Author: tcnhat
-
EditWorld cung cấp dịch vụ hỗ trợ Xuất bản bài báo quốc tế cho tất cả các lĩnh vực
EditWorld là thành viên của BioMedPress được thành lập từ năm 2012 bởi TS. Phạm Văn Phúc; thời gian đầu EditWorld chỉ tập trung các dịch vụ xuất bản cho các bản thảo trong lĩnh vực y sinh; đến nay EditWorld cung cấp đến 6 dịch vụ hỗ trợ xuất bản cho tất cả các lĩnh vực của khoa học từ y sinh đến khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.Các dịch vụ bao gồm:– Dịch bản thảo từ tiếng Việt sang tiếng Anh– Biên tập bản thảo tiếng Anh để chỉnh sửa lỗi chính tả, câu…– Biên tập hình ảnh– Pre-review– Viết Cover letter– Kiểm tra đạo vănChi tiết trong file bên dưới.Website: www.editworld.orgEmail: contact@bmrat.org[pdf-embedder url=”https://www.vinastemcelllab.com/vi/wp-content/uploads/2018/02/Editworld.pdf”] -
Thông báo mở lớp học How to write the scientific manuscript?
[pdf-embedder url=”https://www.vinastemcelllab.com/vi/wp-content/uploads/2018/01/How-to-write.pdf” title=”How to write”]
Link đăng ký: https://www.biomedicaltrainingcenter.org/phuong-phap-viet-bai-bao-khoa-hoc
hoặc: https://www.biomedicaltrainingcenter.org/simpl-e-schedule -
Thông báo mở lớp đào tạo Kỹ thuật viên Nuôi cấy tế bào người và động vật
[pdf-embedder url=”https://www.vinastemcelllab.com/vi/wp-content/uploads/2018/01/Thông-báo-chiêu-sinh-ACC.pdf” title=”Thông báo chiêu sinh ACC”]
[pdf-embedder url=”https://www.vinastemcelllab.com/vi/wp-content/uploads/2018/01/Flyer.pdf”] -
Viện tế bào gốc: đưa công nghệ Việt vươn tầm thế giới
KHPTO – Cách đây 10 năm, ngày 21/12/2007, sau nhiều đêm thức trắng, nhóm nghiên cứu của ThS.Phan Kim Ngọc, nguyên trường Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (nay là Viện tế bào gốc) hạnh phúc vỡ òa khi khi nhìn thấy rõ ràng qua kính hiển vi huỳnh quang hàng loạt đốm sáng xanh rất đẹp trên những con cá chuyển gen ra đời đầu tiên. Sự kiện này gây chấn động giới khoa học: lần đầu tiên Việt Nam tạo ra con vật sống chuyển gen.
Cho đến nay, Viện tế bào gốc (SCI) là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam nghiên cứu thành công công nghệ tách chiết tế bào gốc từ mô mỡ và huyết tương giàu tiểu cầu từ máu ngoại vi đạt tiêu chuẩn để ghép trị liệu trên người. Chỉ trong 3 năm, SCI đã công bố thành công 176 công trình khoa học, trong đó 68 bài báo trên các tạp chí quốc tế.
Chuyển giao công nghệ cao để phục vụ con người
Phòng thí nghiệm (PTN) nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc (Trường đại học khoa học tự nhiên TP.HCM) được thành lập cách đây 10 năm, từ năm 2007, là phòng thí nghiệm cấp quốc gia. Ngay từ khi mới thành lập, PTN đã đạt nhiều thành tích nổi bật: năm 2007, đề tài tái tạo giác mạc mắt từ tế bào gốc do PTN kết hợp với Trường đại học y Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện Mắt TPHCM thực hiện được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học công nghệ quốc gia. Năm 2008, đề tài “Tạo tinh trùng chuột từ tế bào mầm sinh dục” tiếp tục được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học công nghệ quốc gia. Năm 2009, phòng thí nghiệm đoạt giải thưởng Sáng tạo khoa học kỹ thuật TPHCM với đề tài tạo bò sữa từ tế bào trứng đông lạnh…. Kết quả nghiên cứu của PTN vinh dự nhận giải thưởng Technologist Award năm 2016 của Hội tế bào gốc quốc tế ISCT2016; liên tục 2 năm (2015-2016), các cá nhân của PTN đạt Giải thưởng Quả cầu vàng khoa học kĩ thuật thanh niên; PTN được Hội đồng khen thưởng khoa học công nghệ của ĐHQG TP.HCM bình chọn là 1 trong các đơn vị có hoạt động khoa học công nghệ xuất sắc nhất ĐHQG TP.HCM. Tháng 6/2017, trên cơ sở PTN, Viện tế bào gốc (SCI) được thành lập.
PGS.TS. Phạm Văn Phúc, Viện trưởng Viện tế bào gốc cho biết, chỉ trong trong 3 năm (2014 – 2016) Viện đã thực hiện 17 đề tài các cấp ; trong đó có 4 đề tài cấp Nhà nước. SCI đã công bố thành công 176 công trình khoa học; trong đó 68 bài báo trên các tạp chí quốc tế.
SCI là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam nghiên cứu thành công công nghệ tách chiết tế bào gốc từ mô mỡ, và huyết tương giàu tiểu cầu từ máu ngoại vi đạt tiêu chuẩn để ghép trị liệu trên người. Các công nghệ đã chuyển giao thành công cho Công ty Geneworld (Khu công nghệ cao TP.HCM) để sản xuất và thương mại hoá. Những sản phẩm này đang có thị trường lớn và doanh thu tương đối ở Việt Nam, khoảng 30 – 40 tỷ đồng/năm.
Viện cũng nghiên cứu phát triển thành công công nghệ sản xuất mỹ phẩm từ các thành phần tế bào gốc dùng để chống lão hoá, làm đẹp da. Các công nghệ cũng đã chuyển giao thành công cho Công ty TNHH Thế Giới Gen (Khu công nghệ cao TP.HCM) để sản xuất và thương mại hoá.
Chưa dừng lại ở đó, SCI cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong cả nước nghiên cứu thành công công nghệ nuôi cấy tế bào gốc trung mô từ mô mỡ, tuỷ xương và dây rốn đạt tiêu chuẩn phục vụ cho cấy ghép trên người, được Bộ y tế cho phép sử dụng để nghiên cứu điều trị các bệnh thoái hoá khớp, tắc nghẽn phổi mạn tính và đái tháo đường. Công nghệ nuôi cấy tế bào gốc trung mô từ mô mỡ và dây rốn đã chuyển giao thành công cho Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh, Bệnh viện quân y 103.
Theo PGS.TS. Phạm Văn Phúc, SCI đã phát triển thành công các công nghệ trong điều trị ung thư, xơ gan, suy tim, tắt nghẽn mạch máu, chấn thương cột sống… các công nghệ này đã thử nghiệm điều trị trên động vật, hiện tiếp tục phát triển và thử nghiệm trên người trong thời gian tới.
Trong hơn 10 năm hình thành và phát triển của PTN tế bào gốc, Viện tế bào gốc thừa hưởng các kết quả khoa học công nghệ, đặc biệt là các công nghệ thành phần của công nghệ thuốc tế bào gốc (Stem cell drug). Công nghệ này còn gọi là công nghệ tế bào gốc “off-the-shelf”, đã và đang trở thành công nghệ mũi nhọn trong lĩnh vực công nghệ tế bào gốc để tạo ra các sản phẩm dùng cho mục đích điều trị, làm đẹp và chống lão hoá trên người.
Trong 3 năm qua, Viện SCI đã đào tạo thành công 4 tiến sĩ, 17 thạc sĩ; và đang đào tạo 6 tiến sĩ, 11 thạc sĩ và 23 cử nhân. SCI cũng thường xuyên tổ chức các lớp học chuyên đề cho các cán bộ nhân viên và sinh viên. Hiện nay, SCI là đơn vị dẫn đầu trong đào tạo học viên cao học, nghiên cứu sinh, kỹ thuật viên và chuyên viên trong lĩnh vực tế bào gốc tại Việt Nam, có năng lực ngang tầm quốc tế.
Cùng với công tác nghiên cứu và đào tạo, SCI đã xây dựng thành công các hoạt động trao đổi học thuật: hội nghị các tiến bộ trong nghiên cứu ung thư và y học tái tạo (hợp tác với Đại học California, Los Angeles) cứ 2 năm 1 lần; cuộc thi Stem Cell Innovation (tổ chức hàng năm); khoá học Cancer Cell Signaling (hợp tác với Trung tâm ung thư Anderson).
Tạp chí Biomedical Research and Therapy và Progress in Stem Cell (do nhóm nguyên cứu về tế bào gốc của PGS.TS. Phạm Văn Phúc sáng lập và liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Springer) đều được chấp nhận trích dẫn trong EMBASE. Đây là 2 tạp chí đầu tiên của Việt Nam được trích dẫn trong trang cơ sở dữ liệu lớn này. EMBASE là cơ sở dữ liệu của NXB Elsevier, hiện nay EMBASE có hơn 30 triệu công bố từ 8.500 tạp chí và cung cấp thông tin cho 90 quốc gia. Với thành tích này, Biomedical Research and Therapy và Progress in Stem Cell được xem là những tạp chí y sinh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay các tạp chí này đã được trích dẫn vào hầu hết các cơ sở dữ liệu lớn của thế giới.
Các nghiên cứu có giá trị về tế bào gốc
PGS.TS. Phạm Văn Phúc cho biết, ngay từ năm 2002 – 2007, Viện đã triển khai các nghiên cứu đầu tiên về tế bào gốc. Tại đây, các nghiên cứu bắt đầu với việc hoàn thiện các quy trình nuôi cấy in vitro tế bào người động vật như nuôi cấy tế bào da người, da chuột, da heo (năm 2002), đến tiếp cận phân lập, nuôi cấy tế bào gốc như tế bào gốc tuỷ xương (năm 2003), tế bào gốc phôi thai chuột (năm 2004), tế bào mầm sinh dục (năm 2005), đến tiếp cận các kỹ thuật biệt hoá tế bào gốc như biệt hoá tế bào trung mô tuỷ xương, máu cuống rốn thành tế bào mỡ, nguyên bào xương (năm 2007).
Từ năm 2007 – 2010, Viện được sự đầu tư chuyên sâu tăng cường trang thiết bị (năm 2007), nên đã có điều kiện đẩy nhanh và mạnh các nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong thời gian, với một số kết quả đáng ghi nhận. Các nhà khoa học của Viện đã thành công trong việc thu nhận, biệt hoá và bảo quản nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau như tế bào gốc tuỷ xương, tế bào gốc từ máu cuống rốn, tế bào gốc mô mỡ…. Nhiều quy trình biệt hoá tế bào gốc thành tế bào chức năng cũng được nghiên cứu và chuẩn hoá như biệt hoá tế bào gốc trung mô thành tế bào cơ tim; biệt hoá tế bào đơn nhân máu cuống rốn thành tế bào tua; tế bào gốc trung mô hình tế bào tiết insulin…
Các nghiên cứu về xây dựng mô hình động vật bệnh lý cũng đã được triển khai và có nhiều kết quả tốt, như mô hình hoại tử xương, mô hình đái tháo đường; suy tuỷ; sụn khớp tổn thương; chuột ung thư vú; chuột lão hoá da; chuột xơ gan … Bên cạnh đó, việc điều trị cận lâm sàng một số bệnh cũng được quan tâm như đái tháo đường bằng cấy ghép tế bào gốc, lão hoá da, suy tuỷ, thoái hoá sụn khớp.
PGS.TS. Phạm Văn Phúc nói: “Từ năm 2010 đến nay, Viện tiếp tục triển khai các nghiên cứu điều trị một số bệnh trên mô hình động vật như tắt nghẽn phổi mạn tính, tắt nghẽn mạch máu, suy tim, suy gan… Các kết quả cho thấy việc ghép tế bào gốc có thể cải thiện đáng kể một số triệu chứng lâm sàng của các bệnh trên”.
Đến nay, SCI đã triển khai một số nghiên cứu điều trị lâm sàng các bệnh bao gồm: bệnh thoái hoá khớp, thực hiện từ năm 2013, hợp tác với Bệnh viện đa khoa Vạn Hạnh, Bệnh viện 115, Bệnh viện đại học y dược TP.HCM; bệnh loét do đái tháo đường thực hiện từ năm 2014, hợp tác với bệnh viện Vạn Hạnh; bệnh tắt nghẽn phổi mạn tính: từ năm 2015, hợp tác với Bệnh viện Vạn Hạnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện quân y 103; bệnh đái tháo đường: từ năm 2017, hợp tác với Bệnh viện Vạn Hạnh.
Viện Tế bào gốc là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thực hiện các dịch vụ KHCN, sản xuất các sản phẩm có giá trị chất xám cao; và là trung tâm đào tạo sau đại học về tế bào gốc; đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của một viện nghiên cứu; mục tiêu trở thành Viện hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc; đạt trình độ ngang tầm với các viện tế bào gốc trong khu vực và trên thế giới.
Các công nghệ SCI ưu tiên ươm tạo trong giai đoạn 2017 đến 2020: nghiên cứu phát triển công nghệ tế bào gốc “off-the-shelf” để chế tạo các sản phẩm tế bào gốc như thuốc tế bào gốc phục vụ cho điều trị bệnh và thẩm mỹ; ứng dụng liệu pháp gen và liệu pháp tế bào gốc trong điều trị các bệnh cơ, xương, khớp, tim mạch, thần kinh, đái tháo đường, gan, thận; nghiên cứu phát triển các công nghệ, liệu pháp trong chăm sóc da, thẩm mỹ; ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong biến đổi gen động vật, bảo tồn; nghiên cứu phát triển các liệu pháp dựa vào tế bào/tế bào gốc trong chẩn đoán, điều trị, theo dõi các bệnh ung thư như vú, gan, cổ tử cung, phổi, dạ dày và đại trực tràng; nghiên cứu ứng dụng vật liệu sinh học và tế bào gốc để phát triển các mô nhân tạo như mô sụn, mô mỡ, mô xương, mô da, mạch máu, ống dẫn khí; nghiên cứu xây dựng các quy trình, các kit và các sản phẩm phục vụ cho tách chiết, nuôi cấy, biệt hoá tế bào gốc phục vụ cho cấy ghép; nghiên cứu các cơ chế liên quan đến sự tự làm mới và biệt hoá tế bào gốc, tế bào gốc ung thư và tế bào gốc vạn năng cảm ứng.Nguồn: Anh Thư – http://www.khoahocphothong.com.vn
-
Thông báo tuyển dụng nhân sự
[pdf-embedder url=”https://www.vinastemcelllab.com/vi/wp-content/uploads/2018/01/Thông-báo-tuyển-dụng-SCI-scanned.pdf” title=”Thông báo tuyển dụng SCI scanned”]
-
Thông báo mở lớp đào tạo kỹ thuật viên flow cytometry
[pdf-embedder url=”https://www.vinastemcelllab.com/vi/wp-content/uploads/2018/01/BTC-FCM-thông-báo.pdf” title=”BTC FCM thông báo”]
-
Giới thiệu về CÂU LẠC BỘ TẾ BÀO GỐC – STEM CELL CLUB (SCC)
Hãy tham gia để được cập nhật những kiến thức mới nhất, chọn lọc nhất về Tế bào gốc!
Dựa trên một thưc tế là có rất nhiều các bạn sinh viên, học sinh đã và đang rất muốn tìm hiểu các kiến thức cơ bản đến nâng cao, hoặc cho đến ứng dụng của tế bào gốc. Điều này được thể hiện qua các lượt truy cập tăng cao của website mạng lưới tế bào gốc việt nam tebaogocvietnam.com, web site của Viện tế bào gốc vinastemcellinstitute .com. Điều này cũng được thể hiện qua hơn 350 đội thi , hay 1000 sinh viên học sinh tham gia cuộc thi Ý tưởng tế bào gốc Stem Cell Innovation 2017 lần 3 vừa qua.
Chính vì những lí do đó mà Viện tế bào gốc ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM đã quyết định mở ra câu lạc bộ có tên là Câu lạc bộ Tế bào gốc, hay tên tiếng anh là Stem cell Club, đây là câu lạc bộ trực thuộc Viện Tế bào gôc – được sự bảo trợ thông tin của Viện tế bào gốc, Mạng lưới tế bào gốc Việt Nam và Hội Tế bào gốc TP. Hồ Chí Minh. Hy vọng đây là nơi có thể giúp các bạn sinh viện, học sinh, những người yêu thích Tế bào gốc được tiếp xúc với các kiến thức tế bào gốc một cách chủ động và có chọn lọc nhất.
Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Ứng dụng tế bào gốc, câu lạc bộ đã ra mắt Ban chủ nhiệm với 3 thành viên: Chủ nhiệm câu lạc bộ Giảng viên chính, Thạc sĩ Phan Kim Ngọc; phó chủ nhiệm Thạc sĩ Phan Lữ Chính Nhân, Thư kí CN. Bùi Thị Vân Anh.
Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tế bào gốc – từ trái qua ThS. Phan Lữ Chính Nhân (phó chủ nhiệm); GVC ThS. Phan Kim Ngọc (Chủ nhiệm); CN. Bùi Thị Vân Anh (Thư kí)
Logo của câu lạc bộ được cách điệu từ logo chính thức của Viện tế bào gốc
Câu lạc bộ sẽ sinh hoạt 1 tháng 1 lần, các chủ để sinh hoạt dự kiến trong năm 2018 như sau
- Tháng 1: Tế bào gốc trong điều trị các bệnh về cơ-xương-khớp
- Tháng 2: Những tiến bộ trong nghiên cứu Tế bào gốc
- Tháng 3: Tế bào gốc trong điều trị các bệnh về máu
- Tháng 4: Các nguyên tắc khi ghép, điều trị Tế bào gốc
- Tháng 5: Tế bào gốc trong điều trị các bệnh về tự miễn
- Tháng 6: Các phương pháp phân lập tế bào gốc
- Tháng 7: Tế bào gốc trong điều trị các bệnh về thần kinh
- Tháng 8: Ngân hàng tế bào gốc
- Tháng 9: Tế bào gốc trong điều trị bệnh tự kỉ
- Tháng 10: Tế bào gốc trong điều trị các bệnh về di truyền
- Tháng 11: Tham quan các cơ sở có ứng dụng tế bào gốc
- Tháng 12: Tổng kết hoạt động năm
Thành viên của câu lạc bộ ngoài việc được sinh hoạt, được nhận miễn phí thông tin về tế bào gốc Việt Nam và thế giới còn được ưu đãi giảm 50% phí đăng bài trên tạp chí Biomedical Research and Therapy, giảm 30% phí đăng kí tham gia các hội nghị, hội thảo, webinar do Viện Tế bào gốc tổ chức, 20% cho các khóa học do Trung tâm Đào tạo Y sinh – Biomedical Training Center (BTC biomedicaltrainingcenter.org) tổ chức. Ngoài ra thành viên của câu lạc bộ còn được xét bình chọn và trao giải Stem Cell Adward hàng năm.
Để trở thành thành viên của câu lạc bộ, các bạn vui lòng nhanh chóng đăng kí qua website: http://www.tebaogocvietnam.com/register.html. Hoặc có thể dùng điện thoại thông minh để quét mã sau:
Vui mừng chào đón tất cả các thành viên mới! -
LỄ TRAO GIẢI CUỘC THI STEM CELL INNOVATION LẦN 4, 2017
Trải qua nhiều vòng thi đấu hấp dẫn và vượt qua hơn 350 đội thi đến nhiều trường ĐH, THPT trên khắp cả nước, 4 đội thi xuất sắc nhất đã lọt vào vòng chung kết.
Buổi chung kết diễn ra hào hứng với các ý tưởng tế bào gốc đầy thú vị từ các đội thi. Ban giám khảo đã thảo luận sôi nổi để đưa ra kết quả chung cuộc.
Trong không khí chào mừng lễ kỉ niệm 10 năm thành lập PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc- 24/12/2017, PGS.TS Phạm Văn Phúc- Trưởng ban tổ chức cuộc thi đã tổng kết và công bố chủ nhân của các giải thưởng.
Giải nhất: Đội Trầm Yến – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM
Giải nhì: Đội VOS – Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Giải ba: Đội trà sữa bánh Plang – Trường ĐH Y Dược TP HCM
Giải khuyến khích: Đội Xeo-ciu – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCMNgoài ra một số giải phụ cũng được trao trong dịp này như đội triển vọng, đội có điểm cao nhất vòng sơ loại, top 5 đội bài sớm nhất(số câu đúng >30).
TS. Trương Hải Nhung trao các giải phụ cho các đội thi.
Thầy Phan Kim Ngọc trao giải triển vọng
cho Đội J1D – Trường THPT chuyên Hùng Vương-Bình Dương.PGS.TS Phạm Văn Phúc (ngoài cùng bên phải), Anh Trần Đức Sự – Phó giám đốc
TT Phát triển KH&CN trẻ – Thành Đoàn TPHCM (ngoài cùng bên trái), đại diện nhà tài trợ (thứ hai từ phải qua) trao giải và quà các các đội giành chiến thắng cuộc thi
Stem cell Innovation lần 4, 2017. -
Các thành tựu của PTN Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc sau 10 năm xây dựng và phát triển
[pdf-embedder url=”https://vinastemcelllab.com/wp-content/uploads/2017/12/10-thanh-tuu.pdf” title=”10 thanh tuu”]
-
Transplantation of umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cells to treat liver cirrhosis in mice: a comparison of tail and portal vein injection
Abstract
Introduction: To date, there have been many studies indicating the positive effects of stem cells on treating liver cirrhosis. In this study, we used umbilical cord blood-derived mesenchymal stem cells (UCB-MSCs) for treatment in a mouse model of liver cirrhosis. Specifically, we determined and compared the effectiveness of two methods of MSC injection (tail vein versus portal vein).
Methods: Liver cirrhosis in male Swiss mice (of age approximately 11 weeks or under) was induced by administration of carbon tetrachloride (CCl4; 1 ml/kg). One million UCB-MSCs were then transplanted into cirrhotic mice via the portal vein or tail vein. After 21 days, blood samples were collected for measurement of transaminase, bilirubin and albumin. The expression of fibrosis-associated genes, specifically procollagen – alpha 1 and integrin – beta1, were assessed using quantitative RT-PCR. The histopathology of the specimens was also evaluated using hematoxylin/eosin, Masson trichrome staining, and immunohistochemistry using collagen type 1 and alpha-SMA antibodies.
Results: After 21 days, cirrhotic mice treated with UCB-MSCs showed recovery of bilirubin index, increase of liver albumin synthesis, inhibition of fibrosis-related gene expression (e.g. procollagen – alpha 1 and integrin – beta1), and remodeling of liver histology. From comparison of the different routes of transplantation, UCB-portal route was significantly more effective than UCB-tail route at reducing aspartate transaminase (AST) activity and bilirubin index (P<0.05), and inhibiting procollagen – alpha 1 and integrin – beta1 expression (P<0.05). UCB-MSCs from both transfusion routes showed accelerated improvement of liver histopathology.
Conclusion: Therapeutic strategies using UCB-MSCs have proven to be promising for the treatment of liver cirrhosis. Injection of UCB-MSC via portal vein was more effective than tail vein for cirrhosis treatment.
Ngày công bố: 09/09/2017
Link: http://www.cellstemcell.org/index.php/PSC/article/view/365