Nghiên cứu của họ được công bố trong Tạp chí Cell Transplantation (21:4).
“Điếc hay giảm thính lực ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới,” Tiến sĩ Takayuki Nakagawa của Khoa Tai Mũi Họng, Graduate School of Medicine, trường Đại học Kyoto, Nhật Bản. “Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tiềm năng của phương pháp tiếp cận dựa trên tế bào gốc để tái sinh của các tế bào tóc và các tế bào thần kinh thính giác. Chúng là những tế bào liên quan đến chính các cấu trúc rất cần thiết cho việc nghe và khiếm khuyết trong trường hợp mất thính lực và điếc.”
Các tác giả lưu ý rằng các tế bào gốc phôi thai trước đó đã được xác định là ứng cử viên đầy hứa hẹn cho việc cấy ghép, tuy nhiên chúng có thể bị thải loại bởi miễn dịch và các vấn đề đạo đức. Do đó, nghiên cứu này đã so sánh sự biệt hoá và tồn tại của tế bào gốc phôi và tế bào iPS.
“Nghiên cứu của chúng tôi kiểm tra bằng cách sử dụng tế bào gốc vạn năng cảm ứng tạo ra từ nguồn bệnh nhân (tế bào iPS) để cung cấp một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho các tế bào ES,” Tiến sĩ Nakagawa giải thích. “Ngoài ra, tiềm năng nguy cơ ung thư từ các tế bào iPS cần được làm rõ.”
Bốn tuần sau khi cấy ghép, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng phần lớn của ốc tai đã được cấy ghép có xuất hiện các tế bào thần kinh biệt hoá từ iPS hoặc ES. Tuy nhiên, có một sự khác biệt trong số lượng tế bào hình thành tuỳ vào ES hay iPS.
Họ cũng ghi nhận sự hình thành của một Teratoma (khối u quái) trong một số ốc tai sau khi cấy ghép với một nhóm các tế bào iPS.
“Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là tài liệu đầu tiên của sự hình thành Teratoma trong ốc tai sau khi cấy ghép tế bào”, tiến sĩ Nakagawa.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự hình thành Teratoma trong một dòng tế bào iPS chỉ ra sự cần thiết để lựa chọn dòng tế bào iPS thích hợp để tránh khối u. Họ cũng ghi nhận sự cần thiết cho phát triển các phương pháp để loại bỏ các tế bào không biệt hoá sau khi cảm ứng thần kinh để thiết lập điều trị dựa trên iPS an toàn cho tai trong.
PVP