Tiêm tế bào gốc vào não giúp bệnh nhân đi lại sau đột quỵ – Kỳ 2

Kỳ 2: Phương thức chữa trị là chìa khoá cho sự thành công

Gần đây, những bệnh nhân phải phụ thuộc xe lăn do đột quỵ đã có thể đi lại sau khi được tiêm tế bào gốc vào não. Một số bệnh nhân đột quỵ khác cũng cho thấy sự cải thiện trong việc nói và cử động tay của họ.

“Chúng tôi đã từng nghĩ rằng các mối liên kết giữa các tế bào não đã bị phá huỷ”, ông Gary Steinberg, nhà giải phẫu thần kinh tại Đại học Stanford nói, “Bây giờ, chúng tôi phải suy nghĩ lại về điều này, cá nhân tôi nghĩ rằng các mối liên kết này đã bị bất hoạt, và việc điều trị của chúng tôi giúp hoạt hoá lại các mối liên kết này.”

tin Kh 13

Kiểm tra cử động ở bệnh nhân đột quỵ

Thông qua một lỗ khoan trên hộp sọ, Steinberg tiêm các tế bào vào vùng não điều khiển chuyển động cơ, nơi đã bị hư hại bởi cơn đột quỵ. Mỗi người tham gia thử nghiệm được nhận 2,5 hoặc 5 hoặc 10 triệu tế bào.

Dung dịch được tiêm vào chứa các tế bào gốc trung mô được lấy từ tủy xương của hai người hiến tặng khỏe mạnh. SanBio đã thay đổi tính di truyền của tế bào để kích hoạt một gen được gọi là Notch1, gen này sẽ giúp kích hoạt các yếu tố kích thích phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh. Thí nghiệm trên chuột cho thấy các tế bào gốc đã bị biến đổi sẽ biến mất trong vòng một tháng hoặc lâu hơn, nhưng trước đó, chúng sẽ tiết ra một số yếu tố tăng trưởng giúp xây dựng các cầu nối giữa các tế bào não. Bên cạnh đó, các tế bào gốc còn thúc đẩy sự hình thành mạch máu mới để nuôi dưỡng những mô não đang phát triển.

Steinberg nói, “Các tế bào gốc tiết tất cả các loại yếu tố tăng trưởng, để sửa chữa cũng như thay đổi hệ thống miễn dịch, nhằm loại bỏ tình trạng viêm có thể làm cản trở việc sửa chữa.”

Trong thử nghiệm của ReNeuron, bệnh nhân được nhận tế bào gốc thần kinh thu nhận từ ​​não thai bỏ, sau đó nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để sản xuất số lượng lớn hơn. Julian Howell, Giám đốc y tế tại ReNeuron nói: “Cả hai công ty đang ở trong cùng một giai đoạn phát triển, và thật tốt khi nghe về những cải thiện lớn ở một số bệnh nhân. Các nghiên cứu có kiểm soát là hoàn toàn cần thiết để xác định rõ lợi ích cũng như nguy cơ của liệu pháp tế bào gốc cho bệnh đột quỵ.”

Hiện nay, có khoảng 30 thử nghiệm tương tự đang được tiến hành. Những thử nghiệm này truyền tế bào gốc vào bệnh nhân đột quỵ bằng cách tiêm vào máu, nhưng không có phương pháp nào cho thấy kết quả đáng ghi nhận như hai thử nghiệm tiêm vào não bộ. Steinberg nói: “Chúng ta vẫn còn phải nghiên cứu nhiều hơn nữa, để tìm ra loại tế bào, lượng tế bào, cũng như phương pháp chuyển tế bào thích hợp”.

Tham khảo chi tiết tại:

Clinical Outcomes of Transplanted Modified Bone Marrow–Derived Mesenchymal Stem Cells in Stroke: A Phase 1/2a Study. Stroke.

http://stroke.ahajournals.org/content/early/2016/06/02/STROKEAHA.116.012995.abstract

Đặng Thanh Long

Theo New Scientist


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *