GIẢI NOBEL Y HỌC NĂM 2016

ntkoanh 11

Hình cơ chế của sự tự thực bào

Ngày 03/10/2016, nhà Sinh học Yoshinori Ohsumi, thuộc Viện Kĩ thuật Tokyo (Tokyo Institute of Technology), đã thắng giải Nobel Y học cho nghiên cứu về cơ chế tự thực bào (autophagy) của tế bào, cơ chế giúp tế bào tái chế một phần vật chất của nó.

Các nhà khoa học đã bắt đầu nhận thức cơ chế tự thực bào từ những năm 1960 nhưng hiểu biết rất ít về nó. Đến năm 1990, thí nghiệm tiên phong của Ohsumi với nấm men của bánh mì đã giúp sáng tỏ hơn về cơ chế hoạt động của quá trình tự thực bào.

Điều này quan trọng vì quá trình tự thực bào có thể ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn nội bào và việc làm gián đoạn quá trình tự phân bào có liên quan đến các bệnh Parkinson, đái tháo đường tuýp 2 và một số rối loạn khác đặc biệt ảnh hưởng đến người già.

Vậy tự thực bào (autophagy) có nghĩa là gì?

Thuật ngữ “tự thực bào” (autophagy) có thể dịch ra là “tự ăn” (self eating), lần đầu tiên được đưa ra bởi các nhà khoa học nghiên cứu biểu hiện của tế bào trong những năm 1960 (nhà khoa học Laureate Christian de Duve, 1963).

Tại thời điểm đó, các nhà nghiên cứu thấy rằng một tế bào có thể phá hủy một phần của nó bằng cách vận chuyển vào một túi khác gọi là các lysosome để phân rã từ từ.

Nhưng Juleen Zierath thành viên của Hội đồng Nobel giải thích, Ohsumi cho thấy lysosome không phải là một túi chứa chất thải mà đó là một nhà máy tái chế. Trong những năm 1990, thí nghiệm của Ohsumi đã sử dụng nấm men bánh mì để xác định các gen cần thiết cho quá trình tự thực bào.

Quỹ Nobel đã đưa ra một tuyên bố “Sau đó, ông ấy đã làm sáng tỏ cơ chế cơ bản của quá trình tự thực bào trong nấm men và cho thấy sự tương đồng trong cơ chế tinh vi được sử dụng trong các tế bào”.

Tóm lại, quá trình tự thực bào giúp kiểm soát các chức năng sinh lý quan trọng trong đó các thành phần của tế bào cần phải được phân hủy và tái chế. Quá trình tự thực bào có thể cung cấp nguồn nhiên liệu một cách nhanh chóng cho việc cung cấp năng lượng và xây dựng, làm mới các thành phần tế bào. Sau khi bị xâm nhiễm, quá trình tự thực bào có loại bỏ các tác nhân vi khuẩn và virus xâm nhiễm trong nội bào. Việc làm gián đoạn quá trình tự thực bào có liên quan đến bệnh Parkinson, đái tháo đường type 2 và các rối loạn khác thường xuất hiện ở người già. Quá trình đột biến trong các gen tự thực bào có thể thể là nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền và các rối loạn trong cơ chế tự thực bào cũng có liên quan đến ung thư. Các nghiên cứu mở rộng hiện nay đang cố gắng phát triển các loại thuốc có thể tác động trúng đích đến sự tự thực bào trong một số bệnh khác nhau.

Theo CNN

Kiều Oanh


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *