đốc và tư vấn chính sách pháp lý cho khoa học đời sống tại Hội đồng kinh doanh Mỹ – Ấn Độ, một tập đoàn công nghiệp đặt trụ sở tại Washington DC đã nói: “Cách tốt nhất cho nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng là những sự đổi mới đáng ghi nhận.”

Ý tưởng khác đến từ Tổ chức Y tế Thế giới từ 5 năm trước đã cố gắng sắp xếp một thỏa thuận quốc tế, cho phép các bang thành viên hỗ trợ sự phát triển cho thuốc có giá thấp hơn với những phần thưởng và quỹ nghiên cứu hấp dẫn hơn bằng sáng chế. “Chúng tôi nghĩ câu trả lời là làm giá cả của thuốc thật sự rẻ, và để cung cấp quỹ như một phần thưởng cho phương pháp mới hơn là độc quyền một loại thuốc”, Love đã nói.

Điều này cũng tăng áp lực lên các công ty dược phẩm để chấp nhận những mô hình giá cả cho phép người dân trong cùng quốc gia trả các giá thuốc khác nhau , tùy thuộc vào khả năng chi trả của họ. Các công ty, bao gồm Roche trong trường hợp của Trastuzumab, nói rằng họ sẵn sàng đưa ra các giá khác nhau thông qua những chương trình chấp thuận đặc biệt. Nh
ưng hãng Roche vẫn chỉ ra rằng năm ngoái hãng bán Trastuzumab để điều trị chỉ cho 3.700 bệnh nhân ung thư vú người Ấn – chiếm 15% trên tổng số bệnh nhân cần dùng thuốc.

Cuộc chiến có thể kết thúc khi chỉ là đụng độ nhỏ nếu Ấn Độ đi xa hơn và cho phép các công ty trong nước lờ đi hoàn toàn bằng sáng chế Trastuzumab của Roche và sản xuất một phiên bản cùng loại giá rẻ hơn, sử dụng một “giấy phép bắt buộc”. Năm ngoái, Ấn Độ đã ban hành một giấy phép cho một loại thuốc chữa bệnh ung thư được bán bởi công ty Bayer của Đức. Và vào tháng 1, Bộ Y tế của Ấn Độ đề nghị cấp giấy phép bắt buộc cho Trastuzumab và hai loại thuốc ung thư khác.

Indonesia cấp giấy phép bắt buộc cho 7 loại thuốc vào năm 2012, và Trung Quốc, Philippines đã điều chỉnh pháp luật của họ để dễ dàng cấp các giấy phép tương tự. Prashant Yadav, giám đốc sáng kiến nghiên cứu chăm sóc sức khỏe của đại học Michigan tại Ann Arbor nói rằng những động thái này báo trước một tương lai đáng lo ngại. Ấn Độ có thể là chiến trường chính của ngày hôm nay, nhưng cuộc chiến đấu trên thuốc chống ung thư dường như có khả năng chảy máu bên ngoài biên giới của Ấn Độ, trừ khi đạt được một thỏa hiệp. “ Điều này đòi hỏi một số nghệ thuật trong ngoại giao hiện nay” Yadav đã nói.

Nguyễn Thị Mỹ Phước
Theo Nature

 

 

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *