Một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Nature ngày 8/4/2015 đã mở ra hy vọng lớn để phòng chống căn bệnh thế kỷ HIV. Những thử nghiệm lâm sàng đang bước đầu thúc đẩy để phát triển phương pháp mới không những phòng, chống mà cả chữa HIV.
Hình: Dùng kháng thể làm giảm tỉ lệ nhiễm virus HIV trong nhóm người tham gia tình nguyện
HIV đã truyền nhiễm đến hơn 60 triệu người và giết chết gần 30 triệu người trên toàn thế giới. Qua mỗi ngày, những người bị nhiễm bệnh sẽ bị virus HIV phá huỷ hàng triệu tế bào chống nhiễm trùng TCD4+ cho đến khi hệ thống miễn dịch không còn khả năng tái tạo hoặc chống lại các nhiễm trùng khác. Virus hoạt động theo nhiều cách khác nhau, một trong số đó là giết các tế bào một cách trực tiếp. Virus HIV chiếm quyền điều khiển các tế bào và sử dụng nguồn tài nguyên này để nhân bản chính nó. Các bản sao phát triển dạng chồi và phá vỡ màng tế bào. Quá trình này sẽ giết chết các tế bào, nói một cách khác là virus HIV trực tiếp giết các tế bào chủ bằng cách làm cạn kiệt nguồn tài nguyên của chính tế bào. Và một nguyên nhân khác giết chết các tế bào chủ là khi hệ thống tế bào chủ bị phá hoại do bị sử dụng để nhân bản virus. Điều này có thể kích hoạt sự chết theo chương trình của tế bào hay còn gọi là apoptosis
Dựa trên cơ chế đó các nhà nghiên cứu thuộc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ đã phát triển một loại kháng thể chống lại HIV, được đặt tên là 3BNC117. Kháng thể này có thể làm giảm virus trong cơ thể người nhiễm ít nhất cũng trong thời gian ngắn. Kháng thể được tiêm truyền vào máu bệnh nhân tạo ra một loại miễn dịch thụ động. Và liệu loại kháng thể này có thể phát huy tác dụng trong thời gian lâu dài hay không thì còn là một câu hỏi và đang trong quá trình tìm câu trả lời.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành trên người. Các nhà nghiên cứu đã thử bốn liều kháng thể khác nhau trên 29 người tình nguyện ở Mỹ và Đức. Với liều cao nhất cho 8 người cho thấy lượng virut giảm trong máu của họ trong 28 ngày.
Trước đó, cũng đã có nhiều nghiên cứu tiến hành trên khỉ và chuột cho thấy miễn dịch thụ động có thể làm giàm mức độ virus HIV trong máu của con vật thí nghiệm. Mặc dù kết quả này không rõ ràng như ở người nhưng các nhà nghiên cứu có cơ sở và tiến hành nhiều thử nghiệm khác để phát triển một loại kháng thể chống lại virus và 3BNC117 là một thành công.
Một điều đáng lo ngại là chi phi cho việc điều trị bằng kháng thể mới này có thể lên đến hàng ngàn đô la. Và đa số người nhiễm HIV lại có thu nhập thấp và trung bình ở các quốc gia kém và đang phát triển. Vì vậy mà việc tiếp cận với phương pháp mới này không mấy dễ dàng. Một vấn đề nữa mà các nhà nghiên cứu phải đối mặt là sự đột biến của virus diễn ra rất nhanh chóng trong cơ thể người nhiễm làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị theo thời gian.
Vì vậy, việc sử dụng kết hợp của nhiều loại kháng thể sẽ hạn chế được điều này và tiêu diệt virus nhanh chóng. Đồng thời việc này cũng làm tăng chi phí cho sự chủng ngừa và điều trị. Tuy nhiên, hiện nay với sự hỗ trợ lớn từ các công ty dược thì chi phí này có thể được giảm xuống rất nhiều.
Phí Thị Lan dịch
Theo Nature
Leave a Reply