Các hạch bạch huyết có thể cung cấp một môi trường thích hợp cho một loạt các tế bào và các mô từ các cơ quan khác, mở ra hy vọng một ngày nào đó có thể thay thế toàn bộ tế tào dựa trên sự cấy ghép nội tạng, theo các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Pittsburgh, khoa Y McGowan, Viện y học tái tạo.
Trong một báo cáo gần đây công bố trên Nature Biotechnology, nhóm nghiên cứu lần đầu tiên tiến hành trên một mô hình động vật thấy rằng các tế bào gan, mô tuyến ức và các tế bào đảo tụy sản xuất insulin có thể phát triển mạnh trong các hạch bạch huyết.
Nhiễm virus viêm gan, bệnh xơ gan do rượu và các bệnh khác có thể gây hư hại lớn cho gan. Ghép gan là cách duy nhất để cứu bệnh nhân. Trẻ em với hội chứng DiGeorge thiếu chức năng tuyến ức để sản xuất các tế bào miễn dịch thiết yếu và bệnh tiểu đường có thể được chữa trị bằng cấy ghép tuyến tụy.
Tuy nhiên, niều người sẽ không qua khỏi để chờ đợi được cấy ghép vì sự khan hiếm của các cơ quan hiến tặng. Liệu pháp tế bào đang được khám phá, nhưng đưa các tế bào vào các mô đã bị tàn phá bởi bệnh thì khả năng cấy ghép thành công và phục hồi chức năng bị hạn chế.
Trong nghiên cứu này, nhóm của ông đã thử ngiệm khả năng của các hạch bạch huyết rất phong phú khắp cơ thể và có một nguồn cung cấp máu dồi dào, như một ngôi nhà mới cho các tế bào từ các cơ quan khác.
Họ tiêm các tế bào gan khỏe mạnh từ các con chuột khỏe mạnh có di truyền giống nhau vào các hạch bạch huyết của những con chuột nhận tại các vị trí khác nhau. Kết quả là tại những chỗ tiêm đó phát triển phình ra và có chức năng giống gan. Thực vậy, những nút này đã cứu những con chuột đang trong nguy cơ chết vì bệnh gan. Tương tự như vậy, cấy ghép mô tuyến ức vào hạch bạch huyết của những con chuột thiếu cơ quan tạo ra hệ thống chức năng miễn dịch của cơ thể và cấy ghép tuyến tụy phục hồi khả năng kiểm soát lượng đường trong máu ở động vật mắc bệnh tiểu đường.
“Mục tiêu của chúng tôi không nhất thiết phải thay thế tòa bộ gan, nhưng để cung cấp khối lượng tế bào đủ để ổn định chức năng gan và duy trì cuộc sống của bệnh nhân. Điều đó có thể kép dài thời gian cho đến khi bệnh nhân nhận được cơ quan tài trợ phù hợp. Có lẽ, trong một số trường hợp, cấy ghép tế bào trong các hạch bạch huyết có thể cho phép các cơ quan bị bệnh phục hồi”, Tiến sĩ Lagasse nói.
Phí Thị Lan (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)
Leave a Reply