15.2

CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TÌM THẤY GEN MỚI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH TẾ BÀO GỐC MÁU

CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TÌM THẤY GEN MỚI LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC

HÌNH THÀNH TẾ BÀO GỐC MÁU

15.2

Hình: Mũi tên màu trắng chỉ các tế bào gốc máu trong tủy xương chuột.

Tại Viện Khoa học Sự sống của Đại học Michigan, nhóm nghiên cứu đã xác định một gen cực kì quan trọng kiểm soát khả năng tạo tế bào máu và tế bào miễn dịch từ tế bào gốc máu của cơ thể. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Investigation vào ngày 13 tháng 4 đã cung cấp cái nhìn mới vào cơ chế làm thế nào mà cơ thể tạo ra và duy trì một hệ miễn dịch cũng như cung cấp máu khỏe mạnh trong cả tình trạng bình thường và tình trạng bệnh lý, như trường hợp cơ thể phải trải qua cuộc cấy ghép tủy xương. Cùng với việc giúp các nhà khoa học hiểu tốt hơn về các quá trình cơ bản của cơ thể, khám phá này mở ra một hướng điều trị mới về vai trò tiềm năng của gen Ash1l trong ung thư. Một căn bệnh được biết là có sự liên quan của các gen khác nhau trong cùng một họ gen, giống như bệnh bạch cầu, hoặc những bệnh mà gen Ash1l có mức độ biểu hiện cao hoặc bị đột biến gen Ash1l.

Morgan Jones và Jennifer Chase, hai sinh viên đã tốt nghiệp, chính là tác giả đầu tiên của nghiên cứu. Rối loạn chức năng tế bào gốc tạo máu được biết đến trong các bệnh như ung thư máu, rối loạn thất bại chức năng tủy xương. Tế bào tạo máu cũng có thể bị hủy hoại khi điều trị ung thư sử dụng hóa trị và xạ trị liều cao. Việc thay thế các tế bào tạo máu thông qua cấy ghép tủy xương là liệu pháp duy nhất liên quan đến tế bào gốc ở người bệnh. Nhưng ngay cả trong trường hợp không có bệnh, các tế bào máu cần thay thế vì hầu hết các tế bào máu chỉ tồn tại từ vài ngày đến vài tháng tùy thuộc vào kiểu tế bào nào. Hơn 5 năm qua, Maillard và cộng sự của ông đã xác định một vai trò chưa từng được biết của gen Ash1l trong việc điều hòa khả năng tự làm mới và tính bảo toàn của tế bào gốc máu.

Gen Ash1l (Absent, small or homeotic 1-like) thuộc một hệ gen trong đó có gen MLL1 (Mixed Lineage Leukemia 1). Gen MLL1 thường bị đột biến ở các bệnh nhân ung thư bạch cầu. Nghiên cứu này cho thấy cả gen Ash1l và MLL1 đều có đóng góp trong quá trình tự làm mới máu của cơ thể; chuột bị thiếu máu thể nhẹ có thể do vắng mặt một trong hai gen nhưng nếu cả hai gen này đều thiếu sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Giáo sư Maillard đã phát biểu rằng họ có bằng chứng rõ ràng chứng minh hai gen trên có đóng góp cho hệ thống máu khỏe mạnh ở mỗi cơ thế.

Nghiên cứu đã tìm thấy:

Chuột thiếu Ash1l có số lượng tế bào gốc tạo máu bình thường trong quá trình phát triển ban đầu nhưng lại thiếu tế bào gốc khi trưởng thành – dấu hiệu này cho thấy tế bào gốc ở những con chuột này không có khả năng tự duy trì ở tủy xương.

Tế bào gốc thiếu hụt Ash1l không thể tự làm mới máu sau khi cấy ghép tủy xương. Tế bào gốc thiếu hụt Ash1l cũng không có khả năng cạnh tranh với tế bào gốc tạo máu bình thường trong tủy xương nên dễ dàng bị loại bỏ.

Ash1l điều hòa biểu hiện các gen ở vùng hạ lưu nhằm đảm bảo cấu trúc giải phẫu chính xác trong quá trình phát triển của sinh vật.

Giáo sư Maillard cho rằng: “Lĩnh vực nghiên cứu thật sự đã trình bày sự tương tác năng động giữa các kiến thức được hiểu biết từ bệnh nhân với các khám phá được thực hiện tại phòng thí nghiệm”.

Sau khi Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, các bác sĩ đã nhận thấy rằng các bệnh nhân không thể tạo ra tế bào bạch cầu mới để chống lại nhiễm trùng. Các thí nghiệm sau đó trên chuột cho thấy việc ghép tủy xương ở những con khỏe mạnh sang các con bị chiếu xạ đã làm cho các con chuột bị chiếu xạ có khả năng tạo ra các tế bào máu mới. Kỹ thuật này cuối cùng cũng được phát triển để áp dụng lên bệnh nhân, bao gồm những người bị mất hết tế bào bạch cầu do các phương pháp điều trị ung thư gây ra. Nhưng các kĩ thuật này vẫn được tiếp tục nghiên cứu tại phòng thí nghiệm.

Giáo sư Maillard phát biểu: “Bằng việc tiếp tục nghiên cứu cơ bản, dựa trên các cơ chế được xây dựng trong lịch sử trên các đối tượng ruồi giấm và chuột, chúng tôi đang giúp gỡ rối các cơ chế phức tạp của quá trình làm mới máu. Việc này có thể làm nền tảng hình thành các phương pháp điều trị mới ở người trong 10 hay 20 năm nữa kể từ bây giờ”.

Nguyễn Thị Mỹ Phước dịch

Theo Science Daily

ntmphuoc@hcmus.edu.vn

Link bài báo: http://www.sciencedaily.com/releases/2015/04/150413183740.htm

 


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *