Author: tcnhat

  • TÌM RA THUỐC CHỮA HOÀN TOÀN BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C

    TÌM RA THUỐC CHỮA HOÀN TOÀN BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI C

    Theo Đài Tiếng nói nước Nga, sau hơn 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Nga đã bào

    chế thành công một loại dược phẩm có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan C trong vòng một

    tháng.

    Dược phẩm này có tên Profetal và đã được cấp bằng sáng chế. Dự kiến trong năm 2012,

    Profetal sẽ xuất hiện tại các cửa hàng dược phẩm. Ông Alexander Petrov, Giám đốc Xí nghiệp

    dược phẩm Ural, nơi nghiên cứu Profetal, cho biết dược chất chính của thuốc này là alpha-

    fetoprotein, một loại protein đặc biệt được sinh ra trong cơ thể người phụ nữ chỉ vào một giai

    đoạn nhất định. Tính năng này được các nhà khoa học nghiên cứu trong một thời gian dài và lưu

    ý rằng đây có thể là một loại thuốc hiệu quả trong điều trị cho các bệnh nhân mắc các bệnh tự

    miễn dịch và virus.

    Cơ chế hoạt động của alpha-fetoprotein là chúng xâm nhập vào tế bào nơi đang có virus và

    tiêu diệt virus trong máu. Tiếp theo, thuốc kháng virus hoàn toàn loại bỏ các tác nhân gây bệnh

    viêm gan C. Kết quả là, chỉ sau một tháng bệnh nhân khỏi bệnh.

    Hiệu quả mà các bác sĩ Nga đạt được với loại thuốc này lớn hơn nhiều lần so với các thuốc

    thông thường chống bệnh viêm gan C. Đợt điều trị với thuốc thông thường kéo dài một năm và

    chi phí khoảng hơn một triệu rúp và mới chỉ loại bỏ các triệu chứng chứ không phải chữa khỏi

    căn bệnh này. Trong khi đó, việc sử dụng Profetal làm mức độ kháng thể trong máu của bệnh

    nhân giảm xuống hàng chục lần, và người bệnh hồi phục hoàn toàn. Chi phí chữa trị cũng giảm

    mạnh.

    Ngoài ra, Profetal cũng có thể được sử dụng để điều trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Hiện

    các nhà khoa học đang trong giai đoạn đầu nghiên cứu khả năng điều trị bệnh trên của Profetal và

    đã ghi nhận những kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để khẳng

    định công dụng của Profetal trong điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS.

    Huỳnh Thúy Oanh

    Cán bộ nghiên cứu PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    (kakababamama@gmail.com)

  • SẢN XUẤT THỊT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

    SẢN XUẤT THỊT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

    Một nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học Maastricht (Hà Lan) đang phát triển sản phẩm thịt bò nhân tạo được nuôi cấy từ 10.000 tế bào gốc của bò, giúp chúng phân chia và biệt hóa thành các mô cơ giống như thịt bò nạc. Tiến sĩ Mark Post, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho rằng: “Tôi nhận thấy rằng chúng ta không thể chỉ phụ thuộc các nguồn thịt gia súc tự nhiên trong những thập kỷ tới. Lúc đó, thịt nhân tạo sẽ là một sự lựa chọn bất khả kháng. Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng chứng minh cho thế giới thấy rằng chúng có thể tạo ra những sản phẩm thịt nhân tạo”. Năm 2009, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Maastricht cũng tạo thành công thịt lợn nhân tạo bằng phương pháp tương tự. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chưa có vị và màu như thịt lợn tự nhiên. Trước đó, một nhóm các nhà khoa học ở New York cũng tạo ra thịt cá nhân tạo bằng phương pháp nuôi cấy tế bào gốc từ mô cơ của cá vàng. Các nhà khoa học cho rằng mười tế bào gốc có thể tạo ra 50.000 tấn thịt trong hai tháng. Trong khi đó, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford (Anh) cho rằng phương pháp sản xuất thịt nhân tạo sẽ tiết kiệm từ 35%-60% năng lượng và giảm 80-90% lượng khí thải nhà kính so với việc nuôi gia súc để giết mổ lấy thịt.

    Huỳnh Thúy Oanh

    Cán bộ nghiên cứu PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    (kakababamama@gmail.com)

  • PHÁT HIỆN NHANH UNG THƯ NHỜ MẪU DÒ gGlu-HMRG

    PHÁT HIỆN NHANH UNG THƯ NHỜ MẪU DÒ gGlu-HMRG

    Gần đây, các nhà khoa học của Đai học Tokyo Nhật Bản và Viện Y khoa quốc
    gia Mỹ đã tổng hợp thành công mẫu dò phát hiện các tế bào ung thư trong cơ
    thể dựa vào có chế phát huỳnh quang. Mẫu dò này có tên gọi là gGlu-HMRG
    (ƴ-glutamyl hydroxymethyl rhodamine green). Nó được hoạt hóa bởi sự có mặt
    của enzyme ƴ –glutamyltranspeptidase (GGT). Đây là hợp chất không biểu hiện
    ở mô bình thường nhưng được biểu hiện vượt mức trên màng của các tế bào ung
    thư.

    Mẫu dò gGlu-HMRG không thể xuyên qua màng tế bào nhưng khi tiếp xúc với
    GGT trên bề mặt tế bào ung thư, nó bị thủy phân bởi enzyme này và tạo ra lượng
    lớn sản phẩm phát huỳnh quang HMRG. HMRG đi vào tế bào và đươc tích lũy
    phần lớn trong lysosome.

    Sự hoạt hóa in vitro của gGlu-HMRG đã được chứng minh trên 11 dòng tế bào
    ung thư buồng trứng người (SHIN3, SKOV3, OVCAR3, OVCAR4, OVCAR5,
    OVCAR8, A2780, A2780 PTX22, IGR-OV1, Hey-A8, và CaOV3). Trong đó có
    6 dòng tế bào (SHIN3, SKOV3, OVCAR3, OVCAR4, OVCAR5 và OVCAR8)
    đã được chọn ra cho các thí nghiệm in vivo trên mô hình chuột mang khối u gây
    ra bởi các dòng này. Sự hoạt hóa in vivo của gGlu-HMRG xuất hiện trong vòng
    10 phút khi phun thuốc lên vùng xung quanh khối u. Quá trình này tạo ra sự tín
    hiệu tương phản cao giữa khối u và nền. Tín hiệu này sẽ duy trì ít nhất trong 1
    giờ và có thể phát hiện được khối u có kích thước nhỏ hơn 1 mm. Theo nhận
    định của nhóm tác giả, việc sử dụng mẫu dò kết hợp với các camera phẫu thuật
    có thể phóng đại vật thể với độ nhạy cao sẽ cải thiện được sự phát hiện các khối
    u với kích thước nhỏ hơn so với kích thước trong nghiên cứu họ đã tiến hành.

    Đinh Thị Hồng Nhung

    Cán bộ nghiên cứu PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    (dthnhung89@gmail.com)

  • VEGF TĂNG CƯỜNG TÍNH GỐC CỦA TẾ BÀO GỐC UNG THƯ (TBGUT)

    VEGF TĂNG CƯỜNG TÍNH GỐC CỦA TẾ BÀO GỐC UNG THƯ (TBGUT)

    Với những nghiên cứu trong quá khứ, các nhà khoa học đã tìm ra khả năng
    cảm ứng hình thành mạch máu mới của con đường truyền tín hiệu liên quan đến
    yếu tố tăng trưởng nội mạch (VEGF – vascular endothelial growth factor). Gần đây,
    bằng việc sử dụng mô hình chuột mang khối u ở da được cảm ứng bởi hóa chất,
    Cédric Blanpain và cộng sự đã khám phá được thêm vai trò của VEGF đối với tế bào
    gốc ung thư (CSC – cancer stem cells).

    Tế bào biểu mô khối u (TEC – tumour epithelial cells) (gọi tắt là TBBMKU)
    biểu hiện marker CD34 được xác định là tế bào gốc trong bệnh ung thư da được
    cảm ứng bởi DMBA và TPA. Các tác giả đã sử dụng phương pháp đánh dấu miễn
    dịch, sử dụng các marker biểu hiện trên TBGUT da, TBBMKU, tế bào biểu mô. Kết
    quả cho thấy hầu hết các TBGUT da cũng đồng biểu hiện các marker của TBBMKU,
    do đó các TBGUT này cũng có đặc điểm gần giống với tế bào biểu mô. Ngoài ra,
    điều này cũng cho thấy các TBGUT da này có thể khu trú tại các ổ (niche) ở mạch
    máu. Phương pháp điều trị sử dụng kháng thể để ức chế receptor 2 của VEGF
    (VEGFR2) không những giúp giảm khả năng hình thành mạch máu mà còn giảm sự
    tăng sinh của quần thể TBGUT biểu hiện CD34.

    Về mặt biểu hiện gene, các TBGUT với kiểu hình miễn dịch CD34+ biểu hiện
    gene Vegfa với mức độ cao hơn rất nhiều so với TBBMKU với kiểu hình CD34 -. Ngoài
    ra, khi so sánh mức độ biểu hiện của các đồng receptor của VEGF (chẳng hạn như
    neuropilin 1 – NRP1) bằng phương pháp đánh dấu miễn dịch và PCR định lượng
    dùng nguyên lí phiên mã ngược, các tác giả cũng nhận thấy mức độ biểu hiện rất
    cao ở dòng TBGUT CD34+.

    Trên mô hình chuột, khi ức chế gene Vegfa, kết quả nhận được cũng là sự
    biến mất các khối u ở vùng da, đi kèm với đó là sự giảm quá trình hình thành mạch
    máu khối u và giảm số lượng TBGUT CD34+. Ở chuột thiếu gene Nrp1, DMBA và
    TPA cũng không cảm ứng sự hình thành khối u nào ở da sau 25 tuần khảo sát
    (ngược lại, đối với chuột đối chứng, có sự hình thành khối u).

    Công trình nghiên cứu này đã giúp xác định được vai trò mới của VEGF trong
    việc phát triển các đặc tính của TBGUT, điều này giúp các nhà khoa học có thêm
    định hướng trong việc phát triển các phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh ung
    thư da.

    (Tham khảo từ công trình nghiên cứu: Beck, B. et al. A vascular niche and a
    VEGF–Nrp1 loop regulate the initiation and stemness of skin tumours. Nature 478,
    399–403, 2011)

    Khuất Tấn Lâm

    Cán bộ nghiên cứu PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    (ktlam@hcmus.edu.vn)

  • Cấy ghép tế bào giúp cải thiện chức năng não bộ ở chuột béo phì

    Cấy ghép tế bào giúp cải thiện chức năng não bộ ở chuột béo phì

    Leptin là một protein quan trọng được tiết ra bởi mô mỡ váo máu khi chúng ta ăn. Khi
    chúng đến tuyến dưới đồi, chúng sẽ phản ứng với các tế bào thần kinh. Sự thiếu hay thừa
    leptin theo đó gây ra cảm giác đói hoặc no. Không có phản ứng thần kinh đối với nồng độ
    leptin trong máu thì não không thể kiểm soát cảm giác đói và no. Điều này dẫn đến tình
    trạng béo phì ở người và nhiều động vật khác. Các nhà khoa học thuộc đại học Harvard ,
    bệnh viện công cộng Massachusetts và viện sinh học thực nghiệm Nencki tại Warsaw đã
    chứng minh bằng thí nghiệm trên chuột rằng có thể cải thiện chức năng não bộ bằng việc
    cấy ghép một lượng nhỏ tế bào thần kinh vào vùng não tổn thương.

    Mục tiêu của nghiên cứu này là chứng minh khả năng phục hồi các tế bào ngoại vi bị mất
    của liệu pháp cấy ghép tế bào dẫn đến phục hồi chức năng não bộ. Chuột suy giảm thụ
    thể leptin được sử dụng trong thí nghiệm này.

    Tác giả Dr. Artur Czupryn (học viện Nencki, HU, MGH), người đầu tiên công bố kết quả
    thí nghiệm cho biết: “kết quả ngoạn mục của quá trình sữa chữa tổn thương não bộ này là
    chúng tôi có khả năng giảm trọng lượng cơ thể của những con chuột béo phì di truyền và
    từ đó là giảm những triệu chứng liên quan đến tiểu đường”

    Nhóm nghiên cứu từ đại học Harvard và viện Nencki tập trung cấy ghép các tế bào thần
    kinh chưa trưởng thành và tiền thân. Các tế bào được sử dụng là các tế bào phân lập từ
    1 vùng đặc biệt của não phôi chuột khỏe mạnh. Trong dự án này, các nhà khoa học tiêm
    huyền phù tế bào tiền thân và tế bào thần kinh chưa trưởng thành vào vùng dưới đồi
    chuột thí nghiệm.

    Tất cả các tế bào cấy ghép được đánh dấu với protein phát huỳnh quang để có thể dễ
    dàng theo dõi sự di cư của chúng. Sau 20 tuần cấy ghép, một nửa tế bào cấy ghép chuyển
    thành tế bào thần kinh với kiểu hình đặc trưng, sản xuất protein đặc trưng cho tế bào thần
    kinh. Các tế bào thần kinh mới còn có khả năng hình thành synapses và kết nối với các tế
    bào thần kinh khác trong não bộ cũng như có khả năng gây phản ứng thay đổi mức leptin,
    glucose và insulin.

    Bằng chứng cuối cùng cho sự phục hồi chức năng vùng dưới đồi ở chuột là thông qua
    trọng lượng cơ thể và nhân tố trao đổi chất máu. Không giống như quần thể đối chứng bị
    béo phì, quần thể chuột được cấy ghép tế bào thần kinh có trọng lượng bình thường.

    Kết quả nghiên cứu đạt được bởi nhóm trường đại học harvard và học viện nencki cho
    thấy một hướng nghiên cứu hứa hẹn có thể dùng đề phát triển liệu pháp chữa trị mới
    đối với các căn bệnh liên quan đến sự suy giảm chức năng não bộ như Parkinson’s,
    Alzheimer.

    Nguyễn Thị Phương Dung

    Cán bộ nghiên cứu PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc

    (ntpdung2603@gmail.com)

  • Trứng “ăn” Tinh trùng

    Trứng “ăn” ti thể của tinh trùng

    Trong suốt quá trình thụ tinh, toàn bộ tinh trùng đi vào trong trứng, Tuy nhiên, hầu hết bào quan của nó, bao gồm ti thể, không được truyền cho thế hệ sau. Một nghiên cứu ở Fanco-Mỹ bao gồm các nhà khoa học từ CNRS, Inserm, Viện Pastuer, Đại học Paris và UPMC lần đầu tiên chứng minh các bào quan của tinh trùng được phân hủy bởi trứng chỉ một thời gian ngắn sau thụ tinh.

    Công bố trên tạp chí Science ngày 28/10/2011, những phát hiện này có thể cải thiện kỹ thuật tạo dòng và HTSS và giúp hiểu rõ hơn nguồn gốc tiến hóa của sự loại bỏ ti thể của bố.

    Ti thể, một bào quan chuyên hóa trong việc sản xuất năng lượng, độc lập với bộ gen của chúng. Tuy nhiên, hầu hết sinh vât, bao gồm cả động vật có vú, DNA ti thể từ bố không được truyền cho thế hệ sau. Chỉ ti thể của mẹ, có sẵn trong trứng, là được giữ lại. Tuy nhiên, người ta vẫn không biết rằng bằng cách nào và khi nào ti thể của bố bị thoái hóa cho đến khi nghiên cứu này đưa ra câu trả lời, sử dụng mô hình giun tròn C. elegans.

    Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng, trong vài phút sau thụ tinh, trứng khởi sự một quá trình thực bào bao gồm sự cô lập các thành phần của tinh trùng trong một bóng màng  và sau đó loại bỏ chúng bằng các enzyme phân hủy. Sử dụng PCR, họ có thể xác định được toàn bộ vật liệu di truyền từ ti thể của bố bị phân hủy nhanh chóng sau thụ tinh.

    Sau đó, các nhà nghiên cứu đã bất hoạt cơ chế tế bào bao gồm sự phân hủy tinh trùng và quan sát sự duy trì ti thể của bố trong phôi. Để xác định quá trình này có được bào tồn ở động vật có vú hay không, họ phân tích trứng chuột vừa mới thụ tinh về sự có mặt của các marker chuyên biệt cho bước khởi đầu của sự tự thực bào. Họ quan sát sự phân hủy protein trứng bao xung quanh phần giữa của tinh trùng, nơi tập trung của ti thể tinh trùng, chỉ ra rằng cơ chế phân hủy tương tự cũng diễn ra trong động vật có vú.

    Dựa vào sự chuyển hóa rất cao của chúng, tinh trùng có thể trải qua sự đột biến thường xuyên của DNA ti thể. Bằng cách loại bỏ DNA này, trứng sẽ ngăn cản những đột biến như vậy tiếp tục tồn tại và ảnh hưởng đến thế hệ con. Công trình này mở đường cho những thí nghiệm mới để kiểm tra lại giả thuyết này. Bằng cách bất hoạt sự phân hủy tinh trùng, các sinh vật chứa cả ti thể của mẹ và bố có thể được tạo nên và nghiên cứu cho các tác động tiếp theo. Cuối cùng, những phát hiện này làm nổi bật vấn đề về số phận của ti thể bố ở phôi được tạo ra bởi tạo dòng hay các kỹ thuật HTSS tiên tiến. Những kỹ thuật này  cho phép làm rõ sự đáp ứng tự thực bào của trứng và sự phân hủy tiếp theo của ti thể bố,có góp phần nào đó vào sự phát sinh bệnh lý hay không? Vấn đề này cần được thảo luận thêm.

    TrungAnTinhTrung

    Thể tự thực bào (màu xanh) tạo thành sau khi thụ tinh để phân hủy bào quan từ tinh trùng trong sự phân chia đầu tiên của phôi (thoi phân cực màu đỏ)

    Lâm Thị Mỹ Hậu

    Nghiên cứu viên PTN NC & UD Tế Bào Gốc

    Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

  • Targeting breast cancer stem cells: Principle and Update

    Targeting breast cancer stem cells: Principle and update

    Phuc V Pham

    Abstract

    Breast cancer is a complicated problem. Many studies have been approaching to find out its cause and how to cure this disease. For 5-10 years ago many useful properties of breast cancer stem cells have been discovered and used as targets of new targeting strategies. There are some strategies that were used to target the breast cancer stem cells such as directly targeting on self renewal, indirectly targeting on microenvironment or directly killing breast cancer stem cells. Some chemical agents causing differentiation also were used to target breast cancer stem cells. Recently, immunotherapy as well as oncolytic virus also is two potential strategies in targeting breast cancer stem cells. In this review, we will review recent progress in the development of therapies to treat breast cancer using the breast cancer stem cell targeting strategy. This review helps us understand the development of targeting therapy in breast cancer treatment as well as which strategies can become novel therapies against breast cancer.

    References

    Full Text: PDF

  • Breast cancer treatment by targeting breast cancer stem cells: Gene and Immunotherapies

    Phuc Van Pham (2012). Breast cancer treatment by targeting breast cancer stem cells: Gene and Immunotherapies. ISBN 978-3-8473-4966-2, LAP.

    COVER

    This research focuses on gene therapy as well as immunotherapy to target the breast cancer stem cells in breast cancer treatment. Breast cancer stem cells were isolated and proliferated from malignant breast tumors. About gene therapy, we used knockdown gene therapy to suppress the CD44 expression. CD44 holds an important role in stemness maintenance of breast cancer stem cells. CD44 down regulation makes breast cancer stem cells sensitize to anti-tumor drug (doxorubicin). So that combinatorial therapy of CD44 down-regulation and doxorubicin strongly suppressed the tumor growth in NOD/SCID mice. In another way, we used dendritic cell therapy to target breast cancer stem cells. Dendritic cells were loaded with breast cancer stem cells derived antigens. The results also showed that dendritic cell vaccination inhibits the cancer development in mice models.

      • Paperback: 180 pages
      • Publisher: LAP LAMBERT Academic Publishing (February 2, 2012)
      • Language: English
      • ISBN-10: 384734966X
      • ISBN-13: 978-3847349662


    Get it at:
    amazon

  • Ginsenoside F2 induces apoptosis accompanied by protective autophagy in breast cancer stem cells

    Ginsenoside F2 induces apoptosis accompanied by protective autophagy in breast cancer stem cells

    • Trang Thi Maia, d,
    • JeongYong Moona, d,
    • YeonWoo Songa, d,
    • Pham Quoc Vietb, d,
    • Pham Van Phucb, d,
    • Jung Min Leec, d,
    • Tae-Hoo Yic, d,
    • Moonjae Chod,
    • Somi Kim Choa, d
    • a Faculty of Biotechnology, College of Applied Life Sciences, Jeju National University, Jeju 690-756, Republic of Korea
    • b Laboratory of Stem Cell Research and Application, University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh, Viet nam
    • c Department of Oriental Medicinal Materials and Processing, College of Life Science, Kyung Hee University, Gyeonggi 446-701, Republic of Korea
    • d Department of Medicine, Medical School, Jeju National University, Jeju 690-756, Republic of Korea

    Abstract

    Ginsenoside F2 (F2) was assessed for its antiproliferative activity against breast cancer stem cells (CSCs). F2 induced apoptosis in breast CSCs by activating the intrinsic apoptotic pathway and mitochondrial dysfunction. Concomitantly, F2 induced the formation of acidic vesicular organelles, recruitment of GFP-LC3-II to autophagosomes, and elevation of Atg-7 levels, suggesting that F2 initiates an autophagic progression in breast CSCs. Treatment with an inhibitor of autophagy enhanced F2-induced cell death. Our findings provide new insights into the anti-cancer activity of F2 and may contribute to the rational use and pharmacological study of F2.

    Keywords

    • Apoptosis;
    • Autophagy;
    • Breast cancer stem cells;
    • Ginsenoside F2

    http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0304383512001000

    pubmed