Author: tcnhat

  • CN. Trần Huệ Vy An

    VyAn

    CURRICULUM VITAE

    AN HUE VY TRAN, BSc

    EDUCATION

    Master of Science (MS)  Candidate

    Animal Physiology

    University of Science, Vietnam National University, Ho chi Minh City, Vietnam (2012-2014)

    Bachelor of Science (BS)

    Medical and Pharmaceutical Biotechnology

    University of Science, Vietnam National University, Ho chi Minh City, Vietnam (2007-2011)

    RESEARCH EXPERIENCES

    Name of company & department

    Dates employed

    Project

    Position

    Laboratory of Stem cell Research & Application

    2010 – 2011

    The application of Silk in Biomedical Materials

    Senior student

    Laboratory of Stem cell Research & Application

    2011– up to now

    ICSI (Intracytoplasmic Sperm Injection)

    Researcher

    PERSONAL INFORMATIONS

    Name:

    Date of Birth:

    Place of Birth:

    Nationality:

    Sex:

    Marital status:

    Home Address:

    Current address:

    Phone (Lab):

    Fax (Lab):

    Cell phone:

    Email:

    AN HUE VY TRAN

    October /16/1989

    Tien Giang Province, Vietnam

    Vietnamese

    Female

    Single

    62 Ba Hom St, District 6, HCMC

    227 Nguyen Van Cu St, District 5, HCMC

    0838397719

     

     

    thvyan@hcmus.edu.vn

     

     

    Prepared on December 12th, 2012

  • CN. Lê Minh Dũng

    LMD_R

    CURRICULUM VITAE

    DUNG MINH LE, BSc

    EDUCATION

    Bachelor of Science (BS)

    Biology

    University of Science, Vietnam National University, Ho chi Minh City, Vietnam (2008-2012)

    RESEARCH EXPERIENCES

    2012 – Present: Researcher University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

    Research interest: Neural stem cell, Alzheimer disease

    2008 – 2012: Undergraduate student, University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

    Research skills:

    • Genetic Manipulation.
    • Animal Cell Culturing.
    • Neural Stem Cell Isolating Techniques.

    PERSONAL INFORMATIONS

    Name:

    Phone (Lab):

    Email:

    Le Minh Dung

    0838397719

    leminhdung90@gmail.com

     

    Prepared Dec. 01st, 2012

  • CN. Lâm Thị Mỹ Hậu

    Hau1

     

    CURRICULUM VITAE

    PERSONAL INFORMATIONS

    Name

    LAM THI MY HAU

    Date of birth

    09-01-1988

    Sex

    Female

    Address

    227, Nguyen Van Cu St., Dist. 5, Ho Chi Minh city

    449, Nguyen Trong Tuyen St., Tan Binh Dist., Ho Chi Minh city

    Phone

    0838397719

    01679650900

    Email

    ltmhau@hcmus.edu.vn

    halam132676@gmail.com

    Website

    www.vinastemcelllab.com.vn

     

    EDUCATION

    Bachelor of Science (BS)

    2006-2010

    University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

     

    Biotechnology

    Experiment on making mouse embryo by ICSI (Intra cytoplasmic sperm injection) and ROSI (Round sperm injection) methods

    Master of Science (MS)  Candidate

    2011-2013

    University of Science, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, Vietnam.

     

    Animal Physiology

    Experiment on treatment spinal cord injury mouse model by using homogenous adipose derived stem cell

    EXPERIENCES

    RESEARCH EXPERIENCES

    Dates employed

    Name of company & department

    Project

    11/2009-7/2010

    Laboratory of Stem cell Research & Application

    Experiment on making mouse embryo by ICSI (Intra cytoplasmic sperm injection) and ROSI (Round sperm injection) methods

    8/2010-up to now

    Laboratory of Stem cell Research & Application

    Study for isolating and purifying mouse embryonic stem cell

    Experiment on mouse testicular  cryopreservation by slow-freezing method

    Experiment on treatment spinal cord injury mouse model by using homogenous adipose derived stem cell

    TEACHING EXPERIENCES

    1

    Reproductive biology

    Fertilization

    Embryonic development (from zygote to blastocyst)

    Embryonic development (from blastocyst to gastrulation)

    2

    Modern biology

    Induced pluripotent stem cell iPSc

    3

    Stem cell technology

    Embryonic stem cell and Artificial stem cell

    4

    Labwork on Animal biology

    Analyzing morphology and quality of mammalian gametes

    5

    Labwork on Animal physiology

     

    Mouse super-ovulation by hormone stimulation and sperm development

    In vitro fertilization technique

    PUBLICATIONS

    1

    Lam Thi My Hau, Ly Thuc Uyen, Phan Kim Ngoc

     

    Experiment on mouse testicular  cryopreservation by slow-freezing method

     

    11/2012

    The 8th Scientific Conference

    University of Science, Vietnam National University-HCM city

    EXTRA CURRICULAR ACTIVITIES

    1

    “Three good aspects” Student

    University of Science

    2009

    2

    Woman’s football championship

    University of Science

    2010,2011,2012

    3

    Vietnam National teacher’s singing festival-South Vietnam

    The National Education Union of VietNam

    4/2011

    4

    Volleyball

     

    2011-up to now

     

  • TP.HCM lập chương trình nghiên cứu tế bào gốc

    Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP.HCM gần đây đứng ra tập hợp các nhóm nghiên cứu tế bào gốc riêng rẽ ở Thành phố. Năm 2013 trở đi, sẽ hình thành chương trình nghiên cứu về tế bào gốc để các nhóm cùng làm việc phát huy thế mạnh của mình, đưa tế bào gốc trở thành thế mạnh của thành phố.

    Sở KH-CN cho biết, Thành phố hiện có 13 nhóm có nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (TBG) trong y học, nhưng “mạnh ai nấy làm” nên chưa phát huy được thế mạnh. Trong khi đó, theo GS.TS Trương Đình Kiệt, Nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐH Y dược TP.HCM, hiện nay có khoảng 80 bệnh điều trị rất hiệu quả bằng công nghệ này.

    Về vấn đề này, TS Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc, trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM nhận định: Hạn chế của nghiên cứu TBG hiện nay ở Việt Nam là người nghiên cứu chưa làm cho xã hội thấy tính khả dụng, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Đặc biệt thiếu liên kết giữa các nhóm nghiên cứu, giữa nghiên cứu với bệnh viện. Việc thành lập chương trình nghiên cứu về tế bào gốc là điều cần thiết giúp tháo gỡ hạn chế trên và để phát triển.

    TS Phúc cho biết, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc của trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM có nhiều nghiên cứu thành công nhưng khó tìm nơi để kiểm tra kết quả nghiên cứu của mình. “Nghiên cứu cuối cùng để ứng dụng điều trị trên người, nhưng chỉ thử nghiệm trên chuột thì đến bao giờ mới ra sản phẩm được”, ông Phúc than thở.

    cunhanquocte.jpg

    Nghiên cứu về TBG tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM

    Ông Nguyễn Văn Lễ, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Thế Giới Gen cũng cho biết: Sản phẩm TBG về điều trị thoái hóa khớp gối do công ty nghiên cứu sản xuất đã điều trị hiệu quả cho khoảng 50 bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là những ca điều trị “chui”, vẫn chưa được sự cho phép của Bộ Y tế.

    “Đây không phải là cách làm hay”, theo nhận xét của ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM. Tuy nhiên, việc điều trị khỏi bệnh chứng tỏ nghiên cứu về TBG trong nước đã có thành công nhất định, vấn đề đặt ra là thiếu sự phối hợp giữa đơn vị nghiên cứu với nơi thử nghiệm lâm sàng.

    Một trường hợp khác là Ngân hàng TBG Mecostem của Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar, nơi đang lưu trữ khoảng 1.000 tế bào gốc cuống rốn. Bà Đặng Thị Kim Lan, Giám đốc Mekophar nói: “Chỉ lưu trữ không thì không có kết quả tốt, mà phải có nhà khoa học nghiên cứu. Mong muốn trong các năm tới Mecostem phối hợp với các nhà nghiên cứu để phát triển sản phẩm điều trị”.

    Trước thực tế này, ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TP.HCM cho rằng, ngoài sự phối hợp phân chia nghiên cứu giữa các nhóm, thử nghiệm trong bệnh viện, nên mời doanh nghiệp tham gia. Doanh nghiệp tham gia ngay từ đầu tỉ lệ thành công sẽ cao hơn, định hướng sản phẩm tốt hơn là nghiên cứu xong mới tìm chỗ chuyển giao.

    Để nghiên cứu không vô bổ, theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế, phải có đơn đặt hàng, kết quả phải được ứng dụng, kết hợp giữa người nghiên cứu với thử nghiệm lâm sàng, làm từng bước, nhưng chắc chắn.

     

    Theo Tạp chí Khám Phá – Sở KHCN TP.HCM

  • Gặp gỡ và giao lưu với học giả đạt giải Nobel 2008 – Giáo sư Hausen.

    Chiều 28-11, tại hội trường lớn nhà điều hành ĐHQG TP.HCM, giáo sư Harald zur Hausen, người đoạt giải thưởng Nobel y học 2008, nói chuyện về chủ đề “Phòng chống ung thư: thách thức cho ngành y tế toàn cầu”.

    Giáo sư Harald zur Hausen cùng các bạn sinh viên ĐHQG TP.HCM tại buổi giao lưu chiều 28-11. Ảnh: báo Tuổi Trẻ (M. Đức)

    Buổi nói chuyện này thuộc chương trình “Cầu nối” do Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Quỹ hòa bình quốc tế tổ chức.

    Giáo sư Hausen cho biết theo nghiên cứu của ông, hai loại virút HPV (Human papillomavirus) 16 và HPV18 đã được tìm thấy ở 70% sinh thiết ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Virút Papilloma ở người đang gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cầu. Hơn 5% ung thư trên toàn thế giới gây ra bởi sự lây nhiễm dai dẳng của loại virút này.

    “Đến với buổi nói chuyện, chúng tôi hiểu rõ hơn rằng ung thư cổ tử cung, loại ung thư thứ hai có mức độ nguy hiểm nghiêm trọng với phụ nữ, có thể ngăn chặn sớm. Việc quan trọng của điều trị ung thư là ngăn chặn ngay từ đầu, và tôi cũng như những phụ nữ khác nên suy nghĩ đến việc chích ngừa ung thư cổ tử cung ngay khi còn trẻ” – Nguyễn Thị Nhung (cán bộ nghiên cứu phòng thí nghiệm tế bào gốc ĐH KHTN – ĐHQG TP.HCM)

    Papilloma lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến nhất, với 50-80% dân số. Hơn 100 chủng loại HPV đã được biết đến, khoảng 40% loại lây nhiễm qua đường tình dục và 15 loại khác gây ra tình trạng dễ lây nhiễm ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Virút Papilloma có thể được phát hiện ở 99,7% phụ nữ được xác nhận bị ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến 530.000 phụ nữ mỗi năm, hầu hết ở các quốc gia đang phát triển.

    Giáo sư Hausen cũng đưa ra các phân tích của ông về đặc tính của hai chủng virút HPV16, HPV18 và hiệu quả của văcxin đối với điều trị bệnh ung thư cổ tử cung, giảm thiểu việc phẫu thuật. Lứa tuổi nên chích văcxin ung thư cổ tử cung, theo giáo sư Hausen, tốt nhất là từ 9-25 tuổi, cho cả nam lẫn nữ.

    Theo TS Trần Diệp Tuấn, phó hiệu trưởng Trường đại học Y dược TP.HCM, giáo sư Hausen đã đặt ra những câu hỏi mới. Chẳng hạn cần nghiên cứu thêm là ăn các loại thịt đỏ như thịt bò được chế biến bằng phương pháp nướng sẽ gây ung thư trực tràng.

    Người ta xem khâu nướng thịt tạo ra tác nhân gây ung thư, tuy nhiên ăn nhiều thịt trắng như thịt gà nếu chế biến bằng phương pháp nướng cũng không bị ung thư. Phải chăng có sự tương tác giữa virút có trong thịt đỏ và các tác nhân gây ung thư tạo nên bệnh, không thuần túy chỉ là tác nhân được tạo ra trong quá trình nướng thịt. Những câu hỏi của giáo sư Hausen sẽ là tiền đề gợi mở cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực này.

    GS.TS Trần Thị Lợi, công tác tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, cho biết: qua phần trình bày của giáo sư Hausen, bà đã được bổ sung kiến thức về miễn dịch của cơ thể, giữa nhiễm HPV và vì sao gây ra ung thư cổ tử cung. Điểm mới và quan trọng, theo bác sĩ Lợi, là thông tin những bệnh ung thư có thể phòng chống từ sớm là ung thư do vi khuẩn gây ra như ung thư dạ dày, bàng quang, ung thư do virút như ung thư gan, cổ tử cung.

    Đối với ung thư cổ tử cung, văcxin là chiến lược dự phòng cấp một và tầm soát ung thư cổ tử cung là chiến lược dự phòng cấp hai. Hai chiến lược này phải được phối hợp, văcxin sẽ giúp thời điểm tầm soát cách xa hơn chứ không thể thay thế tầm soát ung thư.

    Đặt câu hỏi với giáo sư Hausen, bác sĩ Lợi cho biết VN đã có cả hai loại văcxin ngừa ung thư cổ tử cung nhưng Bộ Y tế chỉ cho phép chích trong độ tuổi từ 9-25 mà không xét đến yếu tố văn hóa VN là nhiều phụ nữ có gia đình muộn và quan hệ tình dục sau 25 tuổi. Việc lấy mốc 9-25 tuổi, theo bác sĩ Lợi, vì nước ngoài có đời sống mở rộng, độ tuổi quan hệ tình dục trung bình là 13, nhưng tại VN không phải ai cũng có “sex” trước hôn nhân.

    Hiện nay, các bệnh viện phụ sản như Hùng Vương, Từ Dũ, Viện Pasteur đều có dịch vụ chích ngừa ung thư cổ tử cung nhưng người dân phải trả tiền cho dịch vụ này. Theo bác sĩ Lợi, nếu Nhà nước đưa văcxin ung thư cổ tử cung vào chương trình tiêm chủng quốc gia thì sẽ có lợi cho người dân. Hiện tại, những người đi chích ngừa ung thư cổ tử cung chưa nhiều, bởi theo bác sĩ Lợi, chỉ những người có tiền mới quan tâm đến việc này.

    Theo Báo Tuổi Trẻ

  • Phát hiện tiềm năng điều trị của những tế bào tạo mạch máu mới

    Phát hiện tiềm năng điều trị của những tế bào tạo mạch máu mới

    Các nhà nghiên cứu đã phát hiện các tế bào gốc giữ vai trò quyết định trong sự phát triển mạch máu mới. Nếu như các nhà nghiên cứu biết cách phân lập và sản xuất hiệu quả các tế bào gốc được tìm thấy trong thành mạch máu thì có thể đem đến các cơ hội mới trong điều trị các bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh khác.

    Sự tăng trưởng của các mạch máu mới, còn được gọi là sự hình thành mạch, cần thiết trong sự phục hồi khi sửa chữa mô hoặc cơ quan bị tổn thương. Không may, các khối u ác tính cũng có khả năng hình thành mạch máu mới để nhận oxy và chất dinh dưỡng. Nói cách khác, hướng điều trị sẽ tập trung vào hai phương pháp : Một phương pháp sẽ giúp khởi động quá trình tạo mạch và một phương pháp khác có thể ngăn chặn quá trình. Thuốc ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới đã được giới thiệu, nhưng hiệu lực và hiệu quả để lại lâu dài của nó cần được cải thiện nhiều hơn.

    Hơn một thập kỉ qua, Phó Giáo sư Petri Salvйn từ Đại học Helsinki đã nghiên cứu cơ chế hình thành mạch để khám phá ra bằng cách nào để ngăn chặn hoặc tăng cường sự hình thành mạch máu. Ông đã nghiên cứu sự ra đời và nguồn gốc của các tế bào nội mô, tạo thành lớp mỏng tế bào bên trong mạch máu. Ông thấy rằng tế bào nội mô cần thiết cho sự hình thành mạch máu mới. Các tế bào đa dạng đó đến từ đâu? Có thể ngăn chặn hoặc tăng cường sự sản xuất dòng đó?

    Trong một thời gian dài, người ta đã giả định rằng các tế bào mới trong thành mạch máu có nguồn gốc từ tủy xương người trưởng thành.. Trong một bài báo được công bố năm 2008, đội ngũ nghiên cứu của Salvйn cho thấy rằng các tế bào gốc đó không được tìm thấy trong tủy xương.

    Vậy các tế bào gốc bí hiểm đó bắt nguồn từ đâu?

    Salvйn nói “Chúng tôi đã thành công trong việc phân lập các tế bào nội mô với một tỉ lệ phân chia cao trong thành mạch máu chuột. Chúng tôi thấy rằng các tế bào tương tự trong mạch máu người và ở các mạch máu hình thành trong khối u ác tính ở người. Các tế bào đó được biết như là các tế bào gốc nội mô mạch, viết tắt là VESC. Trong nuôi cấy, một tế bào có khả năng sản xuất mười triệu tế bào để hình thành mạch máu mới.”

    “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những tế bào gốc quan trọng đó có thể được tìm thấy như các tế bào đơn giữa các tế bào nội mô thông thường trong thành mạch máu. Khi quá trình tạo mạch bắt đầu, các tế bào đó bắt đầu tạo ra các tế bào thành mạch máu mới.”

    Hiệu quả của những tế bào gốc nội mô mới cũng được kiểm tra trong chuột. Các kết quả cho thấy sự tăng trưởng của các mạch máu mới bị suy yếu và sự tăng trưởng của các khối u ác tính bị chậm lại nếu số lượng các tế bào đó trong cơ thể dưới mức bình thường. Số lượng lớn các mạch máu mới nhanh chóng hình thành tại vị trí cấy ghép tế bào gốc mới.

    Xác định các tế bào gốc giữa các tế bào thành mạch máu khác là thử thách lớn và tốn thời gian. Salvйn và đội ngũ nghiên cứu của ông đã xác định vài cấu trúc phân tử bề mặt để dễ dàng theo dõi các tế bào gốc đó. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình xác định đó vẫn cần được tăng cường.

    “Nếu chúng tôi có thể tìm nhiều phân tử đặc trưng cho cấu trúc bề mặt của những tế bào hiếm đó. Chúng tôi có thể dễ dàng nâng cao hiệu quả và độ chính xác của quá trình phân lập tế bào hơn mười lần. Điều này có thể cung cấp đủ số lượng tế bào cần thiết để điều trị cấy ghép cho người” Salvйn nói.

    Xác định và phân lập loại tế bào gốc trưởng thành hoàn toàn mới là một phát hiện quan trọng trong sinh học tế bào gốc. Tế bào gốc nội mô trong mạch máu đặc biệt thú vị, bởi vì chúng đem đến tiềm năng ứng dụng đặc biệt trong y học thực hành và liệu pháp điều trị cho bệnh nhân.

    Nếu một phương pháp hữu hiệu để sản xuất các tế bào gốc nội mô có thể được phát triển, chúng sẽ mang đến cơ hội điều trị mới trong các tình huống hư hại mô hoặc các bệnh kích thích tăng trưởng mạch máu mới, các bệnh co thắt mạch hoặc rối loạn chức năng của mô mạch máu thiếu oxy.

    Các tế bào đó cũng mang đến các cơ hội mới để phát triển các loại thuốc để tìm cách ngăn chặn hình thành mạch máu mới trong các khối u ác tính.

    Trích từ “Generation of Functional Blood Vessels from a Single c-kit Adult Vascular Endothelial Stem Cell;” Shentong Fang và cs.; PLoS Biology, 2012;

    Nguồn Stem Cell Research News – Preclinical Research – 16/10/2012

    Kiều Oanh (nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    ngtkioanh@gmail.com

  • Vai trò của EMV trong khối u não

    Tín hiệu ngoại bào cần thiết cho sự phát triển, cân bằng, thích nghi và tồn tại của hệ thống mô và cơ quan trong cơ thể. Có nhiều cơ chế và cấu trúc sinh học liên quan đến sự vận chuyển các tín hiệu bên trong cơ thể và một trong số đó là các bóng màng ngoại bào (EMVs).  EMVs có cấu trúc màng đôi và kích thước thay đổi, đường kính của nó có thể thay đổi từ kích thước của virus (exosomes, 30 – 100 nm) cho đến kích thước của vi khuẩn nhỏ (microvesicles, xấp xỉ 150 nm – 3000 nm). Các cấu trúc này tồn tại ở bất kì đâu có sự liên hệ giữa chất lỏng và tế bào như: máu, nước tiểu, sữa, và ngay cả trong môi trường nuôi cấy tế bào, dường như chúng hoạt động giống một cấu trúc truyền tín hiệu ở khoảng cách xa.

    Kể từ những phát hiện đầu tiên về vai trò của các thành phần chứa bên trong EMVs, nhiều nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu vai trò của EMVs bên trong các khối u. Những nghiên cứu này góp phần quan trọng cho sự phát triển một liệu pháp mới trong điều trị ung thư. Chức năng của EMVs có nguồn gốc từ khối u có thể được miêu tả ngắn gọn bằng 3 tính chất sau đây: chuyển đổi kiểu hình của tế bào nhận, thúc đẩy sự tăng sinh của các tế bào khối u, và tham gia vào sự điều hòa miễn dịch trong khối u.

    Trong một thời gian dài, receptor của các yếu tố tăng trưởng biểu mô (EGFR) được xem như một yếu tố trị liệu đích của khối u. Các nghiên cứu về khối u não đã chỉ ra rằng đột biến nổi bật nhất của EGFR trong các khối u não là biến đổi mất exons 2-7 tạo ra “delta 2-7 EGFR” hoặc “EGFR variant III” (EGFRvIII).  EGFR đột biến này có thể được vận chuyển từ tế bào có biểu hiện receptor đột biến sang các tế bào khác của khối u bởi các EMVs có nguồn gốc từ khối u. EGFRvIII không cần bắt cặp với tín hiệu tế bào, không cần gắn với ligand nhưng có hoạt tính bảo tồn và có khả năng cảm ứng sự phát sinh ung thư đối với các tế bào bình thường trên mô hình động vật.

    Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, EMVs có nguồn gốc từ khối u có thể tăng cường sự tăng sinh của các tế bào khối u theo cách thức phụ thuộc vào nồng độ. Khi dòng tế bào U87 được đồng nuôi cấy với EMVs ở các nồng độ khác nhau, kết quả cho thấy sự tăng rõ rệt của các hợp chất truyền năng lượng và hoạt động glycolytic. Thêm vào đó, các nghiên cứu về protein đã chứng minh rằng nhiều loại enzyme liên quan đến chu trình biến dưỡng cũng được vận chuyển bởi EMVs.

    Một trong những vấn đề hấp dẫn nhất về EMVs là khả năng điều hòa miễn dịch của nó trong các khối u. EMVs có nguồn gốc từ khối u đã từng được sử dụng như một loại vaccine ung thư không chứa tế bào bởi 2 lý do: thứ nhất, thành phần của nó chứa các kháng nguyên chuyên biệt khối u nên có thể kích thích các tế bào miễn dịch; thứ hai, EMVs chứa heat-shock protein có khả năng mang các kháng nguyên peptide, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, và làm dễ hoạt động của các tế bào trình diện kháng nguyên. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng về sự ức chế miễn dịch của EMVs cũng đã được tìm thấy. Các nhà khoa học cho rằng khối u phát tán các kháng nguyên có nguồn gốc từ khối u theo con đường EMV và những kháng nguyên này góp phần tăng cường hoạt tính của các tế bào T điều hòa, ức chế tế bào T hoạt hóa, tế bào NK và ức chế sự trưởng thành của tế bào DC.

    Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu về EMV, nhưng những tranh cãi về nó vẫn còn đang tiếp diễn. Các nghiên cứu tiếp theo chính là chìa khóa để hiểu rõ hơn về những vẫn đề còn tồn tại xung quanh EMVs.

    Hồng Nhung (Nghiên cứu viên PTN Tế bào gốc)

    dthnhung@hcmus.edu.vn

  • Doxorubicin and 5-fluorouracil resistant hepatic cancer cells demonstrate stem-like properties

    Doxorubicin and 5-fluorouracil resistant hepatic cancer cells demonstrate stem-like properties. Cytotechnology, 2012. DOI: 10.1007/s10616-012-9511-9.

    Ngoc Bich Vu, Tam Thanh Nguyen, Long Cong-Duy Tran, Cong Dinh Do, Bac Hoang Nguyen, Ngoc Kim Phan and Phuc Van Pham

    Abstract

    The efficacy of hepatocellular carcinoma (HCC) treatment is very low because of the high percentage of recurrence and resistance to anticancer agents. Hepatic cancer stem cells (HCSCs) are considered the origin of such recurrence and resistance. Our aim was to evaluate the stemness of doxorubicin and 5-fluorouracil resistant hepatic cancer cells and establish the new method to isolate the HCSCs from primary cultured HCC tumors. HCC biopsies were used to establish primary cultures. Then, primary cells were selected for HCSCs by culture in medium supplemented with doxorubicin (0, 0.1, 0.25, 0.5 or 1 μg/mL), 5-fluorouracil (0, 0.1, 0.25, 0.5 or 1 μg/mL) or their combination. Selection was confirmed by detection of HCSC markers such as CD133, CD13, CD90, and the side population was identified by rhodamine 123 efflux. The cell population with the strongest expression of these markers was used to evaluate the cell cycle, gene expression profile, tumor sphere formation, marker protein expression, and in vivo tumorigenesis. Selective culture of primary cells in medium supplemented with 0.5 μg/mL doxorubicin and 1 μg/mL 5-fluorouracil selected cancer cells with the highest stemness properties. Selected cells strongly expressed CD13, CD133, CD90, and CD326, efflux rhodamine 123 and formed tumor spheres in suspension. Moreover, selected cells were induced to differentiate into cells with high expression of CD19 and AFP (alpha-fetoprotein), and importantly, could form tumors in NOD/SCID mice upon injection of 1 × 105 cells/mouse. Selective culture with doxorubicin and 5-fluorouracil will enrich HCSCs, is an easy method to obtain HCSCs that can be used to develop better therapeutic strategies for patients with HCC, and particularly HCSC-targeting therapy.

    springer pubmed

  • c-Maf plays a crucial role for the definitive erythropoiesis that accompanies erythroblastic island

    c-Maf plays a crucial role for the definitive erythropoiesis that accompanies erythroblastic island formation in the fetal liver

    1. Manabu Kusakabe1,2,
    2. Kazuteru Hasegawa1,
    3. Michito Hamada1,
    4. Megumi Nakamura1,
    5. Takayuki Ohsumi1,
    6. Hirona Suzuki1,
    7. Tran Thi Nhu Mai3,
    8. Takashi Kudo1,
    9. Kazuhiko Uchida4,
    10. Haruhiko Ninomiya2,
    11. Shigeru Chiba2, and
    12. Satoru Takahashi1

    Author Affiliations


    1. 1Department of Anatomy and Embryology, Institute of Basic Medical Sciences, and

    2. 2Department of Hematology, Institute of Clinical Medicine, Graduate School of Comprehensive Human Sciences, University of Tsukuba, Tsukuba, Ibaraki, Japan;

    3. 3Laboratory of Stem Cell Research and Application, University of Science, Ho Chi Minh City, Vietnam; and

    4. 4Department of Molecular Biological Oncology, Institute of Basic Medical Sciences, Graduate School of Comprehensive Human Sciences, University of Tsukuba, Tsukuba, Ibaraki, Japan
    5. pubmedBlood

  • Isolation of Breast Cancer Stem Cells by Single-Cell Sorting

    Biomedical Tissue Culture

    book edited by Luca Ceccherini-Nelli and Barbara Matteoli

    ISBN 978-953-51-0788-0

    Published: October 17, 2012 under CC BY 3.0 license.

    Chapter 4

     

    Isolation of Breast Cancer Stem Cells by Single-Cell Sorting

    Phuc Van Pham, Binh Thanh Vu, Nhan Lu Chinh Phan, Thuy Thanh Duong, Tue Gia Vuong, Giang Do Thuy Nguyen, Thiep Van Tran, Dung Xuan Pham, Minh Hoang Le and Ngoc Kim Phan
    DOI: 10.5772/51506

    Introduction

    Breast cancer is the most common cancer in women, with more than 1,000,000 new cases and more than 410,000 deaths each year [38];[39]. At present, breast cancer is mainly treated by surgical therapy as well as cytotoxic, hormonal and immunotherapeutic agents. These methods achieve response rates ranging from 60 to 80% for primary breast cancers and about 50% of metastases [22];[24]. However, up to 20 to 70% of patients relapse within 5 years [10].

    The reason for recurrence is the existence of cancer stem cells in malignant tumors such brain, prostate, pancreatic, liver, colon, head and neck, lung and skin tumors [3];[7];[14];[15];[21];[32];[49];[51]. Breast cancer stem cells (BCSCs) were first detected by Al-Hajj et al. (2003) that showed cells expressing CD44 protein and weakly or not expressing CD24 protein could establish new tumors in xeno-grafted mice. Using these markers, researchers isolated BCSCs from primary [41];[47] and established breast cancer cell lines [16]. Another technique used is cell culture in serum-free medium to form mammospheres. Mammospheres exhibit many stem cell-like properties such as differentiation into all three mammary epithelial lineages [11];[12]. These BCSCs have been demonstrated to cause treatment resistance and relapse. Thus, BCSC-targeting therapy is considered a promising therapy for treating breast cancer.

    Recently, BCSC-targeting therapies have been researched by various groups worldwide. Strategies include targeting the self-renewal of BCSCs [30];[31], indirectly targeting the microenvironment [29];[50];[31] and directly killing BCSCs by chemical agents that induce differentiation [25];[19];[42];[43], immunotherapy [4];[5];[40] and oncolytic viruses [26];[34]. In all strategies, isolation of BCSCs is an important step to recover starting materials for all subsequent steps. Thus, isolation of BCSCs is a pivotal step for successful outcomes. Almost all studies have focused more on treatment strategies than isolation of BCSCs. Indeed, to date, there are only three methods used to identify and isolate BCSCs, namely fluorescence-activated cell sorting (FACS) based on BCSC markers such as CD44, CD24 and CD133 [2];[52];[46];[41], identification of the side population (SP) that effluxes Hoechst 33342 [13];[8];[28] and mammosphere formation [44];[54]. All these methods possess some limitations.

    The first limitation is the resulting heterogenous population of BCSCs. Using these techniques, the BCSC population contains phenotypes with differences in CD44 and CD24 expression levels. These differences reflect variations in some cellular behaviors. BCSCs isolated by SP sorting or mammosphere culture may contain a small population that do not exhibit the CD44+CD24- phenotype. Thus, in this study, we attempted to establish a new method to isolate a homogenous population from malignant breast tumors.

    Our study is based on the cell cloning technique that is applied to select hybridomas for monoclonal antibody production. Using a cell sorter with the index sorting function, we aim establish a new protocol that can isolate and establish BCSC clones at a high efficiency.

     

    Biomedical_tissue_culture

     

    intech-web