Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào gốc vạn năng cảm ứng để tăng sinh những tế bào của hệ thống miễn dịch trong liệu pháp điều trị ung thư mới
Một trong những cách mà tế bào ung thư phát triển là trốn tránh khỏi các tế bào gây độc của hệ thống miễn dịch. Tế bào giết tự nhiên bất biến (iNKT) là những tế bào giúp đỡ hiếm gặp trong hệ thống miễn dịch, giúp hoạt hóa những tế bào gây độc khi những tế bào ung thư trốn tránh. Thật vậy, mức độ của tế bào iNKT trong máu là chỉ tiêu tốt trong điều trị lâm sàng.
Hướng nghiên cứu kích thích tăng số lượng tế bào iNKT nhằm làm tăng hiệu quả của liệu pháp tế bào trong điều trị ung thư. Giáo sư Skin Kaneko cùng cộng sự, tại trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc vạn năng cảm ứng (CiRA), Đại học Kyoto, Nhật Bản sử dụng kỹ thuật tế bào gốc vạn năng cảm ứng (iPS) để khảo sát hướng điều trị này. Trong những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học này đã tạo ra được tế bào iNKT chuyển biệt hóa. Những tế bào này được lấy từ tế bào iNKT của bệnh nhân, sau đó được chuyển biệt hóa thành tế bào iPS, tăng sinh và được biệt hóa thành tế bào iNKT. Từ đó, làm tăng đáng kể số lượng của tế bào iNKT so với nguồn ban đầu.
Các nhà nghiên cứu CiRA đã chuyển biệt hóa một loại tế bào iNKT thành tế bào iPS, sau đó biệt hóa thành tế bào iNKT có mang những đặc điểm của loại tế bào iNKT khác. Hướng này giúp làm tăng số lượng của tế bào iNKT trong liệu pháp điều trị ung thư. Ảnh trên là quần thể tế bào iNKT được chuyển biệt hóa từ tế bào iPS. Scale bar: 100um (Credit: Kaneko Laboratory, CiRA, Kyoto University)
Thật bất ngờ, tuy những tế bào iNKT được chuyển biệt hóa có tính chất giống tế bào iNKT nhưng những tế bào này cũng thể hiện nhiều đặc tính có nguồn gốc từ những tế bào ban đầu như tính vạn năng. Những sự khác biệt này cho thấy tế bào iNKT được chuyển biệt hóa có thể theo những con đường biệt hóa khác nhau so với tế bào iNKT bình thường. Nhiều con đường biệt hóa khác nhau có thể mở ra các hướng biệt hóa những loại tế bào khác nhau trong liệu pháp điều trị ung thư. Giáo sư Kaneko giải thích: “Những bệnh nhân ung thư có hệ thống miễn dịch yếu kém. Hướng điều trị giúp tạo nhiều tế bào miễn dịch có tiềm năng là rất hữu ích.”
Việc tạo ra những tế bào miễn dịch có hiệu quả cũng rất quan trọng trong việc tìm hiểu cách mà tế bào miễn dịch được hình thành. “Hệ thống miễn dịch có thể là hệ thống phức tạp nhất trong cơ thể”, theo giáo sư Kaneko. “Đơn giản chúng có thể giúp chúng ta phát triển những liệu pháp điều trị mới.”
Nhóm nghiên cứu đang nghiên cứu những con đường hình thành và biệt hóa của tế bào iNKT khác nhau và chọn lựa liệu pháp điều trị ung thư tốt nhất.
Huỳnh Thúy Oanh dịch
Theo ScienceDaily
Email: htoanh@hcmus.edu.vn
Link bài báo: https://www.sciencedaily.com/releases/2016/02/160216104558.htm
Leave a Reply