[pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2018/07/Thong-bao-Hoi-nghi-CNSTQ-2018-lan-2.pdf” title=”Thong bao Hoi nghi CNSTQ 2018 lan 2″]
Author: vbngoc
-
XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG LÊ VĂN THỚI DÀNH CHO ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NĂM 2018
[pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2018/07/0.Le-van-thoi.pdf” title=”0.Le van thoi”]
-
Quyết định số 793/ QĐ-ĐHQG ban hành Quy định về việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế tại ĐHQG-HCM
[pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2018/07/09.07-Cv-so-793-QD-DHQG-05.07.2018-QD-vv-ban-hanh-Quy-dinh-cong-bo-ket-qua-NCKH-trong-va-ngoai-nuoc-tai-DHQG-HCM.pdf” title=”(09.07) Cv số 793 QĐ-ĐHQG 05.07.2018 QĐ vv ban hành Quy định công bố kết quả NCKH trong và ngoài nước tại ĐHQG-HCM”]
-
TB v/v nhận hồ sơ sơ tuyển đề tài tham dự chương trình Vườn ươm Khoa học Thanh niên đợt 2 năm 2018
Thông báo của TT Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ – Thành Đoàn TP.HCM về việc tiếp nhận đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chương trình Vườn ươm Khoa học Thanh niên đợt 2 năm 2018.*Thông báo, Thể lệ chương trình và biểu mẫu vui lòng xem file đính kèm.Hạn nộp: 12/7/2018Gửi bản in về phòng KHCN-SHTT cho cô Ngọc Phúc, gửi file qua email phucnguyen@sci.edu.vn (cc cho ngocvu@sci.edu.vn)[pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2018/07/16-Thong-bao-so-tuyen-VU-KHTN-dot-2-nam-2018.pdf” title=”16 – Thong bao so tuyen VU KHTN dot 2 nam 2018″] -
Mời tham dự nghiệm thu đề tài cấp trường “BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SỰ ỔN ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ CỦA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ MÔ MỠ NGƯỜI TRONG NUÔI CẤY IN VITRO THỜI GIAN DÀI”
Trân trọng kính mời Thầy cô và người quan tâm đến tham dự buổi báo cáo nghiệm thu đề tài cấp trườngTên đề tài: BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SỰ ỔN ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ CỦA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ MÔ MỠ NGƯỜI TRONG NUÔI CẤY IN VITRO THỜI GIAN DÀIMã số: T2017-43CNĐT: Th.S. Trương Châu NhậtThời gian: 13h00 ngày 13/07/2018 (thứ 6)tại Phòng họp 1, Toà nhà B6-1, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, KP6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM -
Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH BIỂU HIỆN CÁC GEN TẠO SỤN CỦA TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TỪ TUỶ XƯƠNG THỎTRONG QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA 3D TRÊN GIÁ THỂ POLYCAPROLACTON”
Sáng ngày 22/5/2018, tại phòng I12,Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM, ThS Đào Thị Thanh Thuỷ và nhóm nghiên cứu đã báo cáo nghiệm thu xuất sắc đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường với số điểm trung bình 94,5.
Tên đề tài: « Phân tích tiến trình biểu hiện các gen tạo sụn của tế bào gốc trung mô từ tuỷ xương thỏ trong quá trình biệt hóa 3D trên giá thể polycaprolactone»
Mã số đề tài: T2017-44
Đề tài được đánh giá bởi các thành viên hội đồng, bao gồm:
Stt Họ và tên Đơn vị công tác Chức danh trong hội đồng 1 PGS.TS.BS. Văn Thế Trung Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Chủ tịch 2 TS. Trịnh Như Thuỳ Trung tâm công nghệ sinh học Tp.HCM Phản biện 3 ThS.BS. Trần Đặng Xuân Tùng Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh Ủy viên 4 ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh Viện Tế bào gốc UV Thư ký ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ báo cáo trước hội đồng nghiệm thu đề tài cấp cơ sở
Tóm tắt nội dung đề tài: Kỹ nghệ mô sụn đang là một trong những liệu pháp đầy hứa hẹn trong điều trị các bệnh xương khớp. Kỹ nghệ mô sụn bao gồm ba thành phần quan trọng: tế bào, giá thể và tín hiệu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tế bào gốc trung mô từ tủy xương thỏ được kết hợp với giá thể polycaprolactone được cảm ứng biệt hóa tạo sụn. Sự thay đổi về hình thái, sự biểu hiện protein ngoại bào và biểu hiện các gen tạo sụn của rBM-MSC như sox9, col1, col2, colX, acan, runx2 được đánh giá sau khi cảm ứng 7, 14, 21, 28 ngày. Kết quả cho thấy rBM-MSC có sự thay đổi về phân bố quần thể tế bào trên giá thể, biểu hiện tăng dần protein chất nền ngoại bào đặc trưng cho mô sụn. Kết quả này tương đồng với sự biệt hóa của rBM-MSC khi cảm ứng trên bề mặt bình nuôi cấy 2D. Tuy nhiên, mức độ biểu hiện các gen tạo sụn của rBM-MSC trước và sau khi biệt hóa ở điều kiện 2D và 3D có sự khác biệt rõ rệt. Trước khi cảm ứng biệt hóa, khả năng biểu hiện gen col1 và colX của rBM-MSC được tăng cường khi nuôi cấy 3D. Trong khi đó, các gen còn lại không có sự thay đổi đáng kể. Sau khi cảm ứng biệt hóa, các gen tạo sụn biểu hiện mạnh trong điều kiện 2D và 3D. Kết quả phân tích cho thấy, nhóm gen đặc trưng cho tế bào sụn trưởng thành xảy ra sớm hơn khi cảm ứng biệt hóa 3D (ngày 21) so với khi cảm ứng biệt hóa 2D (ngày 28). Những kết quả trên cho thấy khả năng biệt hóa tạo sụn được tăng cường khi cảm ứng biệt hóa 3D. Điều này hy vọng sẽ mang lại sự thành công trong việc hình thành mô sụn nhân tạo ứng dụng trong điều trị các bệnh lí về xương khớp.
ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ cùng nhóm nghiên cứu và đồng nghiệp
(Tin SCI)
-
Thông báo: Lịch báo cáo nghiệm thu đề tài cấp trường của ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ
Trân trọng kính mời các thầy cô và các học viên có quan tâm đến tham dự buổi báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên do ThS. Đào Thị Thanh Thuỷ làm chủ nhiệm.
Tên đề tài: PHÂN TÍCH TIẾN TRÌNH BIỂU HIỆN CÁC GEN TẠO SỤN TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ TRONG QUÁ TRÌNH BIỆT HÓA 3D TRÊN KHUNG NÂNG ĐỠ POLYCAPROLACTONE
Mã số: T2017-44
Thời gian: 9h00 ngày 22/5/2018Địa điểm: phòng I12, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, cơ sở Nguyễn Văn Cừ, Q5.Trân trọng.P.KHCN-SHTT (SCI) -
Tế bào gốc trong điều trị thoái hoá võng mạc
Sử dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hoá võng mạc đã được chứng minh và được coi như một liệu pháp đầy tiềm năng trong điều trị thoái hoá võng mạc. Hiệu quả của liệu pháp được đánh giá thông qua khả năng thay thế các tế bào bị mất trong mắt và/hoặc giải phóng các yếu tố tăng trưởng giúp sửa chữa các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh trung ương.
Theo con đường sửa chữa tổn thương bằng cơ chế cận tiết, các yếu tố dinh dưỡng có nguồn gốc từ tế bào gốc giúp bảo vệ tế bào thần kinh võng mạc nội sinh khỏi sự chết, đồng thời cảm ứng sự tăng sinh của các tế bào kết nối mới.
RPE và các thụ thể thụ thể được tạo ra từ ESC / iPSC có thể được sử dụng để điều trị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác hoặc thoái hoá thụ thể cảm nhận ánh sáng.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các loại tế bào tiền thân giác mạc (RPE) được tạo ra từ tế bào gốc phôi (ESC) hoặc tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPSC) và tế bào gốc giác mạc nội sinh có thể thay thế các thụ thể ánh sáng đã mất và các tế bào biểu mô sắc tố giác mạc, từ đó phục hồi khả năng nhìn ở những người bị các bệnh về mắt. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động cũng như hiệu quả của liệu pháp tế bào khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại tế bào gốc và có thể tương phản với những kết quả thấy được trong các mô hình tổn thương hệ thần kinh trung ương khác. ESC hoặc iPSC cho thấy tiềm năng lớn để sửa chữa các tế bào võng mạc bằng cách thay thế các thụ thể cảm nhận ánh sáng đặc trưng hoặc các tế bào sắc tố võng mạc. Trong khi đó, các tế bào gốc trung mô (MSC) được coi là nguồn tế bào hữu ích trong việc tiết các yếu tố cận tiết (paracrine) giúp bảo vệ tế bào hạch của võng mạc (retinal ganglion cells) và kích thích sự tái tạo các sợi trục thần kinh trong hệ thần kinh võng mạc. Vì vậy, MSC vẫn là nguồn chính trong điều trị các tổn thương về tế bào hạch của võng mạc.
Nguồn: Ben Meada, Martin Berry, Ann Logan, Robert A.H. Scott, Wendy Leadbeater, Ben A. SchevenStem cell treatment of degenerative eye disease, Stem Cell Research, 2015,14 (3): 243-257
(VBN)
-
Viện Tế bào gốc kí Biên bản ghi nhớ hợp tác với Sở KHCN Tp.HCM về việc Phát triển Tổ chức KHCN theo mô hình tiên tiến
Tuần qua, Viện Tế bào gốc, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM đã kí Biên bản ghi nhớ hợp tác với Sở KHCN Tp.HCM để phát triển Viện theo mô hình Tổ chức KHCN tiên tiến.
Căn cứ theo Kế hoạch số 519/KH-SKHCN ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Sở KHCN Tp.HCM về việc phát triển các tổ chức KHCN theo mô hình tiên tiến giai đoạn 2016-2020; tuần qua, Ông Nguyễn Kỳ Phùng – Phó Giám đốc Sở KHCN, đại diện Sở KHCN và Ông Phạm Văn Phúc – Viện trưởng Viện Tế bào gốc, đại diện Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp.HCM đã cùng kí Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển tổ chức KHCN theo mô hình tiên tiến.
Hai bên đã thống nhất các điểm sau:
– Mục tiêu của Hợp tác: Nâng cao năng lực của Viện Tế bào gốc theo hướng tiên tiến và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố.
– Nội dung Hợp tác: Nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, thương mại hoá sản phẩm; Đăng kí tiêu chuẩn ISO 17025-2005 cho Viện Tế bào gốc; Xây dựng hệ thống quản lí tài sản trí tuệ của Viện.Theo đó, Viện Tế bào gốc sẽ xây dựng các hồ sơ đáp ứng từng nội dung hỗ trợ, cam kết triển khai kế hoạch phát triển đơn vị theo các tiêu chí của Tổ chức KHCN theo mô hình tiên tiến.
Biên bản này là cơ sở cho việc triển khai các hợp tác giữa Viện Tế bào gốc và Sở KHCN Tp.HCM. Thông qua các hợp tác, hỗ trợ từ Sở KHCN Tp.HCM, Viện Tế bào gốc hi vọng sẽ phát triển thành tổ chức KHCN tiên tiến, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội của Tp. Hồ Chí Minh.
Tin SCI