Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở  “PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH BIỂU HIỆN CÁC GEN  TẠO SỤN CỦA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ TUỶ XƯƠNG THỎTRONG  QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA 3D TRÊN GIÁ THỂ POLYCAPROLACTON”

Sáng ngày 22/5/2018, tại phòng I12,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM,  ThS Đào Thị Thanh Thuỷ và nhóm nghiên cứu đã báo cáo nghiệm thu xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường với số điểm trung bình 94,5.

Tên đề tài: « Phân tích tiến trình biểu hiện các gen tạo sụn của tế bào gốc trung mô từ tuỷ xương thỏ trong quá trình biệt hóa 3D trên giá thể polycaprolactone»

            Mã số đề tài: T2017-44

Đề tài được đánh giá bởi các thành viên hội đồng, bao gồm:

Stt Họ và tên Đơn vị công tác Chức danh trong hội đồng
1 PGS.TS.BS. Văn Thế Trung Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Chủ tịch
2 TS. Trịnh Như Thuỳ Trung tâm công nghệ sinh học Tp.HCM Phản biện
3 ThS.BS. Trần Đặng Xuân Tùng Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh Ủy viên
4 ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh Viện Tế bào gốc UV Thư ký

 

ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ báo cáo trước hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở 

Tóm tắt nội dung đề tài: Kỹ nghệ mô sụn đang là một trong những liệu pháp đầy hứa hẹn trong điều trị các bệnh xương khớp. Kỹ nghệ mô sụn bao gồm ba thành phần quan trọng: tế bào, giá thể và tín hiệu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tế bào gốc trung mô từ tủy xương thỏ được kết hợp với giá thể polycaprolactone được cảm ứng biệt hóa tạo sụn. Sự thay đổi về hình thái, sự biểu hiện protein ngoại bào và biểu hiện các gen tạo sụn của rBM-MSC như sox9, col1, col2, colX, acan, runx2 được đánh giá sau khi cảm ứng 7, 14, 21, 28 ngày. Kết quả cho thấy rBM-MSC có sự thay đổi về phân bố quần thể tế bào trên giá thể, biểu hiện tăng dần protein chất nền ngoại bào đặc trưng cho mô sụn. Kết quả này tương đồng với sự biệt hóa của rBM-MSC khi cảm ứng trên bề mặt bình nuôi cấy 2D. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện các gen tạo sụn của rBM-MSC trước và sau khi biệt hóa ở điều kiện 2D và 3D có sự khác biệt rõ rệt. Trước khi cảm ứng biệt hóa, khả năng biểu hiện gen col1colX của rBM-MSC được tăng cường khi nuôi cấy 3D. Trong khi đó, các gen còn lại không có sự thay đổi đáng kể. Sau khi cảm ứng biệt hóa, các gen tạo sụn biểu hiện mạnh trong điều kiện 2D và 3D. Kết quả phân tích cho thấy, nhóm gen đặc trưng cho tế bào sụn trưởng thành xảy ra sớm hơn khi cảm ứng biệt hóa 3D (ngày 21) so với khi cảm ứng biệt hóa 2D (ngày 28). Những kết quả trên cho thấy khả năng biệt hóa tạo sụn được tăng cường khi cảm ứng biệt hóa 3D. Điều này hy vọng sẽ mang lại sự thành công trong việc hình thành mô sụn nhân tạo ứng dụng trong điều trị các bệnh lí về xương khớp.

ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ cùng nhóm nghiên cứu và đồng nghiệp 

(Tin SCI)


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *