Sử dụng một kỹ thuật mới để thúc đẩy sự tái sinh của tế bào thần kinh tại vị trí tổn thương tủy sống nghiêm trọng, các nhà nghiên cứu đã phục hồi chức năng bàng quang ở chuột trưởng thành bị liệt, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học thần kinh. Những phát hiện này có thể định hướng cho những nỗ lực trong tương lai để khôi phục lại các chức năng khác bị mất sau khi chấn thương tủy sống. Nó cũng làm dấy lên hy vọng rằng chiến lược tương tự vào một ngày nào đó có thể được sử dụng để khôi phục lại chức năng bàng quang ở những người bị tổn thương tủy sống nghiêm trọng.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã thử nghiệm với việc sử dụng ghép thần kinh như một cách để bù đắp ở vị trí tổn thương tủy sống với một nỗ lực phục hồi chức năng bị mất sau khi chấn thương tủy sống. Tuy nhiên, việc kích thích hay thúc đẩy những tế bào này phát triển và hình thành các kết nối có khả năng chuyển tiếp tín hiệu thần kinh thật khó thực hiện được. Trong nghiên cứu này, Tiến sĩ Yu-Shang Lee, của bệnh viện Cleveland, cùng với Tiến sĩ Jerry Silver , của trường Y Western Reserve, và những người khác, sử dụng một chất hóa học thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào cùng với một enzyme làm phá sẹo để tạo ra một môi trường thích hợp hơn cho việc ghép dây thần kinh ở chỗ chấn thương.
Hình: Cấu trúc liên hệ thần kinh-bàng quang
“Mặc dù các con vật không hồi phục được khả năng đi lại, nhưng chúng đã phục hồi một cách đáng chú ý việc kiểm soát bài xuất nước tiểu,” Silver giải thích. Chức năng cơ bản này là một trong nhiều mức độ của bệnh nhân tổn thương tủy sống, được xem như là một trong những chức năng quan trọng nhất cần để hồi phục lại sau chấn thương. “Đây là lần đầu tiên chức năng bàng quang được khôi phục một cách đáng kể thông qua tái sinh dây thần kinh sau chấn thương tủy sống,” Lee nói thêm.
Khi chấn thương tủy sống xảy ra, phần mở rộng của các tế bào thần kinh từ thân não – vùng não nơi mà các lệnh và điều phối cho việc bài xuất nước tiểu diễn ra – trở nên bị ngắt kết nối từ các tế bào trong tủy sống điều khiển các cơ bắp co bóp hoặc thư giãn bàng quang và mở/đóng niệu đạo. Phản ứng tự nhiên của cơ thể để tạo thành một vết sẹo ở chỗ chấn thương sẽ làm giảm sự lây lan của phản ứng viêm nhưng ngăn cản sự phát triển của các sợi thần kinh bị cắt đứt. Vì không có cách nào cho các tế bào giữa thân não và tủy sống tái tạo hoặc kết nối lại, các chấn thương thường dẫn đến mất khả năng làm rỗng bàng quang vĩnh viễn.
Nhóm các nhà nghiên cứu đưa ra một enzyme được gọi là chondroitinase để phá vỡ sự hình thành sẹo sử dụng song song với một hóa chất gọi là yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi được sử dụng để thúc đẩy sự sống sót của tế bào khi họ thực hiện phẫu thuật ghép dây thần kinh ở các vị trí tổn thương. Sau ba đến sáu tháng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con chuột được điều trị kết hợp này đã thấy sự hồi phục đáng kể của chức năng bàng quang, được chỉ ra bởi các phép đo lượng nước tiểu bài xuất. Các nhà nghiên cứu cũng chứng kiến sự tái phát triển của một số tế bào thân não qua vị trí chấn thương.
“Điều rất đáng ngạc nhiên và thú vị là một tập hợp con của các tế bào thần kinh nằm phần lớn trong thân não có thể phát triển từ từ ở vùng xa phía sau của tủy sống một khi môi trường cung cấp là thích hợp, cho phép chúng vượt qua các vết sẹo”, Silver cho biết. “Cái gì cung cấp cho những tế bào thần kinh đặc biệt này với khả năng tái hồi phục cao bẩm sinh như vậy là chưa biết nhưng sẽ là một định hướng cực kỳ quan trọng của nghiên cứu trong tương lai.”
Tiến sĩ Elizabeth Bradbury, một nhà nghiên cứu chấn thương tủy sống tại trường cao đẳng London King, người không tham gia vào nghiên cứu này, cảnh báo rằng một số thách thức cần phải vượt qua trước khi loại điều trị này có thể được thử nghiệm trên người. “Tuy nhiên, thành tựu đáng chú ý này cung cấp niềm hy vọng lớn trong tương lai của việc phục hồi chức năng bàng quang của các bệnh nhân tổn thương tủy sống,” cô nói.
Lâm Thị Mỹ Hậu
http://www.sciencedaily.com/releases/2013/06/130625172339.htm
Leave a Reply