Nhân dịp sinh nhật lần thứ 17 Phòng thí nghiệm năm 2023, Lãnh đạo và tập thể Thầy Cô PTN đã cùng nhau tổ chức một buổi tiệc nhỏ để chúc mừng cho sự kiện ý nghĩa này. Nhân đây, tập thể PTN cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành tới Quí Thầy Cô, đồng nghiệp, các bạn NCS/HVCH/SV, và đối tác thời gian qua đã cùng hợp tác, đồng hành, ủng hộ vào sự phát triển chung của PTN. Xin chúc tất cả quí vị một mùa giáng sinh 2023 và năm mới 2024 nhiều thành công, tốt đẹp.
Link bài gốc: https://www.nature.com/articles/d41586-023-02901-1
Các nhà chức trách Mỹ đang xem xét các thử nghiệm lâm sàng về một số hệ thống giả lập tử cung, nỗ lực trong việc giảm tỷ lệ tử vong và khuyết tật ở trẻ sinh non.
Năm 2017, các nhà nghiên cứu tại bệnh viện nhi Philadelphia ở Pennsylvania đã tiến hành thử nghiệm sử dụng tử cung nhân tạo để nuôi thai cừu. Thành công của nghiên cứu đã nhanh chóng lan tỏa rộng rãi, khiến người ta mường tượng ra tương lai về việc tạo ra con người hoàn toàn từ phòng thí nghiệm.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang mong đợi được cấp phép thử nghiệm lâm sàng đầu tiên cho thiết bị có tên EXTEND (the Extra-uterine Environment for Newborn Development). Mục đích của thiết bị nhằm mô phỏng được một số điều kiện tự nhiên của tử cung, qua đó giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non. Ở người, sinh non là trường hợp mang thai dưới 28 tuần, chỉ bằng 70% thời gian của việc mang thai thông thường là kéo dài 40 tuần.
Cơ quan quản lý dược và thực phẩm, FDA của Mỹ sẽ họp bàn với các chuyên gia độc lập để xem xét về thử nghiệm này vào ngày 19 và 20 tới đây. Sự kiện đang được rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quan tâm và chờ đợi.
Sinh non là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2020, cả thể giới có khoảng 13.4 triệu ca sinh non và là nguyên nhân tử vong của 900.000 trẻ vào năm 2019. Việc sinh non trong khoảng 22-28 khiến cho cơ thể trẻ khong được bảo vệ và nuôi dưỡng trong bào thai trong khi các hệ cơ quan vẫn chưa hoàn toàn trưởng thành về mặt chức năng. Khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, trẻ dễ bị mắc các bệnh lý khác nhau về miễn dịch, hô hấp, thần kinh…
Hệ thống tử cung nhân tạo là một túi sinh học chứa dung dịch tương tự dịch ối để cung cấp môi trường cho trẻ sinh non tiếp tục phát triển. Ngoài ra, túi dịch ối này được kết nối với hệ thống bơm máu chứa oxy tương tự như khi bào thai trong cơ thể.
Một số cách tiếp cận khác: ngoài hệ thống EXTEND, nhiều nhà nghiên cứu khác trên thế giới cũng đang phát triển tử cung nhân tạo theo một số cách tiếp cận khác. Hệ thống life support như hình dưới đây là một ví dụ.
V/v Tuyển chọn SV/HVCH/NCS/tình nguyện viên năm học 2023-2024 (đợt 1)
Thực hiện kế hoạch nghiên cứu và đào tạo của PTN NC&UD Tế bào gốc năm 2023-2024,PTN NC&UD Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM tổ chức tuyển chọn SV/HVCH/NCS, tình nguyện viên tham gia vào các đề tài, dự án do PTN chủ trì theo kế hoạch như sau:
Đối tượng tuyển chọn
Sinh viên, Học viên cao học, Nghiên cứu sinh, tình nguyện viên thuộc tất cả các trường đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học trong cả nước và ngoài nước thuộc các chuyên ngành:
Sinh học thực nghiệm – hướng sinh lý động vật
Sinh học- chuyên ngành sinh lý động vật
CNSH Y dược
Hoặc ngành Y, dược và các ngành liên quan khác
Ưu tiên các thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi “Stem cell Innovation”
Điều kiện tuyển chọn
– Sinh viên tham gia tuyển chọn không được nợ quá 3 tín chỉ tính đến thời điểm tham gia tuyển chọn.
– Sinh viên/Học viên/Nghiên cứu sinh tham gia tuyển dụng phải nộp Bộ hồ sơ xét tuyển và phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ hướng dẫn.
– Riêng các nghiên cứu sinh cần trao đổi về đề cương nghiên cứu sinh trước khi phỏng vấn hay thi đầu vào nghiên cứu sinh.
Quyền lợi
– Được tạo điều kiện học tập, tiến hành các nghiên cứu, thực hiện luận án Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
– Được PTN chi trả chi phí nghiên cứu bao gồm toàn bộ kinh phí hoá chất, vật tư, cơ sở vật chất thiết bị cho tiến hành nghiên cứu.
Hồ sơ ứng tuyển
Các hồ sơ ứng tuyển gửi trực tiếp về đường link sau:
Hồ sơ ứng tuyển gồm có:
– Đơn xin tham gia học tập và nghiên cứu tại PTN. Yêu cầu nêu rõ đề tài nghiên cứu muốn theo học (tối thiểu 300 từ, tối đa 1000 từ, kèm ảnh thẻ rõ mặt).
– Bảng điểm (tính đến hết học kì hiện tại đối với sinh viên), bản sao Bằng tốt nghiệp cử nhân và bảng điểm (đối với HVCH), bản sao Bằng tốt nghiệp Thạc sĩ (đối với NCS).
Thời gian xét tuyển
– Nộp hồ sơ xét tuyển đến hết ngày: 15/09/2023
– Phỏng vấn trực tiếp (dự kiến): 20/09/2023
– Thông báo kết quả (dự kiến): 22/09/2023
– Thời gian vào phòng thí nghiệm (dự kiến): 25/09/2023
Các đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu
Cán bộ hướng dẫn
Đối tượng & số lượng tuyển sinh
Nghiên cứu đánh giá tác động của gen Prolyl hydroxylase domain 3 (PHD3) lên khả năng đáp ứng với cisplatin ở dòng tế bào gốc ung thư vú
Tế bào gốc ung thư
ThS Trần Ngô Thế Nhân
02 SV năm 2/năm 3
Phân lập tế bào Muse
Tế bào Muse
ThS. Lê Minh Thuận
01 sinh viên năm 4
Quy trình tuyển chọn
– Sơ tuyển: sau khi nhận hồ sơ, các cán bộ hướng dẫn sẽ chọn những ứng viên đủ điều kiện tuyển chọn.
– Phỏng vấn: chỉ những ứng viên trúng tuyển trong đợt sơ tuyển được mời đến phỏng vấn (mời qua email/điện thoại).
– Thông báo trúng tuyển và tham gia vào PTN: ứng viên được thông báo trúng tuyển qua email/website và tham gia vào PTN theo lịch xét tuyển.
Liên hệ
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ThS. Lê Minh Thuận (lmthuan@hcmus.edu.vn), tại PTN. NC&UD Tế bào gốc – Trường ĐH KHTN, Tòa nhà B2-3, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM.
Khi còn là sinh viên tham dự các buổi hội thảo, Tôi tiếp thu được rằng để thành công trong con khoa học, bạn cần thực hiện những dự án có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Cho đến khi Tôi trở thành một Phó giáo sư và bắt đầu xây dựng phòng thí nghiệm của mình, Tôi cũng hướng tới mục tiêu như vậy.
Tôi bắt đầu tìm kiếm những đồng nghiệp tiềm năng để xây dựng đội ngũ thực hiện những dự án lớn, họ ủng hộ ý tưởng và đề xuất của Tôi. Tuy nhiên, họ lại tỏ vẻ nghi ngờ khi thấy Tôi chưa có các công trình lớn và họ đã từ chối hợp tác. Cũng vậy, khi Tôi đi xin tài trợ cho các dự án lớn của mình, với một lý lịch khoa học hạn chế, Tôi cũng thường xuyên bị từ chối. Tôi bắt đầu thừa nhận rằng, thực hiện một dự án lớn là một viễn cảnh khó khăn với điều kiện phòng lab thiếu thốn và các học viên vẫn còn trẻ của mình.
Các học trò đã nói với Tôi rằng, Thầy đã phải đầu tư bao nhiêu tiền, trí óc và thời gian chỉ để thực hiện các dự án lớn này? Quá nhiều áp lực, bọn Em không biết rằng mình có hoàn thành được những mục tiêu ấy không? Hơn 2 năm với tư duy ấy, nhiều nỗ lực nhưng không gặt hái được kết quả như mong đợi. Tôi vỡ ra rằng, có lẽ những dự án lớn không phải là con đường duy nhất, những dự án nhỏ không phải là thứ vất đi.
Tôi bắt đầu tiến hành nhiều nghiên cứu chỉ mang tính thăm dò, cho dù các nghiên cứu này không quá lớn về mặt khoa học, nhưng Tôi cảm thấy hài lòng với những ý tưởng của mình.
Dần dần, óc sáng tạo của Tôi được giải phóng. Tôi ghép nối những dự án này với nhau thay vì lặp lại cách tiếp cận của các công trình lớn. Không còn nhất thiết phải công bố trên các tạp chí hàng đầu, Tôi đã đủ dũng cảm để thay đổi hướng nghiên cứu không phải là chuyên môn chính của mình. Tìm đọc công trình ở các lĩnh vực mới, Tôi tìm ra mối liên kết liên ngành. Tôi thảo luận với các đồng nghiệp và học trò về những dự án có chi phí thấp (cả thời gian và trí óc), đã thu hút được sự cộng tác của rất nhiều nhà nghiên cứu trẻ. Chúng Tôi cùng xin tài trợ và bắt đầu công bố các kết quả, mặc dù không phải là các công trình lên trang nhất, nhưng chúng tôi cảm thấy hài lòng về điều ấy.
Tôi vẫn nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều về việc chỉ thực hiện những dự án nhỏ như vậy. Những “đàn anh” cho rằng Tôi đã thực hiện quá nhiều dự án khác nhau và mất đi sự tập trung. Điều này là không cần thiết và lãng phí thời gian. Tuy nhiên, Tôi vẫn bảo lưu cách tiếp cận của mình vì Tôi đã có những cái nhìn về những dự án lớn ấp ủ từ những ý tưởng nhỏ như vậy. Chỉ là hiện tại, phòng lab và nhân sự, tài chính của Tôi chưa đủ để hiện thực những điều ấy. Tôi vẫn theo đuổi các ý tưởng nghiên cứu nhỏ của mình, Tôi hiểu rằng những nghiên cứu này chưa phải là mục tiêu cuối cùng của khoa học, nó giúp Tôi nuôi dưỡng ý tưởng, sự tự do và tính sáng tạo trong khoa học.
Điều quan trọng là chúng ta vẫn được học từ những điều nhỏ nhặt.
Chương trình Stem Cell Summer là chuỗi hoạt động hè dành cho học sinh các trường THPT và sinh viên các trường Đại học do Viện Tế bào gốc và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM cùng phối hợp tổ chức. Chương trình là cơ hội cho thế hệ trẻ có trải nghiệm thực tế về công việc nghiên cứu khoa học, ươm mầm đam mê đối với lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học và đặc biệt hơn là công nghệ tế bào gốc, nhằm giúp các bạn có góc nhìn đa dạng hơn cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Năm nay, Stem Cell Summer (SCS) chính thức khởi động bắt đầu từ 15/05/2023 đến hết 01/08/2023 với hai hoạt động là SCS Tour và SCS School.
Theo đó, SCS Tour là tour tham quan thực tế các khu vực nghiên cứu của Viện Tế bào gốc và PTN NC&ƯD Tế bào gốc, giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về công việc của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Tại đây, các bạn sẽ được giới thiệu sơ lược về khái niệm tế bào gốc, lược sử hình thành Viện Tế bào gốc và PTN NC&ƯD Tế bào gốc, các thành tựu của ngành công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam và quan sát các mẫu tế bào, động vật thí nghiệm. Hoạt động SCS Tour được chia làm hai đợt tham quan:
Đợt 1: từ 17/04/2023 đến 02/06/2023, dành cho các đoàn tham quan từ các đơn vị, nhà trường
Đợt 2: từ 08/05/2023 đến 23/06/2023, dành cho các cá nhân
Nổi bật nhất và được mong chờ nhất chắc hẳn là SCS School. Hoạt động này là một khoá học kéo dài một tháng dành cho học sinh sinh viên. Nếu như tham gia SCS Tour các bạn được quan sát công việc nghiên cứu, thì khi đến với SCS School các bạn sẽ được trải nghiệm thực tế công việc này. Các thầy cô tại Viện Tế bào gốc và PTN NC&ƯD Tế bào gốc sẽ tiếp nhận các bạn vào nhóm, các bạn sẽ được giao một đề tài nhỏ, hướng dẫn những kiến thức và kĩ năng để các bạn thực hiện đề tài đó.
Để trở thành khoá sinh của SCS School, các bạn sẽ phải nộp hồ sơ trực tuyến, sau đó tham gia phỏng vấn với các thầy cô trưởng nhóm. Các bạn ứng viên trúng tuyển sẽ tham gia SCS School từ 03/07/2023 đến hết 01/08/2023.
Điều đặc biệt nhất của chương trình Stem Cell Summer là chương trình hoàn toàn miễn phí. Hãy tiếp tục theo dõi và đón chờ những thông tin mới nhất từ chúng tôi và đăng ký tham gia chương trình Stem Cell Summer 2023 bạn nhé! Hân hạnh được đón tiếp các bạn tại chương trình!
V/v Tuyển chọn SV/HVCH/NCS/tình nguyện viên năm học 2022-2023 (đợt 1)
PGS. TS Vũ Bích Ngọc đang có nhu cầu tuyển 02 sinh viên năm 3 tham gia hướng nghiên cứu về Thẩm mỹ. Các ứng viên vui lòng lưu ý các thông tin quan trọng như sau:
Hồ sơ ứng tuyển
Các hồ sơ ứng tuyển gửi trực tiếp về đường link sau:
Hồ sơ ứng tuyển gồm có:
– Đơn xin tham gia học tập và nghiên cứu tại PTN. Yêu cầu nêu rõ đề tài nghiên cứu muốn theo học. (tối thiểu 300 từ, tối đa 1000 từ).
– Bảng điểm (tính đến hết học kì hiện tại đối với sinh viên), bản sao Bằng tốt nghiệp cử nhân và bảng điểm (đối với HVCH), bản sao Bằng tốt nghiệp Thạc sĩ (đối với NCS).
– Hình thẻ nhìn rõ mặt.
Thời gian xét tuyển
– Nộp hồ sơ xét tuyển đến hết ngày: 31/03/2023
– Phỏng vấn trực tiếp (dự kiến): 10/04/2023
– Thông báo kết quả (dự kiến): 12/04/2023 – Thời gian vào phòng thí nghiệm (dự kiến): 15/04/2023
Liên hệ
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ ThS. Lê Minh Thuận (lmthuan@hcmus.edu.vn), tại PTN. NC&UD Tế bào gốc – Trường ĐH KHTN, Tòa nhà B2-3, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM.
Chi tiết thông báo ứng viên xem trong văn bản đính kèm.