Category: Tin PTN Tế bào gốc

  • Tiêu diệt khối u não bằng phương pháp miễn dịch

    Nhóm nghiên cứu tại trường đại học Lund ở Thụy điển đã đem lại hy vọng cho các bệnh nhân mắc loại khối u não nghiêm trọng nhất, glioblastoma thể đa hình, khi cho biết có thể chống lại khối u bằng hệ miễn dịch của chính họ. Các khối u thường rất khó loại bỏ hoàn toàn bằng cách phẫu thuật vì tế bào khối u phát triển vào bên trong mô não khỏe mạnh. Bệnh nhân mắc bệnh này thường không thể sống quá một năm sau khi phát hiện khối u.

    19-8

    Hình ảnh khối u lớn xuất hiện ở não khi bệnh nhân mắc glioblastoma.

    Nhóm nghiên cứu đã thử nhiều cách kích thích hệ miễn dịch, đã ức chế khối u bằng một loại “vaccine”. Vaccine này được biến đổi di truyền từ tế bào khối u để có thể sản xuất các phần tử kích thích miễn dịch. Các tế bào khối u đã biến đổi này (được chiếu xạ để mất khả năng phân chia) được kết hợp với một số tiểu phần thuộc hệ miễn dịch của cơ thể. Phương pháp điều trị này đã có những kết quả khả quan trên mô hình động vật: 75% chuột rat trải qua điều trị đã được chữa khỏi hoàn toàn khối u não.

    “Hệ miễn dịch của con người phức tạp hơn, do đó có thể kết quả sẽ không tốt như vậy khi thử nghiệm trên bệnh nhân. Tuy nhiên, với những tiên lượng xấu mà họ phải chấp nhận như hiện nay, mọi phương pháp mới đều quan trọng” – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết. Trước đây nhóm đã thử kết hợp hoạt hóa hệ miễn dịch với hóa trị liệu. Khi chất hóa trị được đưa trực tiếp đến khu vực khối u, những kết quả tốt tiếp tục được khẳng định: 83% chuột còn sống.

    Nhóm nghiên cứu mong muốn trong tương lai, phương pháp hóa trị liệu cục bộ có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật để có thể tiêu diệt khối u ở mức cao nhất có thể. Tác giả Peter Siesjo hiện đang xin cấp phép nghiên cứu lâm sàng với liệu pháp kích thích hệ miễn dịch – có hoặc không kết hợp với hóa trị liệu cục bộ – như một phương pháp điều trị bệnh nhân mắc glioblastoma thể đa hình.

    Tham khảo:

    Sara Fritzell, Sofia Eberstål, Emma Sandén, Edward Visse, Anna Darabi, Peter Siesjö. IFNγ in combination with IL-7 enhances immunotherapy in two rat glioma models. Journal of Neuroimmunology, 2013; 258 (1-2): 91 DOI: 10.1016/j.jneuroim.2013.02.017

    Nguyễn Thuỳ Linh
    Theo Nature


    Tiêu diệt khối u não bằng phương pháp miễn dịch

    May 30, 2013 – Nhóm nghiên cứu tại trường đại học Lund ở Thụy điển đã đem lại hy vọng cho các bệnh nhân mắc loại khối u não nghiêm trọng nhất, glioblastoma thể đa hình, khi cho biết có thể chống lại khối u bằng hệ miễn dịch của chính họ. Các khối u thường rất khó loại bỏ hoàn toàn bằng cách phẫu thuật vì tế bào khối u phát triển vào bên trong mô não khỏe mạnh. Bệnh nhân mắc bệnh này thường không thể sống quá một năm sau khi phát hiện khối u.

    Description: C:\Users\LENOVO\Desktop\c28_s45.jpg

    Hình ảnh khối u lớn xuất hiện ở não khi bệnh nhân mắc glioblastoma.

    Nhóm nghiên cứu đã thử nhiều cách kích thích hệ miễn dịch, đã ức chế khối u bằng một loại “vaccine”. Vaccine này được biến đổi di truyền từ tế bào khối u để có thể sản xuất các phần tử kích thích miễn dịch. Các tế bào khối u đã biến đổi này (được chiếu xạ để mất khả năng phân chia) được kết hợp với một số tiểu phần thuộc hệ miễn dịch của cơ thể.

    Phương pháp điều trị này đã có những kết quả khả quan trên mô hình động vật: 75% chuột rat trải qua điều trị đã được chữa khỏi hoàn toàn khối u não.

    “Hệ miễn dịch của con người phức tạp hơn, do đó có thể kết quả sẽ không tốt như vậy khi thử nghiệm trên bệnh nhân. Tuy nhiên, với những tiên lượng xấu mà họ phải chấp nhận như hiện nay, mọi phương pháp mới đều quan trọng” – thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.

    Trước đây nhóm đã thử kết hợp hoạt hóa hệ miễn dịch với hóa trị liệu. Khi chất hóa trị được đưa trực tiếp đến khu vực khối u, những kết quả tốt tiếp tục được khẳng định: 83% chuột còn sống.

    Nhóm nghiên cứu mong muốn trong tương lai, phương pháp hóa trị liệu cục bộ có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật để có thể tiêu diệt khối u ở mức cao nhất có thể.

    Tác giả Peter Siesjo hiện đang xin cấp phép nghiên cứu lâm sàng với liệu pháp kích thích hệ miễn dịch – có hoặc không kết hợp với hóa trị liệu cục bộ – như một phương pháp điều trị bệnh nhân mắc glioblastoma thể đa hình.

    Tham khảo:

    Sara Fritzell, Sofia Eberstål, Emma Sandén, Edward Visse, Anna Darabi, Peter Siesjö. IFNγ in combination with IL-7 enhances immunotherapy in two rat glioma models. Journal of Neuroimmunology, 2013; 258 (1-2): 91 DOI: 10.1016/
    j.jneuroim.2013.02.017

    Nguyễn Thuỳ Linh
    Theo Nature

  • Phát hiện sự di chuyển của protein α-synuclein có liên quan đến cơ chế gây bệnh Parkinson

    Phát hiện sự di chuyển của protein α-synuclein có liên quan đến cơ chế gây bệnh Parkinson

    Sự tích tụ α-synuclein ở tế bào neuron trong não là một trong các tiêu chí chẩn đoán bệnh Parkinson và các bệnh thoái hóa thần kinh khác. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh và quá trình hình thành các thể Lewy từ protein α-synuclein vẫn chưa được làm sáng tỏ. Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu về các bệnh thoái hóa thần kinh ở Đức đã đưa ra được mô hình cho sự hình thành và di chuyển của loại protein này từ vùng thấp đến vùng cao hơn của não.
    Trong những nghiên cứu bệnh Parkinson ở người, sự hình thành các thể Lewy thường bắt đầu ở vùng hành tủy và ở các giai đoạn sau, protein α-synuclein được phát hiện tích tụ ở các phần cao hơn của não gồm não giữa và khu vực vỏ não. Thí nghiệm được bắt đầu với việc tạo ra mô hình chuột có biểu hiện protein α-synuclein của người. Vector virus tái tổ hợp được chuyển gen biểu hiện α-synuclein của người (hα-syn) được tiêm vào các sợi dây thần kinh ở cổ của chuột. Các vector biểu hiện sẽ theo các sợi thần kinh này đi đến vùng hành tủy, tại đây, các tế bào neuron sản xuất một số lượng lớn α-synuclein của người. Nhóm nghiên cứu tiếp tục theo dõi quá trình sản xuất và định vị của protein này trong não chuột trong vòng 4 tháng rưỡi sau khi tiêm vector. Các protein ngoại sinh chỉ được tổng hợp trong các neuron thuộc vùng hành tủy nhưng đến tháng thứ 3, các protein này được phát hiện ở các vùng não xa vùng hành tủy.
    Nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được cơ chế của sự di chuyển protein này từ vùng hành tủy đến các vùng não khác, nhưng đặc điểm chung có thể nhận thấy được đối với những tế bào có sự gia tăng tích tụ α-synuclein là sự phình to của các tế bào neuron. Sự sản xuất quá mức protein α-synuclein trong cơ thể con người xảy ra do nhiều yếu tố như: sự lão hóa, tổn thương thần kinh, đa hình kiểu gen, kết quả nghiên cứu này gợi ra được mối liên hệ giữa các yếu tố nguy cơ gây bệnh, sự tăng mức protein α-synuclein, sự di chuyển của protein này và quá trình tích tụ của nó. Nếu được phát triển, nghiên cứu này có thể được ứng dụng trong chẩn đoán phát hiện bệnh Parkinson, đồng thời cũng là một liệu pháp can thiệp trực tiếp vào quá trình phát triển bệnh bằng cách ngăn chặn sự di chuyển của protein α-synuclein đến những trung khu thần kinh cấp cao hơn.

     

    sdf

    A – Hình ảnh nhuộm hóa mô miễn dịch lát cắt não chuột với kháng thể hα-syn cho thấy sự phình to của các tế bào có sự gia tăng tích tụ protein α-synuclein.

    B – Tế bào phình to ở Hành Tủy 7.3 µm3.

    C – Tế bào phình to ở cầu não 4.1 µm3.

    D – Tế bào phình to ở não giữa 2.8 µm3.

    E – Tế bào phình to ở não trước 1.4 µm3.

    Lê Minh Dũng
    lmdung@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/05/130524104825.htm

     

     

  • Tiềm năng sửa chữa di truyền trong bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne

    Bằng cách sử dụng một kỹ thuật “editing”, các kỹ sư y sinh tại Đại học Duke có khả năng sửa chữa một khiếm khuyết liên quan đến một trong những rối loạn di truyền phổ biến nhất, bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, trong các mẫu tế bào từ các bệnh nhân bị mắc căn bệnh này.

    Thay cho hướng tiếp cận liệu pháp gen phổ biến bằng cách thêm vật liệu di truyền mới để “ghi đè” lên gen lỗi, các nhà khoa học ở Duke đã phát triển một hướng mới nhằm thay các gen đột biến bằng các gen có chức năng bình thường. Các nhà nghiên cứu ở Duke tin rằng hướng tiếp cận của họ có thể an toàn hơn và ổn định hơn những liệu pháp gen hiện tại. Các nhà nghiên cứu hiện nay tiến hành các nghiên cứu xa hơn của hướng tiếp cận mới này trong mô hình động vật bệnh.

    Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne là một bệnh di truyền tác động đến 1 trong 3600 trẻ nam mới sinh. Đột biến được tìm thấy trên nhiễm sắc thể X mà ở nam chỉ có 1 NST X nên khả năng biểu hiện bệnh cao hơn. Nữ với 2 NST X, có lẽ có tối thiểu một bản sao của đột biến này. Bệnh nhân với bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne không thể tạo ra protein dystrophin, cần thiết cho việc duy trì sự dung nạp cấu trúc của các sợi cơ. Theo thời gian, bệnh nhân bị rối loạn sẽ mất cơ dần dần, dẫn đến tê liệt và cuối cùng là tử vong, thường là ở đột tuổi 25.

    Charles Gersbach, Phó giáo sư kỹ thuật y sinh tại Đại học Kỹ thuật, đồng thời là thành viên của Viện Khoa học Gen và Chính sách Duke đã nói rằng: “Hướng tiếp cận di truyền trong điều trị bệnh, thường liên quan đến việc thêm các gen bình thường để bù đắp cho các gen bị đột biến. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra các vấn đề khác không lường trước được, hoặc hiệu quả tác động điều trị bệnh không duy trì được lâu.”

    David Ousterout, sinh viên kỹ thuật y sinh học tại phòng thí nghiệm Duke, do Gersbach hướng dẫn cho biết: “Thực sự, hướng tiếp cận của chúng tôi đã sửa chữa được các gen bị lỗi, điều này đơn giản hơn nhiều. Đơn giản là tìm những gen bị lỗi và sửa chữa chúng, để chúng có thể bắt đầu sản xuất lại một loại protein chức năng. “Các kết quả nghiên cứu tại Duke đã được công bố trực tuyến trong tạp chí Liệu pháp Phân tử của Hiệp hội Liệu pháp Gen và Tế bào. Dự án này được tài trợ bởi Quỹ Hartwell, Quỹ March of Dimes và Viện Y tế Quốc gia.

    Các thí nghiệm tại Duke được thực hiện trên các mẫu tế bào từ các bệnh nhân loạn dưỡng cơ Duchenne, có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một công nghệ mới để  tạo ra các protein tổng hợp được gọi là những nuclease tác động giống chất kích hoạt phiên mã (Transcription Activator-Like Effector Nucleases – TALENS), đó là các enzym nhân tạo có thể được thiết kế để gắn kết và sửa đổi hầu hết các trình tự gen.

    Những TALENS liên kết với các gen khiếm khuyết, và có thể sửa đột biến để tạo ra một gen hoạt động bình thường. Gersbach nói. “Hiện nay không có phương pháp điều trị hiệu quả cho căn bệnh này. Bệnh nhân thường phải sử dụng xe lăn khi lên mười tuổi và nhiều người chết ở cuối tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi hai mươi.”

    Các TALEN tìm thấy vị trí mục tiêu của nó trong bộ gen của con người bằng cách gắn vào DNA (màu xanh lá cây), với một protein được thiết kế để nhận diện DNA (màu cam). Khi protein tìm thấy vị trí mục tiêu của nó, DNA được sửa đổi bởi các vùng enzyme của protein (màu xanh lam).

    Bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne đã được mở rộng nghiên cứu bởi các nhà khoa học, và người ta tin rằng hơn 60 phần trăm bệnh nhân với loại đột biến này có thể được điều trị bằng phương pháp điều trị mới được tìm ra. “Các nghiên cứu trước cho thấy có sự phục hồi việc sản xuất protein dystrophin, làm giảm triệu chứng bệnh khi biểu hiện trong mô cơ xương,” Ousterout nói. Gersbach cho rằng “Cách tiếp cận tương tự có thể hữu ích trong điều trị các bệnh di truyền khác, các bệnh mà do một vài đột biến gen chịu trách nhiệm, chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh ưa chảy máu, hoặc chứng loạn dưỡng cơ khác.”

    Nguyễn Thị Kiều Oanh
    ngtkioanh@gmail.com
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/06/130604153946.htm

  • Tìm ra kỹ thuật mới hỗ trợ cho IVF

    Một nghiên cứu gần đây trong Reproductive BioMedicine Online trên phôi nang (blastocyst) ngày thứ năm của người cho thấy những phôi có một phần nhiễm sắc thể bất thường có thể được xác định bởi tốc độ phát triển của chúng ở giai đoạn phôi nang, từ đó phân loại các nguy cơ di truyền bất thường mà không cần thực hiện sinh thiết. Nhóm cũng tiến hành một nghiên cứu hồi cứu, sử dụng mô hình tiên đoán của họ để đánh giá khả năng thụ thai thành công của bất kỳ phôi được chuyển nào và đã cho những kết quả rất đáng khích lệ.

    Một trong những thách thức lớn nhất của hỗ trợ sinh sản là tìm được một phôi có thể phát triển thành công. Hiện nay, sự kết hợp nuôi phôi ngày 5 tới giai đoạn phôi nang với sinh thiết lá nuôi phôi đã chứng minh có sự tương quan giữa tốc độ hình thành túi phôi và bất thường về nhiễm sắc thể. Đây là một cách tiếp cận sớm và mở rộng, hoàn toàn không xâm lấn, không gây tổn thương những phôi tốt có thể chuyển vào tử cung.

    “Gần đây, IVF trở nên hấp dẫn hơn khi sử dụng kỹ thuật Dự đoán Hình ảnh Nhanh (Time Lapse Imaging-TLI) dựa trên sự phát triển phôi sớm và theo dõi sự thay đổi của hình thái phôi thai theo thời gian. Các dữ liệu sau đó được so sánh với kết quả sau khi phôi được chuyển. Hy vọng kỹ thuật phân tích dạng – chuyển động này cho phép các chuyên gia sinh sản dự đoán chính xác những phôi có khả năng làm tổ thành công và phát triển thành bào thai khỏe mạnh. Ưu điểm của việc sử dụng phân tích dạng – chuyển động trong chẩn đoán kết quả là giảm sự xâm lấn tối thiểu”, Martin Johnson, Biên tập của Reproductive BioMedicine Online giải thích.

    6-8

    Kỹ thuật Dự đoán hình ảnh nhanh (Time Lapse Imaging-TLI)

    Phần lớn phôi thất bại khi làm tổ vì chúng có sự bất thường trong nhiễm sắc thể. Thật không may là những phôi này không được các chuyên viên phôi học nhận diện bằng kính hiển vi thông thường. Chỉ có sinh thiết một hoặc một số tế bào của phôi sớm (giai đoạn 8-16 tế bào) bằng kỹ thuật Sàng lọc Di truyền Tiền làm tổ (Preimplantation Genetic Screening-PGS) là có thể kiểm tra sự bất thường về số lượng, cấu trúc của nhiễm sắc thể.

    Trong nghiên cứu này, Alison Campbell và các cộng sự của CARE Fertility, Nottingham, đã đi một bước xa hơn trong việc mô tả sử dụng các phân tích dạng – chuyển động để xác định những phôi có sự bất thường nhiễm sắc thể. Trong nghiên cứu này, họ nuôi cấy phôi với sự hỗ trợ của kỹ thuật TLI cho đến ngày 5, giai đoạn hình thành phôi nang. Những phôi này sau đó được sinh thiết bằng cách hút một vài tế bào thuộc lớp ngoài của phôi thai, các tế bào này chỉ góp phần hình thành nhau thai sau này và bắt đầu phân tích nhiễm sắc thể của nó. Sau đó, các tác giả sẽ quan sát và so sánh với kết quả hình ảnh dạng – chuyển động của các phôi này. Họ nhận thấy có một tỷ lệ phôi bất thường nhiễm sắc thể bị chậm trễ trong việc hình thành túi phôi và phát triển chậm hơn so với những phôi bình thường. Các tác giả kết luận rằng phương pháp này có thể giúp họ tránh việc phơi nhiễm các tế bào của phôi trong kỹ thuật sinh thiết.

    “Mô hình không xâm lấn này có thể dùng để xác định các phôi có nhiễm sắc thể bất thường, để tránh không chọn phôi có nguy cơ cao của thể dị bội”, trưởng nhóm tác giả-Alison Campbell nói. Các nhóm tương tự đã áp dụng mô hình phân loại nguy cơ này để kiểm tra kết quả thai kỳ của một loạt các bệnh nhân không chọn IVF mà cũng không dùng PGS. Việc này đã ghi nhận được những cải tiến đáng kể trong việc tăng tỷ lệ làm tổ và phát triển, hạ thấp nguy cơ của những phôi được chuyển.

    Markus Montag, nghiên cứu viên của Khoa Nội tiết Phụ khoa và Rối loạn Khả năng Sinh sản, Đại học Heidelberg, cho biết: “Ý tưởng của việc sử dụng Dự đoán Hình ảnh Nhanh và Phân tích dạng-chuyển động là rất hấp dẫn, bởi vì đây là một quy trình hoàn toàn không xâm lấn để dự đoán phôi thai nguyên bội hoặc lệch bội lẻ, và áp dụng kỹ thuật này cho hầu hết các quy trình hỗ trợ sinh sản. Lợi ích của việc tiếp cận này quá rõ ràng khi theo dõi các công bố của dữ liệu về tỷ lệ của thể dị bội ngay cả khi nó được phát hiện trong tế bào trứng của phụ nữ trẻ.”

    Huỳnh Thúy Oanh
    htoanh@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/05/130516215421.htm

  • Trứng không thấm nước cho phép côn trùng chinh phục đất liền

    Côn trùng thuộc nhóm những loài động vật đầu tiên xâm lấn mặt đất khoảng 400 triệu năm trước, và chúng đã biến đổi rất nhiều để đến giờ, chúng chiếm ba phần tư số lượng trong tất cả các loài động vật.

    Theo một nghiên cứu mới, thành công này phụ thuộc phần lớn vào màng thanh dịch – màng giúp phôi côn trùng không thấm nước khi chúng phát triển bên trong trứng. Bằng cách loại bỏ về mặt di truyền màng thanh dịch từ phôi của bọ cánh cứng đỏ (Tribolium castaneum), Maurijn van der Zee và cộng sự  tại Đại học Leiden, Hà Lan chỉ ra rằng màng thanh dịch rất quan trọng trong việc ngăn ngừa phôi khỏi bị khô hay trở nên sũng nước. Nghiên cứu này đã được công bố trong Kỷ yếu của Hội Hoàng gia B.

    Màng thanh dịch tiết ra một lớp biểu bì cứng, lớp chitin không thấm bên dưới vỏ trứng. Trong một thí nghiệm trước đó, van der Zee đã sử dụng một kỹ thuật gọi là Can thiệp RNA (RNAi) để khóa hoạt động của gene Tc-zen1, gene này cần cho bọ cánh cứng đỏ tạo màng thanh dịch. Điều đáng ngạc nhiên là các phôi đã sống sót dù không có màng. Chris Jacobs, một tác giả khác của cuộc nghiên cứu tại Đại học Leiden nói rằng: “Điều đó làm cho chúng tôi đặt câu hỏi tại sao tất cả côn trùng đều nỗ lực tạo ra màng thanh dịch”,

    5-8

    Trứng chịu hạn có thể rất quan trọng cho các loài côn trùng như bọ cánh cứng đỏ dài 3mm phát triển mạnh trên mặt đất.

    Không thấm nước

    Nhưng phôi chỉ có thể sống sót trong những điều kiện lý tưởng của thí nghiệm này. Trong nghiên cứu mới, nhóm của Leiden một lần nữa khóa sự biểu hiện của Tc-zen1, và thử nghiệm phơi bày những quả trứng trong điều kiện thay đổi độ ẩm. Họ phát hiện ra rằng trong môi trường khô với độ ẩm dưới 5%, chỉ có 6% trứng mất màng thanh dịch nở so với con số 75% ở những trứng được đặt trong điều kiện thuận lợi hơn. Và trong môi trường cực kỳ ẩm ướt, phôi không có màng thanh dịch không thể phát triển vì trứng đã hấp thụ quá nhiều nước.

    Jacobs phỏng đoán rằng sự tiến hóa của lớp màng thanh dịch đã cho phép những côn trùng cổ xưa có thể đẻ trứng bất cứ nơi nào trên mặt đất mà không bị hạn chế phải sống trong môi trường thủy sinh như họ hàng giáp xác. Về mặt này, màng thanh dịch giống như màng ối, một màng phôi cho phép vài động vật có xương sống phá vỡ mối ràng buộc với nước, trong khi họ hàng lưỡng cư thì không thể có được điều này. “Chinh phục đất liền chính là chống lại sự khô hạn”, Jacobs nói.

    Art Woods, nhà sinh thái học sinh lý tại Đại học Montana, Missoula nói: “Đây là một chuỗi thí nghiệm khá khéo léo, giải thích rõ ràng chức năng của một cấu trúc thuộc côn trùng, tìm ra bí ẩn suốt một thời gian dài”.

    Hầu như tất cả các loài côn trùng đều có màng thanh dịch, ngoại trừ những nhóm nguyên thủy như bọ bạc, và một nhóm ruồi phát triển tương đối gần đây bao gồm ruồi nhà và ruồi giấm, Drosophila melanogaster. Bởi vì nhiều tế bào phôi tham gia vào sự hình thành màng thanh dịch nên Jacobs phỏng đoán rằng những con ruồi mất màng thanh dịch là sự thích nghi cho sự tăng trưởng nhanh hơn. Ông nói: “Nếu bạn không phải tạo màng thanh dịch, bạn có gấp hai lần tế bào để tạo ra phôi, nên bạn có thể phát triển nhanh hơn”. Những con ruồi này đẻ trứng trong môi trường ẩm ướt như đất, thực phẩm, rau thối rữa hay mô sống.

    Những động vật chân đốt khác sống trên cạn, thuộc nhóm phân loại lớn hơn côn trùng và động vật giáp xác, thiếu màng thanh dịch hoặc đẻ trứng trong môi trường ẩm ướt hoặc liên quan đến sự thích nghi khác. Ví dụ như trứng nhện được bọc trong tơ; bọ cạp thì sinh con… Vì sự không giới hạn như vậy, côn trùng được tự do khai thác tất cả hốc hách trên mặt đất.

    Nhưng Woods nói rằng màng thanh dịch dường như không thích hợp cho một “lời giải thích trúng đích cho sự thành công của côn trùng”. Côn trùng có vòng đời phức tạp với nhiều giai đoạn, và công cuộc chinh phục mặt đất của chúng có thể liên quan đến những thay đổi đáng kể trong tất cả những giai đoạn này. Các yếu tố khác chẳng hạn như sự bay và sự đồng tiến hóa với thực vật có hoa có lẽ cũng đóng vai trò quan trọng.

    Nguyễn Thị Mỹ Phước
    ntmphuoc@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.nature.com/news/waterproof-eggs-let-insects-conquer-dry-land-1.13217

  • Kỹ thuật thúc đẩy tái tạo thần kinh sau khi tổn thương tủy sống – Phục hồi chức năng bàng quang ở chuột

    Sử dụng một kỹ thuật mới để thúc đẩy sự tái sinh của tế bào thần kinh tại vị trí tổn thương tủy sống nghiêm trọng, các nhà nghiên cứu đã phục hồi chức năng bàng quang ở chuột trưởng thành bị liệt, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học thần kinh. Những phát hiện này có thể định hướng cho những nỗ lực trong tương lai để khôi phục lại các chức năng khác bị mất sau khi chấn thương tủy sống. Nó cũng làm dấy lên hy vọng rằng chiến lược tương tự vào một ngày nào đó có thể được sử dụng để khôi phục lại chức năng bàng quang ở những người bị tổn thương tủy sống nghiêm trọng.

    Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã thử nghiệm với việc sử dụng ghép thần kinh như một cách để bù đắp ở vị trí tổn thương tủy sống với một nỗ lực phục hồi chức năng bị mất sau khi chấn thương tủy sống. Tuy nhiên, việc kích thích hay thúc đẩy  những tế bào này phát triển và hình thành các kết nối có khả năng chuyển tiếp tín hiệu thần kinh thật khó thực hiện được. Trong nghiên cứu này, Tiến sĩ Yu-Shang Lee, của bệnh viện Cleveland, cùng với Tiến sĩ Jerry Silver , của trường Y Western Reserve, và những người khác, sử dụng một chất hóa học thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào cùng với một enzyme làm phá sẹo để tạo ra một môi trường thích hợp hơn cho việc ghép dây thần kinh ở chỗ chấn thương.

    Hình: Cấu trúc liên hệ thần kinh-bàng quang

    “Mặc dù các con vật không hồi phục được khả năng đi lại, nhưng chúng đã phục hồi một cách đáng chú ý việc kiểm soát bài xuất nước tiểu,” Silver giải thích. Chức năng cơ bản này là một trong nhiều mức độ của bệnh nhân tổn thương tủy sống, được xem như là một trong những chức năng quan trọng nhất cần để hồi phục lại sau chấn thương. “Đây là lần đầu tiên chức năng bàng quang được khôi phục một cách đáng kể thông qua tái sinh dây thần kinh sau chấn thương tủy sống,” Lee nói thêm.

    Khi chấn thương tủy sống xảy ra, phần mở rộng của các tế bào thần kinh từ thân não – vùng não nơi mà các lệnh và điều phối cho việc bài xuất nước tiểu diễn ra – trở nên bị ngắt kết nối từ các tế bào trong tủy sống điều khiển các cơ bắp co bóp hoặc thư giãn bàng quang và mở/đóng niệu đạo. Phản ứng tự nhiên của cơ thể để tạo thành một vết sẹo ở chỗ chấn thương sẽ làm giảm sự lây lan của phản ứng viêm nhưng ngăn cản sự phát triển của các sợi thần kinh bị cắt đứt. Vì không có cách nào cho các tế bào giữa thân não và tủy sống tái tạo hoặc kết nối lại, các chấn thương thường dẫn đến mất khả năng làm rỗng bàng quang vĩnh viễn.

    Nhóm các nhà nghiên cứu đưa ra một enzyme được gọi là chondroitinase để phá vỡ sự hình thành sẹo sử dụng song song với một hóa chất gọi là yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi được sử dụng để thúc đẩy sự sống sót của tế bào khi họ thực hiện phẫu thuật ghép dây thần kinh ở các vị trí tổn thương. Sau ba đến sáu tháng, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những con chuột được điều trị kết hợp này đã thấy sự hồi phục đáng kể của chức năng bàng quang, được chỉ ra bởi các phép đo lượng nước tiểu bài xuất. Các nhà nghiên cứu cũng chứng kiến ​​sự tái phát triển của một số tế bào thân não qua vị trí chấn thương.

    “Điều rất đáng ngạc nhiên và thú vị là một tập hợp con của các tế bào thần kinh nằm phần lớn trong thân não có thể phát triển từ từ ở vùng xa phía sau của tủy sống một khi môi trường cung cấp là thích hợp, cho phép chúng vượt qua các vết sẹo”, Silver cho biết. “Cái gì cung cấp cho những tế bào thần kinh đặc biệt này với khả năng tái hồi phục cao bẩm sinh như vậy là chưa biết nhưng sẽ là một định hướng cực kỳ quan trọng của nghiên cứu trong tương lai.”

    Tiến sĩ Elizabeth Bradbury, một nhà nghiên cứu chấn thương tủy sống tại trường cao đẳng London King, người không tham gia vào nghiên cứu này, cảnh báo rằng một số thách thức cần phải vượt qua trước khi loại điều trị này có thể được thử nghiệm trên người. “Tuy nhiên, thành tựu đáng chú ý này cung cấp niềm hy vọng lớn trong tương lai của  việc phục hồi chức năng bàng quang của các bệnh nhân tổn thương tủy sống,” cô nói.

    Lâm Thị Mỹ Hậu

    http://www.sciencedaily.com/releases/2013/06/130625172339.htm

  • Cơ chế mới trong phát hiện tổn thương tủy sống: vai trò của phân tử P45

    Cơ chế mới trong phát hiện tổn thương tủy sống: vai trò của phân tử P45

    Hơn 11.000 người Mỹ bị tổn thương tủy sống mỗi năm, và nguyên nhân của hơn một phần tư những tổn thương đó  là do té ngã, con số này có khả năng tăng khi xét quần thể dân số già. Lý do mà rất nhiều tổn thương như vậy mất khả năng hồi phục vĩnh viễn là do cơ thể con người thiếu khả năng tái tạo các sợi thần kinh. Điều tốt nhất cơ thể chúng ta có thể làm là bình thường hóa các mô còn sót lại xung quanh chỗ bị tổn thương.

    “Nó giống như một đường vòng sau một trận động đất”, Kuo-Fen Lee, Chủ tịch của Viện Helen McLoraine Salk về sinh học phân tử thần kinh, nói. “Nếu đường xa lộ bị hư hỏng, nhưng bạn vẫn có thể đi bằng đường phụ, xe cộ vẫn có thể lưu thông. Vì vậy, chiến lược của bạn là phải tìm thấy một cách để bảo tồn càng nhiều mô càng tốt, để cho mình một cơ hội cho sự tái phục hồi sau đó.”

    Trong một bài báo được công bố trên tạp chí PLoS ONE tuần này, Lee và các đồng nghiệp mô tả cách một loại protein tên là P45 có thể mang lại cái nhìn sâu sắc về một cơ chế phân tử để thúc đẩy thay đổi lộ trình cho việc chữa lành cột sống và phục hồi chức năng. Bởi vì những con chuột bị thương có thể phục hồi đầy đủ hơn con người, Lee đã tìm thấy nguồn gốc của sự khác biệt. Ông phát hiện ra rằng P45 có tác dụng bảo vệ thần kinh mà trước đó chưa được biết đến.

     

    P45

    Tổn thương tủy sống làm khởi phát sự chết của nhiều tế bào lớn (màu hồng-hình bên trái). Tuy nhiên, quá trình này được làm giảm đáng kể khi mức P45 trong tế bào tăng lên (hình bên phải)

    “Là một nhà sinh hóa và sinh học thần kinh, phát hiện này mang lại cho tôi hy vọng rằng chúng ta có thể tìm thấy một phân tử mục tiêu tiềm năng cho việc điều trị bằng thuốc”, Lee nói. “Tuy nhiên, tôi phải cảnh báo rằng đây chỉ là bước đầu tiên trong việc hiểu biết những thông tin gì cần tìm kiếm.”

    Ở người hay chuột, sự thành công của việc hồi phục sau khi chấn thương tủy sống phụ thuộc vào việc còn bao nhiêu mô khỏe mạnh còn lại. Nhưng vết thương đã làm khởi phát một loạt các phản ứng bên trong tế bào, mà nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến nhiều mô chết và vượt ra ngoài vùng tổn thương. Sự kéo các dây thần kinh ở vị trí tổn thương dẫn đến sự ngắt liên lạc của mạng lưới cần thiết cho các chức năng cảm giác và vận động bình thường. Lee thấy rằng P45 là nhân tố quan trọng quyết định trong các đợt phản ứng tiếp theo.

    Một phức hợp của protein, bằng cách tương tác liên tục với nhau, gây ra dòng thác làm chết tế bào. Lee phát hiện ra rằng P45 là thuốc đối kháng tự nhiên của quá trình này. Thuốc đối kháng là các phân tử, một số tự nhiên, một số được tạo ra trong phòng thí nghiệm dược phẩm, hoạt động cơ bản như việc dính kẹo cao su vào ổ khóa. Trong trường hợp này, P45 ngăn cản hai protein khác nhau trong dòng thác đó kết nối lại với nhau, làm cho hành động của chúng trở nên vô hại và ngăn chặn tế bào chết.

    Nhưng P45 hoạt động thế nào để cung cấp cho Lee hy vọng rằng ông đang tiếp cận một cách độc đáo để tìm kiếm những cách thức mới trong điều trị tổn thương tủy sống. Trong phát hiện gần đây khác, đang được chuẩn bị để công bố, nhóm của ông đã nhận thấy P45 cũng mang lại tác động tích cực, đặc biệt là khuyến khích các mô khỏe mạnh phát triển. Do đó, Lee kết luận vai trò thực sự của nó có thể là một loại phân tử có hai tác dụng, cung cấp sự cân bằng trong dòng thác từ tiêu cực đên tích cực .

    “Điều tuyệt vời về P45 là nó có thể vừa ức chế sự tiêu cực bằng cách ngăn chặn sự thay đổi cấu tạo mà có thể dẫn đến chết tế bào nhiều hơn, đồng thời thúc đẩy tích cực, sự tồn tại và phát triển của các mô-do đó làm cho nó việc thúc đẩy phục hồi sau chấn thương tủy sống dễ dàng hơn “, Lee giải thích.

    “Nếu bạn có thể hiểu được nơi bạn cần đặt cán cân tín hiệu tích cực/tiêu cực, có thể bạn sẽ thiệt hại ít hơn trong khi chữa lành vết thương”, Lee nói. “Nó có thể là một phân tử tổ hợp có thể làm cả hai việc, hoặc có thể đó là một sự kết hợp của hai phân tử, một để ngăn chặn, một để thúc đẩy. Hy vọng là nếu như một công tắc điều khiển như vậy có thể được tìm thấy, có thể nhiều mô được bảo quản tại các vị trí tổn thương, do đó tăng cơ hội phục hồi khả năng di chuyển. “

    Bước tiếp theo cho phòng thí nghiệm của Lee sẽ là tìm được một gen, hoặc một quá trình hoạt động tương tự ở người, hoặc có thể được kết hợp với các liệu pháp điều trị. Tuy nhiên, Lee cảnh báo, điều này vẫn còn là một bằng chứng của các thử nghiệm ở chuột. Ngay cả khi một cơ chế như vậy được tìm thấy ở người, phải mất vài năm nữa mới được ứng dụng lâm sàng.

    Lâm Thị Mỹ Hậu
    ltmhau@hcmus.edu.vn
    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/07/130725141757.htm

  • Các phân tử trong não kích hoạt quá trình lão hóa

    Các phân tử trong não kích hoạt quá trình lão hóa

    Theo một nghiên cứu được công bố trên Nature thì các vùng não điều khiển sự phát triển, sinh sản và trao đổi chất cũng khởi đầu sự lão hóa. Phát hiện này có thể dẫn đến phương pháp điều trị mới cho các bệnh liên quan đến tuổi tác, giúp con người sống lâu hơn.

    Dongsheng Cai, một nhà sinh lý học tại Đại học Y Albert Einstein ở New York, và các đồng nghiệp đã theo dõi hoạt động của NF-κB – một phân tử điều khiển phiên mã DNA và có liên quan đến phản ứng viêm và đáp ứng của cơ thể đối với stress trong não của chuột. Họ nhận thấy rằng phân tử này trở nên tích cực hơn trong vùng dưới đồi khi con chuột già đi. Kiểm tra sau đó cho thấy hoạt động của NF-κB giúp xác định khi chuột biểu hiển dấu hiệu lão hóa. Động vật sống lâu hơn so với bình thường khi được tiêm một chất ức chế hoạt động của NF-κB trong tế bào miễn dịch gọi là tiểu thần kinh đệm (microglia) ở vùng dưới đồi. Còn những con chuột được nhận chất kích thích hoạt động của NF-κB thì chết sớm hơn. “Chúng tôi đã cung cấp bằng chứng khoa học cho khái niệm rằng hệ thống lão hóa bị ảnh hưởng bởi một mô cụ thể trong cơ thể,” Cai nói.

    Sức khỏe và hạnh phúc

    Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra khả năng sức khỏe và tinh thần của những con chuột sáu tháng tuổi sau thử nghiệm ban đầu. Khi thực hiện nhiệm vụ được thiết kế để kiểm tra nhận thức và sự di chuyển của chúng, những con chuột được tiêm chất ức chế NF-κB thực hiện tốt hơn so với nhóm đối chứng. Họ cũng cho thấy sự suy giảm sức mạnh cơ bắp, độ dày da, khối lượng xương và toàn vẹn gân-đuôi ít liên quan đến tuổi. Những con chuột mà NF-κB đã được kích hoạt cho thấy sự suy giảm liên quan đến tuổi nhiều hơn. Những kết quả này đều xảy ra tương tự ở chuột đực và chuột cái.

    KOanh_14-6

    Sự hoạt hóa NF-kB trong tế bào thần kinh ở vùng dưới đồi tăng theo độ tuổi (cột bên trái), trong khi tổng số tế bào thần kinh (cột giữa) và tổng số của tất cả các loại tế bào ở vùng dưới đồi (cột bên phải) được duy trì ở mức tương đối ổn định trên nhóm tuổi.

    Các nghiên cứu trước đây chủ yếu quan sát đơn giản rằng chuột sống bao lâu sau khi điều trị, Richard Miller, một nhà bệnh học tại Đại học Michigan tại Ann Arbor, nói rằng “Việc tìm kiếm các khía cạnh khác nhau của chức năng liên quan đến tuổi tác là một ý tưởng tuyệt vời. Một ý tưởng hoàn hảo hơn là ngừng toàn bộ quá trình lão hóa theo một hướng nào đó”.

    Việc điều trị chuột trung niên để ngăn chặn việc sản xuất IKK-β, một enzyme kích hoạt NF-κB, trong tiểu thần kinh đệm (microglia) ở vùng dưới đồi cũng làm giảm sự suy giảm nhận thức và thể chất liên quan đến tuổi. Việc ức chế IKK-β trong tất cả các khu vực của não bộ tăng tuổi thọ trung bình 23% và tuổi thọ tối đa 20%.

    Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng NF-κB chống lại sự tác động của một hormone gọi là gonadotropin-releasing hormone (GnRH), làm giảm sự phát triển não tế bào và tắt hệ thống sinh sản của chuột. Tiêm chuột với GnRH làm chậm lại quá trình lão hóa và kích hoạt sự tăng trưởng của tế bào não mới. Điều này cho thấy tình trạng viêm và căng thẳng là một tín hiệu tiến hóa cho cơ thể để ngăn chặn việc sinh sản, mà gây nên sự bắt đầu của quá trình lão hóa. Các phát hiện này là “một bước đột phá lớn trong nghiên cứu lão hóa”, ông David Sinclair, một nhà sinh học phân tử tại Trường Y Harvard ở Boston, Massachusetts phát biểu.

    Ông nói rằng một phát hiện quan trọng là ngăn chặn những tác động của NF-κB để tạo ra các tác động chống lão hóa ngay cả khi nó được thực hiện ở tuổi trung niên. “Nếu chúng ta tiếp tục chuyển các nghiên cứu này thành các loại thuốc có thể giúp mọi người, rõ ràng là chúng ta không thể bắt đầu từ giai đoạn đầu của cuộc sống”. Ngoài ra, nghiên cứu của Cai sẽ kích thích nghiên cứu phương pháp điều trị làm chậm lại các bệnh liên quan đến tuổi như viêm khớp, tiểu đường và bệnh Alzheimer.

    Nguyễn Thị Kiều Oanh
    ngtkioanh@gmail.com
    Nguồn: http://www.nature.com/news/molecules-in-the-brain-trigger-ageing-1.12891

  • Dấu ấn sinh học dự đoán nguy cơ tái phát ung thư vú sau khi điều trị Tamoxifen

    Một dấu ấn sinh học phản ánh mức độ biểu hiện của hai gen trong tế bào khối u có thể dự đoán được những phụ nữ được điều trị ung thư vú dương tính với thụ thể estrogen (ER) nào nên được điều trị thêm với một loại thuốc khóa estrogen thứ cấp sau khi hoàn thành điều trị tamoxifen. Trong báo cáo của họ được công bố trực tuyến trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia, Bệnh viện đa khoa Massachusetts (MGH) các nhà điều tra Trung tâm Ung thư mô tả phát hiện của họ rằng tỷ lệ HOXB13/IL17BR có thể chỉ ra phụ nữ có nguy cơ tái phát ung thư sau khi điều trị bằng tamoxifen và những ai có khả năng cao nhất để được hưởng lợi từ những điều trị tiếp theo với các chất letrozole ức chế aromatase (Femara).

    “Hầu hết bệnh nhân ung thư vú dương tính ER giai đoạn đầu có thể không còn bị ung thư sau năm năm điều trị tamoxifen, nhưng họ vẫn có nguy cơ tái phát trong 15 năm hoặc lâu hơn sau đợt điều trị ban đầu của họ,” Tiến sĩ Dennis Sgroi nói, Trung tâm Ung thư MGH và Khoa Bệnh học, trưởng nhóm và là đồng tác giả của bài báo cáo. “Dấu ấn sinh học của chúng tôi xác định các nhóm phụ của bệnh nhân nào tiếp tục có nguy cơ tái phát sau khi điều trị tamoxifen và ai sẽ được hưởng lợi từ liệu pháp điều trị kéo dài với letrozole, mà có thể cho phép nhiều phụ nữ tránh đi những kéo dài trong điều trị không cần thiết.”

    Tiến sĩ Dennis Sgroi

    Nghiên cứu trước đây của nhóm Sgroi, trong sự hợp tác với các nhà điều tra từ công ty sinh học Theranostics, phát hiện ra rằng tỷ lệ giữa mức độ biểu hiện của hai gen – HOXB13 và IL17BR – trong mô khối u dự đoán nguy cơ tái phát của ung thư vú âm tính với hạch bạch huyết và dương tính với ER, kể cả những bệnh nhân có hoặc không được điều trị bằng tamoxifen. Nghiên cứu hiện tại của bệnh nhân từ MA.17, các thử nghiệm lâm sàng hiệu quả cao của letrozole, được thiết kế để đánh giá tính hữu ích của tỷ lệ HOXB13/IL17BR cho cả tiên lượng – dự đoán với cả những bệnh nhân vẫn điều trị với tamoxifen có nguy cơ tái phát – và để xác định những người có thể được hưởng lợi từ việc tiếp tục điều trị với letrozole.

    Để trả lời những câu hỏi này, các nhà điều tra đã phân tích các mẫu khối u sơ cấp và dữ liệu bệnh nhân từ thử nghiệm MA.17 có đối chứng giả dược, trong đó khẳng định khả năng điều trị mở rộng với letrozole để cải thiện sự sống còn sau khi hoàn thành điều trị tamoxifen. Mẫu mô đã có sẵn từ 83 bệnh nhân có khối u tái phát trong thời gian nghiên cứu – 31 người đã được nhận letrozole và 52 trong nhóm dùng giả dược – và 166 bệnh nhân không tái phát, 91 người trong số họ được nhận letrozole, với 75 nhận được giả dược. Phân tích các mẫu khối u cho thấy một tỷ lệ HOXB13/IL17BR cao – có nghĩa là mức độ biểu hiện của HOXB13 là lớn hơn so với IL17BR – dự đoán tăng nguy cơ khối u tái phát sau khi điều trị tamoxifen, nhưng có nguy cơ cao giảm đáng kể nếu một bệnh nhân được nhận letrozole.

    Tiến sĩ, Bác sĩ Paul E. Goss, giám đốc của Chương trình nghiên cứu ung thư vú tại Trung tâm Ung thư thuộc MGH và là đồng tác giả của báo cáo, giải thích: “Phát hiện này có nghĩa là khoảng 60 phần trăm phụ nữ với các loại ung thư vú phổ biến nhất có thể được ngưng lại những chương trình điều trị không cần thiết với các tác dụng phụ đi kèm và chi phí phát sinh. Nhưng quan trọng hơn, 40 phần trăm bệnh nhân có nguy cơ tái phát bây giờ có thể được xác định là cần phải tiếp tục điều trị với letrozole, và nhiều người sẽ tránh được sự tử vong do ung thư vú. ” Ông và Sgroi lưu ý rằng phát hiện của họ cần phải được xác nhận bởi các nghiên cứu nhiều hơn nữa trước khi chúng có thể được đưa vào thực hành lâm sàng.

    Lâm Thị Mỹ Hậu

    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/06/130629164733.htm

  • Một peptide để bảo vệ chức năng não

    Một peptide để bảo vệ chức năng não

    Một cấu trúc được gọi là “mạng lưới vi ống” là một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh của chúng ta. Chúng hoạt động như là một hệ thống truyền tin giữa các tế bào thần kinh, mang theo các protein cần thiết và tạo điều kiện thông tin liên lạc tế bào với tế bào. Nhưng trong các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh suy giảm trí nhớ tuổi già (Alzheimer), bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS), và bệnh liệt rung (Parkinson), mạng lưới này bị phá vỡ, cản trở khả năng vận động và chức năng nhận thức.

    Hiện nay, Giáo sư Illana Gozes của khoa y Sackler thuộc Đại học Tel Aviv, Israel, đã phát triển một peptide mới trong phòng thí nghiệm của mình, được gọi là NAP hoặc Davunetide, có khả năng vừa bảo vệ vừa phục hồi chức năng vi ống. Peptide là một hợp chất có nguồn gốc từ ADNP protein, trong đó điều hòa hơn 400 gen và là điều cần thiết cho sự hình thành não, trí nhớ và thói quen.

    Giáo sư Gozes và nhóm nghiên cứu của bà ấy, bao gồm Tiến sĩ Yan Jouroukhin và nghiên cứu sinh Regin Ostritsky của TAU, quan sát thấy trong các mô hình động vật bị tổn thương vi ống, NAP đã có thể duy trì hoặc khôi phục sự vận chuyển của protein và các vật liệu khác trong tế bào, cải thiện tình trạng triệu chứng liên quan đến thoái hóa thần kinh. Những phát hiện này, được báo cáo trên tạp chí Neurobiology of diseases , chỉ ra rằng NAP có thể là một công cụ hiệu quả trong cuộc chiến chống một số tác dụng gây suy nhược của các bệnh thoái hóa về thần kinh.

    brain-640x442
    Nicole Briggs đang nhìn vào một bộ não người thật sự (st)

    Đảm bảo hành trình qua não

    Trong thí nghiệm của họ, các nhà nghiên cứu sử dụng hai mô hình động vật khác nhau với những thiệt hại vi ống. Nhóm đầu tiên được tạo ra từ những con chuột bình thường có hệ thống vi ống bị phá vỡ thông qua việc sử dụng một hợp chất. Nhóm thứ hai là mô hình chuột chuyển gen bị bệnh ALS, trong đó hệ thống vi ống được phá hủy một cách mãn tính. Ở cả hai nhóm, một nửa số chuột này được tiêm NAP dạng đơn lẻ, trong khi một nửa lô đối chứng không được tiêm.

    Để xác định tác động của NAP lên sự liên lạc của các tế bào thần kinh, các nhà nghiên cứu dùng các nguyên tố hóa học mangan cho tất cả các mô hình động vật và theo dõi chuyển động của nó qua não khi sử dụng một kỹ thuật MRI. Trong những con chuột được điều trị bằng NAP, các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng mangan đã có thể lưu hành qua bộ não bình thường – các hệ thống vi ống đã được bảo vệ khỏi thiệt hại hoặc phục hồi lại chức năng bình thường. Những con chuột không nhận được peptide trải qua những sự cố thông thường hoặc sự rối loạn chức năng liên tục của hệ thống vi ống.

    Những phát hiện này đã được chứng thực bởi một nghiên cứu tiếp theo được thực hiện ở Anh, đăng trên tạp chí Tâm thần học phân tử, mà tìm thấy NAP đã có thể cải thiện các thiệt hại trong các mô hình ruồi giấm thiếu vi ống, sửa chữa rối loạn chức năng tế bào thần kinh.

    Làm giảm rối loạn chức năng nhận thức

    NAP dường như có tiềm năng rộng rãi về chức năng bảo vệ thần kinh, Giáo sư Gozes người gần đây đã được trao giải thưởng nghiên cứu Meitner-Humblodt cho những đóng góp suốt đời của mình trong lĩnh vực khoa học về não nói.

    Những ghiên cứu trước đây trên các peptide, thực hiện thông qua sự hợp tác giữa Allon Therapeutics và Ramot, nhánh chuyển giao công nghệ của TAU, đã chỉ ra rằng bệnh nhân bị rối loạn chức năng nhận thức – tiền thân của bệnh Alzheimer – cho thấy sự cải thiện đáng kể điểm nhận thức của họ khi được điều trị với NAP. Nghiên cứu bổ sung cũng đã chỉ ra rằng NAP có một tác động tích cực trong việc điều chỉnh sự thiếu hụt vi ống ở các bệnh nhân tâm thần phân liệt.

    Giáo sư Gozes lưu ý rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa phải được tiến hành để khám phá ra cách làm thế bào để tối ưu hóa việc sử dụng NAP như một liệu pháp điều trị, bao gồm cả những bệnh nhân có thể hưởng lợi nhiều nhất từ ​​sự can thiệp.

    Dịch: Lâm Thị Mỹ Hậu

    Nguồn: http://www.sciencedaily.com/releases/2013/06/130613112230.htm