Hồi phục trí nhớ ở mô hình chuột Alzheimer bằng cách khóa tín hiệu EGFR

Một nhóm các nhà thần kinh học và hóa học từ Mỹ và Trung Quốc vào ngày 24/9 đã đưa ra một công bố, trong đó chỉ ra một số nhóm thuốc chống ung thư đang sử dụng hiện nay cũng như  vài hợp chất tổng hợp chưa được đánh giá trước đó, có hiệu quả trong việc hồi phục trí nhớ ở 2 mô hình động vật bệnh Alzheimer.

GS, TS Yi Zhong, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đã kiểm tra trong ruồi giấm và chuột, nói rằng ông và cộng sự rất ngạc nhiên với kết quả này, và họ đã cố gắng rất nhiều, sử dụng 2 phương pháp thử nghiệm độc lập và thu được kết quả là chúng đồng nhất với nhau.

Đặc biệt, nghiên cứu cùng hướng về những gì mà nhóm của Zhong đã đề nghị: một mục tiêu tốt hơn để điều trị bệnh mất trí nhớ liên quan đến chuỗi amyloid-beta (Aβ ) thường gặp ở các bệnh nhân Alzheimer. Đó chính là thụ thể nhân tố tăng trưởng biểu mô (epidermal growth factor receptor), thường được gọi tắt là EGFR.

Công bố mới này chỉ ra rằng tín hiệu trong tế bào, được cảm ứng bởi nhân tố hoạt hóa EGFR, cũng đóng vai trò quan trọng trong bệnh học của chứng mất trí nhớ liên quan Aβ trong các bệnh nhân Alzhiemer. Zhong và cộng sự đã nghiên cứu trước đó về chứng mất trí nhớ liên quan đến Aβ ở ruồi giấm với tế bào não biểu hiện chuỗi peptide Aβ-42 (một dạng chuyên biệt của protein, bao gồm 42 amino acid, gặp trong bệnh Alzheimer). Những con ruồi giấm này được xem như là mô hình bệnh một phần bởi vì gen mã hóa cho Aβ-42 ở người đã được chèn vào bộ gen của chúng và biểu hiện ra dạng protein. Trong các thử nghiệm khoa học, những con ruồi ấy bị giảm trí nhớ tương tự như đã thấy ở bệnh Alzheimer người.

Sự hoạt hóa tăng cường EGFR làm ruồi mất trí nhớ trầm trọng

Trong những thử nghiệm gần đây, nhóm của Zhong chứng minh rằng sự hoạt hóa tăng EGFRs ở tế bào não đã làm cho mô hình ruồi giấm bệnh Alzheimer bị mất trí nhớ trầm trọng hơn. Kết quả sau đó được kiểm chứng lại trong mô hình chuột Alzheimer, cũng dựa trên gen Aβ-42 của người.

Điều này rất đáng chú ý, thậm chí nhiều hơn thế, Zhong nói, bởi vì có sự tương đồng, và các thí nghiệm độc lập cũng cho thấy EGFR như là một đích điều trị bệnh Alzheimer.

Sàng lọc hơn 2000 hợp chất tổng hợp về khả năng chống lại sự mất trí nhớ cảm ứng bởi Aβ trên mô hình ruồi giấm cho thấy 45 hợp chất cho kết quả tích cực sau 2 tháng điều trị. 9 hợp chất trong đó được chọn để thử nghiệm trên mô hình chuột, và 4 trong số đó cho kết quả tích cực sau 2 tháng.

“Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy rằng ba trong số các hợp chất này, JKF-006, JKF-011 và JKF-027, không chỉ cho thấy kết quả có hiệu quả trong việc hồi phục mất trí nhớ ở chuột, mà thậm chí còn khóa các Aβ-42 từ sự hoạt hóa các EGFR trong các thí nghiệm in vitro “, Zhong báo cáo.

Khóa tín hiệu EGFR để ngăn ngừa mất trí nhớ

Quan trọng hơn, một cơ chế chính xác không thể được kết luận chứng minh từ các thí nghiệm liên quan. Tuy nhiên, các bằng chứng có sẵn đều hướng các nhà khoa học đến sự hồi phục chứng mất trí nhớ xảy ra khi cụm protein beta-amyloid được ngăn không cho gắn vào các thụ thể EGF người , hoặc ngăn chặn các nhóm phosphate gắn với thụ thể, một quá trình được gọi là sự phosphoryl hóa. Cả hai quá trình đều đưa ra giả thuyết là có thể ngăn chặn sự khởi phát của dòng thác các tín hiệu nội bào EGFR.

Zhong và các đồng nghiệp lưu ý những điểm không chắc chắn của bệnh Alzheimer. Mất trí nhớ xuất phát từ sự hoạt hóa EGFR cảm ứng bởi Aβ “có thể phản ánh tác dụng độc hại cấp tính của Aβ, mà có thể không phụ thuộc vào sự thoái hóa khớp thần kinh và tế bào thần kinh”, họ lưu ý. Để có được cái nhìn sâu sắc hơn, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm điều trị bằng thuốc ở chuột ở độ tuổi trung bình (8 tháng tuổi) với chứng mất trí nhớ trong một khoảng thời gian 18-ngày – khoảng sáu tuần lễ ngắn hơn so với thời gian dùng thuốc ban đầu đã cho thấy có hiệu quả.

“Mười tám ngày – thời gian dùng thuốc ngắn nhất chúng tôi thử nghiệm là đủ để phục hồi trí nhớ trong những con chuột này, mặc dù chúng ta nên lưu ý rằng những con vật này có một vài thay đổi hình thái trong não mặc dù chúng bị mất trí nhớ nghiêm trọng khi điều trị bắt đầu,” Zhong nói.

Vì những kết quả tích cực mà họ thu được trong việc hồi phục trí nhớ trong các mô hình động vật, nhóm nghiên cứu đề nghị tiến hành thử nghiệm bổ sung với chất ức chế EGFR, cũng như thử nghiệm các hóa chất sàng lọc ưa dùng trong điều trị của các bệnh nhân Alzheimer. “

Mỹ Hậu (theo Science Daily) – Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc

halam132676@gmail.com


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *