PHÁT HIỆN NHANH UNG THƯ NHỜ MẪU DÒ gGlu-HMRG

PHÁT HIỆN NHANH UNG THƯ NHỜ MẪU DÒ gGlu-HMRG

Gần đây, các nhà khoa học của Đai học Tokyo Nhật Bản và Viện Y khoa quốc
gia Mỹ đã tổng hợp thành công mẫu dò phát hiện các tế bào ung thư trong cơ
thể dựa vào có chế phát huỳnh quang. Mẫu dò này có tên gọi là gGlu-HMRG
(ƴ-glutamyl hydroxymethyl rhodamine green). Nó được hoạt hóa bởi sự có mặt
của enzyme ƴ –glutamyltranspeptidase (GGT). Đây là hợp chất không biểu hiện
ở mô bình thường nhưng được biểu hiện vượt mức trên màng của các tế bào ung
thư.

Mẫu dò gGlu-HMRG không thể xuyên qua màng tế bào nhưng khi tiếp xúc với
GGT trên bề mặt tế bào ung thư, nó bị thủy phân bởi enzyme này và tạo ra lượng
lớn sản phẩm phát huỳnh quang HMRG. HMRG đi vào tế bào và đươc tích lũy
phần lớn trong lysosome.

Sự hoạt hóa in vitro của gGlu-HMRG đã được chứng minh trên 11 dòng tế bào
ung thư buồng trứng người (SHIN3, SKOV3, OVCAR3, OVCAR4, OVCAR5,
OVCAR8, A2780, A2780 PTX22, IGR-OV1, Hey-A8, và CaOV3). Trong đó có
6 dòng tế bào (SHIN3, SKOV3, OVCAR3, OVCAR4, OVCAR5 và OVCAR8)
đã được chọn ra cho các thí nghiệm in vivo trên mô hình chuột mang khối u gây
ra bởi các dòng này. Sự hoạt hóa in vivo của gGlu-HMRG xuất hiện trong vòng
10 phút khi phun thuốc lên vùng xung quanh khối u. Quá trình này tạo ra sự tín
hiệu tương phản cao giữa khối u và nền. Tín hiệu này sẽ duy trì ít nhất trong 1
giờ và có thể phát hiện được khối u có kích thước nhỏ hơn 1 mm. Theo nhận
định của nhóm tác giả, việc sử dụng mẫu dò kết hợp với các camera phẫu thuật
có thể phóng đại vật thể với độ nhạy cao sẽ cải thiện được sự phát hiện các khối
u với kích thước nhỏ hơn so với kích thước trong nghiên cứu họ đã tiến hành.

Đinh Thị Hồng Nhung

Cán bộ nghiên cứu PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

(dthnhung89@gmail.com)

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *