Sáng ngày 23 tháng 6 năm 2023, Trường ĐH KHTN ĐHQG HCM đã long trọng tổ chức lễ tốt nghiệp cho các tân Tiến sĩ, Thạc sĩ. Trong buổi lễ tốt nghiệp này, Phòng thí nghiệm Tế Bào Gốc đã vui mừng khi có 3 cán bộ của phòng là các Thầy Phạm Duy Khương, Huỳnh Đức Phát và Lê Minh Thuận đã được vinh danh là tân Thạc sĩ.
PTN xin chúc mừng thành quả xứng đáng từ quá trình học tập và làm việc của các Thầy. Có thể nói, môi trường làm việc ở PTN luôn hỗ trợ khuyến khích cho việc liên tục học tập và nâng cao trình độ của các cán bộ công tác tại PTN. Đây là truyền thống và đặc thù của một người làm nghiên cứu khoa học.
Chiều nay, 14 giờ ngày 22 tháng năm năm 2023, tại Trường ĐH KHTN, ĐHQG HCM đã diễn ra buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp đơn vị chuyên môn của Nghiên cứu sinh (NCS) Lê Văn Trình, nghiên cứu viên tại PTN Tế bào gốc.
Tham dự buổi bảo vệ có mặt đầy đủ thành viên hội đồng đánh giá luận án là các thầy cô chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, chuyên ngành mà nghiên cứu sinh theo học. Đồng thời, buổi bảo vệ có sự hiện diện của PGS TS Trương Hải Nhung, cán bộ hướng dẫn của NCS và tập thể nhóm nghiên cứu Y học tái tạo gan. Ngoài ra, các thầy cô đồng nghiệp của NCS từ PTN và Viện Tế bào gốc, cũng như bạn bè và các nhà nghiên cứu có quan tâm tới lĩnh vực đã tới tham dự.
Sau 35 phút trình bày nội dung chính của luận án, NCS đã lắng nghe những ý kiến đánh giá, nhận xét và góp ý của hội đồng để NCS hoàn thiện luận án hơn. NCS cũng đã giải trình những vấn đề và các câu hỏi của tất cả thành viên hội đồng đã nêu ra. Phần nhận xét, thảo luận này đã kéo dài 3 giờ đồng hồ với tinh thần nghiêm túc, xây dựng, lắng nghe, khách quan của hội đồng và NCS. Cuối cùng, hội đồng đã trải qua phiên họp kín để thông qua kết quả đánh giá luận án của NCS.
Được biết, luận án của NCS đã công bố thành công 5 bài báo ISI (3 bài Q1, 1 bài Q2 và 1 bài Q4) với tổng chỉ số ảnh hưởng >21. Ngoài ra, NCS và nhóm nghiên cứu đã nộp 1 đơn đăng ký sáng chế là kết quả thuộc nội dung của luận án. Hội đồng đánh giá cao những nỗ lực, kết quả đạt được của NCS và nhóm nghiên cứu, đã thống nhất thông qua và miễn vòng phản biện độc lập cho NCS Lê Văn Trình.
Sau cùng, NCS gởi lời cảm ơn tới hội đồng, giáo viên hướng dẫn, các thế hệ lãnh đạo PTN và Viện tế bào gốc, tập thể nhóm nghiên cứu, các thầy cô và đồng nghiệp, cũng như các thầy cô anh chị đã quan tâm tới dự buổi bảo vệ. Đồng thời, NCS cũng nghiêm túc lắng nghe các góp ý và chỉnh sửa luận án để hoàn thiện nhất có thể. Buổi bảo vệ kết thúc lúc 17h30 cùng ngày.
PTN vui mừng vì đã có thêm một NCS, cũng là thành viên của PTN đã hoàn thành cột mốc mới trong chặng đường học tập, làm việc và nghiên cứu. Xin cảm ơn!
Chọn lọc tinh trùng là phần thiết yếu trong quy trình kỹ thuật điều trị hỗ trợ sinh sản (HTSS). Điểm chung của các phương pháp hiện nay là thu được số lượng lớn tinh trùng có khả năng đi động, hình thái bình thường có ít tổn thương nhất. Ly tâm theo gradient nồng độ và bơi lên (swim up) là phương pháp tiêu chuẩn hiện nay, nhưng nhược điểm của phương pháp là gây ra sự phân mảnh DNA tinh trùng, yếu tố quan trọng cần lưu tâm do nó ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Một thiết bị ứng dụng trong chọn lọc tinh trùng bằng dòng chảy chất lỏng thể tích nhỏ (microfluidic) được thiết kế để mô phỏng tiến trình di chuyển tự nhiên của tinh trùng trong đường sinh dục cá thể cái. Hệ thống này kết hợp chọn lọc tinh trùng dựa trên khả năng đi động và các biểu hiện của sự chết theo chu trình tế bào. Cấu trúc của thiết bị bao gồm 184 kênh, mỗi kênh có 3 rãnh kênh riêng biệt để tăng diện tích bề mặt chip, các kênh hội tụ ở trung tâm chip với thiết kệ đặc biệt ngăn tinh trùng bơi ngược trở lại. Qua đó, thiết bị chỉ cho phép những tinh trùng sống, có khả năng di động tốt di chuyển đến vùng trung tâm. Sau bước chọn lọc di động, tinh trùng đi qua vùng “bẫy” chọn lọc tinh trùng phân loại tế bào bằng hạt từ (MACS). Trên hạt từ có gắn các protein Annexin A5 (AAV), protein này sẽ tương tác với phân tử phosphatidylserine, phân tử chỉ biểu hiện trên bề mặt tinh trùng chết theo chương trình. Qua đó, các tinh trùng chế bị giữ lại do lực hút của nam châm với hạt từ.
So sánh hiệu quả chọn lọc tinh trùng bằng thiết bị microfludic từ nghiên cứu này cho thấy kết quả vượt trội so với phương pháp Swim up. Cụ thể, tỉ lệ di động trung bình của tinh trùng sau khi chọn lọc bằng microfludic là 96.5% cao hơn so với mẫu tươi và Swim up (39.9% và 85.1%, tương ứng). Đồng thời, phương pháp này củng giảm tỷ lệ độ phân mảnh DNA xuống chỉ 1.3% so với tỷ lệ trong phương pháp swim up là 6.8% và mẫu tươi là 11.2%.
Ưu điểm của thiết bị mới này trong chọn lọc tinh trùng là giúp cải thiện hiểu quả, giảm các thao tác thủ công, không sử dụng hóa chất hay ly tâm, từ đó giảm rủi ro gây độc cho tinh trùng. Nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng thiết bị chọn lọc tinh trùng microfludic trong lâm sàng là cần thiết để xác nhận tính hữu dụng của nó trong các mẫu tinh dịch bất thường. Tham khảo: Vasilescu, S.A., Ding, L., Parast, F.Y. et al. Sperm quality metrics were improved by a biomimetic microfluidic selection platform compared to swim-up methods. Microsyst Nanoeng9, 37 (2023). https://doi.org/10.1038/s41378-023-00501-7
Hình ảnh minh họa phương pháp chọn lọc tinh trùng bằng thiết bị microfluidic
Trong bài tổng quan được đăng trên tạp chí Cancers (nhà xuất bản MDPI), một nhóm các bác sĩ và nhà nghiên cứu đến từ Anh đã tổng hợp các bằng chứng thực nghiệm để chứng minh cho quan điểm rằng tình trạng béo phì ở các bệnh nhân ung thư vú có liên quan đến khả năng kém đáp ứng với các liệu pháp miễn dịch trong điều trị.
Mô mỡ trắng là mô tham gia hoạt động nội tiết và miễn dịch với vai trò chính là dự trữ năng lượng và cân bằng nội môi. Mỡ trắng ở vú tiết hormone và các phân tử tiền viêm có liên quan đến sự phát triển của ung thư vú. Mối liên hệ giữa vai trò của mô mỡ và phản ứng viêm trong đáp ứng miễn dịch, cùng với đó và khả năng kháng thuốc điều trị ở bệnh nhân ung thư vú vẫn chưa được tìm hiểu một cách cụ thể.
Béo phì được chứng minh là có liên quan đến rối loạn chức năng trao đổi chất và những thay đổi trong vi môi trường khối u ung thư vú. Mối liên hệ giữa các tế bào mỡ, đại thực bào và cytokine tiền viêm có thể thúc đẩy rối loạn chuyển hoá miễn dịch và dẫn đến các kiểu hình ức chế miễn dịch ở khối u vú và có liên quan đến tình trạng kháng liệu pháp miễn dịch. Cụ thể, béo phì và viêm làm tăng biểu hiện các điểm kiểm soát miễn dịch trên bề mặt tế bào T. Sự tiếp xúc kéo dài với kháng nguyên u khiến các tế bào T kiệt quệ, dẫn đến biểu hiện các thụ thể ức chế và tái lập trình biến dưỡng ở quần thể tế bào miễn dịch này. Ngoài ra, các đại thực bào liên quan đến khối u (TAM) có thể trực tiếp thông qua các thụ thể ức chế được biểu hiện quá mức ở quần thể tế bào T để đàn áp chúng. Do đó, làm suy giảm mức độ điều trị bằng các liệu pháp miễn dịch ở bệnh nhân ung thư.
Đặc tính chống ung thư của metformin đã được chứng minh ở các nghiên cứu cận lâm sàng và lâm sàng. Metformin có tác dụng chống khối u theo nhiều phương thức khác nhau như tác động vào biến dưỡng khối u, chu kỳ tế bào, các cơ chế sửa chữa DNA và các con đường tín hiệu hình thành mạch máu. Một số nghiên cứu còn nhận thấy rằng metformin còn có khả năng điều động các tế bào miễn dịch xâm nhập và khối u ở chuột và người. Tuy nhiên, đặc tính điều hoà miễn dịch của metformin ở ung thư vú vẫn chưa được hiểu rõ. Metformin có thể điều biến vi môi trường khối u thông qua tăng cường đáp ứng miễn dịch kháng u được trung gian bởi sự tiết cytokine ở các tế bào T và đại thực bào. Từ các bằng chứng đã được nghiên cứu, có thể kết luận rằng đặc tính cơ thể và tình trạng trạng biến dưỡng có liên quan đến kết quả điều trị ở các bệnh nhân ung thư. Từ đó, cần phải có những chiến lược phân nhóm cụ thể và cá nhân hoá việc điều trị ung thư để đạt hiệu quả cao nhất.
Theo công bố thống kê tổng hợp ước tính trên thế giới có khoảng 1.5 tỷ người bị các bệnh gan mạn tính. Trong đó có 10.6 triệu bệnh nhân ở giai đoạn gan mất bù, 112 triệu bệnh nhân xơ gan. Xơ gan gây ra 1.3 triệu ca tử vong mỗi năm. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính và thực tế tỷ lệ này được cho là lớn hơn nhiều.
Xơ gan là căn bệnh phổ biến do nhiều nguyên nhân như viêm gan do virus B/C, do sử dụng chất cồn, và do bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu… Việc điều trị bệnh xơ gan là rất tốn kém về cả thời gian và tiền bạc, thậm chí vẫn chưa có thuốc đặc trị trên người. Do đó, sự cần thiết về việc có thể chẩn đoán sớm và các thuốc ngăn ngừa, điều trị bệnh gan ở giai đoạn nhẹ được xem là ưu tiên hàng đầu để giảm thiểu thiệt hại do xơ gan.
Lược dịch: CN. Trịnh Thị Cẩm Trân – PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc
Email: ttctran@hcmus.edu.vn
Trong một báo cáo gần đây của WHO, kết quả phân tích từ 133 nghiên cứu đã ước tính tỉ lệ vô sinh trên toàn cầu là 17,5%. Cứ khoảng 6 người trưởng thành thì có 1 người trải qua vô sinh (*). Tỉ lệ vô sinh ở các nước có nền kinh tế phát triển là 17,8% trong khi đó chiếm 16.5% ở các nước thu nhập trung bình và thấp. Những tỉ lệ này cho thấy sự cần thiết phải mở rộng khả năng tiếp cận và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, bởi vì chi phí cao nhiều bệnh nhân vẫn không được tiếp cận các giải pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị.
(*) Vô sinh được định nghĩa bởi WHO là tình trạng không có thai sau 12 tháng hoặc lâu hơn khi quan hệ tình dục thường xuyên không sử dụng biện pháp tránh thai.
Nhân tố kích thích bạch cầu hạt (GCSF) là protein của cơ thể tác động lên tế bào gốc tủy xương tăng sinh, phân chia và di cư. Đây là thuốc được chỉ định điều trị thường quy cho các bệnh nhân bị suy bạch cầu ở người. Đồng thời, GCSF củng được ứng dụng trong việc tăng cường huy động tế bào gốc ra ngoài máu ngoại vi để thu nhận và cấy ghép cho bệnh nhân ở nhiều nghiên cứu khác nhau. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng GCSF để ứng dụng điều trị mô hình chuột bị bệnh lý gan do tắc nghẽ đường mật, mô hình mô phỏng bệnh lý hẹp đường mật ở người.
Hiện nay, hẹp đường mật là một bệnh lý có tình trạng diễn tiến nhanh với tỷ lệ tử vong và tái phát cao sau điều trị đặt ra yêu cầu về việc phát triển liệu pháp mới giúp hỗ trợ điều trị, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân là rất cần thiết. GCSF đã được chứng minh có nhiều vai trò giúp hỗ trợ điều trị trên các bệnh lý gan giai đoạn cuối như tăng cường sự di cư của tế bào gốc về mô tổn thương, kích thích sự tăng sinh tế bào gan và điều hòa đáp ứng miễn dịch. Do đó, nhóm nghiên cứu tái tạo gan (Hepatoregeneration) tiến hành nghiên cứu về hiệu quả và vai trò của GCSF trên mô hình bệnh lý gan mạn tính do ứ mật.
Kết quả của công bố cho thấy, hiệu quả điều trị bệnh gan mạn tính do ứ mật của GCSF phụ thuộc vào liều lượng thuốc sử dụng. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các cơ chế tiềm năng của GCSF trong điều trị bệnh gan trên mô hình tắc nghẽn đường mật này gồm (i) tăng cường huy động tế bào gốc di cư về gan; (ii) kích thích sự tăng sinh tế bào gan; (iii) ức chế tế bào gây xơ là nguyên bào sợi cửa; and (iv) ức chế phản ứng ống mật. Các kết quả này là cơ sở cho việc ứng dụng GCSF trên lâm sàng trong điều trị bệnh lý hẹp đường mật.
Hepatoregeneration, PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.