PRM – Kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị COPD

Một phương thức quét phổi mới có thể giúp ích cho sự chẩn đoán và điều trị một căn bệnh ở phổi mà xấp xỉ 24 triệu ngưởi Mỹ mắc phải và là nguyên nhân gây tử vong thứ ba của nước này.

Theo trang tin diện tử của Nature Science, 1 nhóm  nghiên cứu từ Đại học Y Michigan đã báo cáo 1 kỹ thuật gọi là sơ đồ phản ứng các tham số hay PRM. Họ dùng PRM để phân tích hình ảnh chụp cắt lớp hay CT của bệnh nhân bị chứng tắc nghẽn phổi mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease -COPD), trong dự án COPDGene của Viện tim, phổi, máu quốc gia.

Những nhà nghiên cứu cho rằng PRM giúp họ phân biệt giữa giai đoạn tổn thương sớm trên những khí quản nhỏ của phổi đến những tổn thương nghiêm trọng như tràn khí phổi, từ đó xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh để phối hợp chặt chẽ với các bài kiểm tra hoạt động phổi của bệnh nhân dựa trên khả năng thở của họ.

“Nói một cách đơn giản, với kỹ thuật PRM, chúng tôi có thể phân biệt các dạng phụ của COPD, như khiếm khuyết nhỏ của đường hô hấp (fSAD), tràn khí và phổi có chức năng bình thường”, Tiến sĩ Brian Ross, giáo sư nghiên cứu về X-quang, giáo sư về hóa sinh và là tác giả chính của bài báo cho biết. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 1 hướng mới để chẩn đoán và điều trị có hiệu quả hơn đồng thời còn là một công cụ hữu ích trong việc đánh giá tác động của các loại thuốc mới và các phương pháp điều trị khác.

COPD hạn chế khả năng thở của bệnh nhân, gây ra khó thở, ho, thở khò khè và giảm khả năng tập luyện thể dục, đi bộ hay làm những việc khác. Theo thời gian, nhiều bệnh nhân COPD ngày càng khó tham gia các hoạt động thường ngày khi bệnh của họ trở nên nặng hơn, đặc biệt khi kết hợp với việc hút thuốc, tiếp xúc lâu dài với bụi, các loại khí và hóa chất sẽ làm COPD có tiên liệu xấu hơn nhiều lần.

Vào thập kỷ trước, kỹ thuật CT được cải tiến rất nhiều cho hình ảnh chụp COPD rõ ràng hơn nhưng PRM là sự liên kết cho những gì không thấy được-giúp cho những nhà nghiên cứu thấy rõ hơn các khiếm khuyết và đưa ra phương pháp chữa bệnh cho từng cá nhân (theo Ella Kazerooni, Thạc sĩ Y học, Giáo sư về tia X, đứng đầu chương trình tư liệu phổi U-M và là thành viên nhóm COPDGene).

Giai đoạn đầu được thử nghiệm ở khối u trên não cho thấy những phản ứng tích cực trong việc điều trị, các nhà nghiên cứu tiếp tục thử nghiệm trên COPD cho biết có thể xác định vùng phổi tổn thương theo không gian 3 chiều và sự phát tiển của chúng.

Trước đây, Imbio (công ty con của U-M), đã được cấp bằng sáng chế về kỹ thuật PRM và phát triển công nghệ dự đoán phản ứng điều trị trên các bệnh ung thư khác. Hiện nay, Imbio tập trung phát triển PRM cho việc chẩn  đoán và theo dõi các dạng COPD.

Với kỹ thuật PRM, các nhà nghiên cứu sử dụng một máy tính có cấu hình mạnh để quét CT trong thời gian bệnh nhân hít vào và thở ra một hơi thật sâu. Các hình ảnh được phân tích trong không gian 3 chiều, sao cho các mô phổi phồng lên và xẹp xuống theo đường thẳng. Tỷ trọng mô phổi khỏe mạnh sẽ có sự thay đổi so với mô phổi bệnh, và từ đó các nhà nghiên cứu sẽ tạo được một bản đổ 3 chiều của phổi bệnh nhân.

Trong PRM, các vùng khác nhau sẽ có các màu khác nhau, dực theo sự thay đổi tín hiệu giữa các vùng ở 2 lần quét. Màu xanh tượng trưng cho sự khỏe mạnh, màu vàng chỉ thị cho sự đẩy khí ra khỏi các túi giảm và màu đỏ ám chỉ sự đẩy khí suy giảm nghiêm trọng.

PRM có thể tiên đoán sự phát triển của COPD, bằng việc phát hiện các tiểu khí quản bất thường bao gồm các nhu mô phổi như tràn khí thủng. PRM giúp các bác sĩ xây dựng các phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân và lựa chọ bệnh nhân cho các thử nghiệm lâm sàng sắp tới.

Mặc dù nghiên cứu hiện nay chủ yếu dựa trên các bản chụp CT trong 1 lần quét, ngoài ra cũng bao gồm dữ liệu của 2 bệnh nhân COPD (U-M) được lưu trữ trong 2 năm. Cần nhiều dữ liệu hơn để đảm bảo PRM có hiệu quả trong các nghiên cứu lâu dài.

Một kiểm tra hơi thở rất đơn giản là đo khí dung vẫn tỏ ra hiệu quả khi chẩn đoán có bệnh hay không, nhưng nhược điểm của nó là không thể nhận dạng được các loại COPD khác nhau.

Thúy Oanh (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

htoanh@hcmus.edu.vn


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *